CHƯƠNG 2: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH
2.4 QUI TRÌNH THAO TÁC CỦA QUÁ TRÌNH ĐÁNH CHÌM VÀ LÀM NỔI ÂU
Như trên đã phân tích, hệ thống điều khiển quá trình đánh chìm và làm nổi là một trong những hệ thống phức tạp nhất được trang bị trên âu. Trên cơ sở các chức năng, yêu cầu kỹ thuật, hệ thống điều khiển quá trình đánh chìm và làm nổi được thiết lập trên cơ sở các thiết bị đo, báo, kiểm tra, so sánh để tạo tín hiệu điều khiển cho các cơ cấu chấp hành như các bơm xả, van thu, van xả và van nhánh.
2.4.1 Qui trình thao tác của quá trình đánh chìm.
- Khởi động các động cơ truyền động các van thu nước.
- Khởi động các động cơ truyền động các van nhánh.
Nước sẽ tự động chảy vào các khoang dằn, âu chìm dần xuống. Trong quá trình đánh chìm cần phải kiểm tra liên tục các thông số:
- Góc mở của các van nhánh vào các khoang dằn.
- Mức nước trong các khoang dằn.
- Mớn nước của âu.
- Độ nghiêng lệch của âu.
Trên cơ sở việc kiểm tra các thông số trên, người vận hành có những tác động cần thiết để điều chỉnh việc bù nước ở các khoang dằn sao cho độ nghiêng lệch của âu và độ chênh lệch mức nước giữa các khoang dằn luôn giữ trong phạm vi cho phép. Khi âu đã chìm đến giới hạn cần thiết (hoặc mớn nước chìm tối đa) thì đóng tất cả các van thu và van nhánh lại. Như vậy việc thao tác qui trình đánh chìm này là dựa rất nhiều vào kinh nghiệm của người vận hành. Các trường hợp có thể gặp trong qúa trình đánh chìm:
Trường hợp 1: Âu đang ở trạng thái cân bằng. Lúc này tất cả 12 van thu và toàn bộ 28 van nhánh được mở để thu nước vào cả 14 khoang.
Trường hợp 2: Âu không cân bằng mà nghiêng về bên trái, nghĩa là nước vào các khoang bên trái “hơi nhiều”, cần đóng van để ngừng cấp nước vào các khoang có chứa van nhánh này. Lúc này các van nhánh ở các khoang K1, K4, K6, K8, K10, K12 đóng lại không thu nước vào các khoang này. Van nhánh ở các khoang khác được tiếp tục mở để thu nước vào tạo lại sự cân bằng.
Trường hợp 3: Âu không cân bằng mà nghiêng về bên phải. Lúc này các van nhánh vào các khoang K3, K5, K7, K9, K11, K14 phải được đóng lại, các van nhánh vào các khoang còn lại mở để tiếp tục thu nước vào tạo lại sự cân bằng.
Trường hợp 4: Âu không cân bằng mà nghiêng về phía trước. Lúc này các van nhánh ở các khoang K8, K9, K10, K11, K12, K13, K14 phải được đóng lại, các van nhánh khác tiếp tục mở để thu nước tạo lại sự cân bằng.
Trường hợp 5: Âu không cân bằng mà nghiêng về phía sau. Lúc này các van nhánh ở các khoang K1, K2, K3, K4, K5, K6, K7 phải được đóng lại, các van nhánh khác tiếp tục mở để thu nước tạo lại sự cân bằng.
Trường hợp 6: Âu không cân bằng mà nghiêng về phía trái và phía trước (âu nghiêng về góc C). Lúc này các van nhánh ở các khoang K8, K10, K12, K13 đều được đóng lại, các van nhánh khác tiếp tục mở để thu nước tạo lại sự cân bằng.
Trường hợp 7: Âu không cân bằng mà nghiêng về phía phải và phía trước (âu nghiêng về góc D). Lúc này các van nhánh ở các khoang K9, K11, K13, K14 đều được đóng lại, các van nhánh khác tiếp tục mở để thu nước tạo lại sự cân bằng.
Trường hợp 8: Âu không cân bằng mà nghiêng về phía trái và phía sau (âu nghiêng về góc B). Lúc này các van nhánh ở các khoang K1, K2, K4, K6 đều được đóng lại, các van nhánh khác tiếp tục mở để thu nước tạo lại sự cân bằng.
Trường hợp 9: Âu không cân bằng mà nghiêng về phía phải và phía sau(âu nghiêng về góc A). Lúc này các van nhánh ở các khoang K2, K3, K5, K7 đều được đóng lại, các van nhánh khác tiếp tục mở để thu nước tạo lại sự cân bằng.
Ngoài ra, trong quá trình đánh chìm còn có thể xảy ra các trường hợp:
Mớn nước góc A đạt đến giá trị mớn nước lớn nhất cho phép của quá trình đánh chìm. Các van nhánh vào các khoang K2, K3, K5, K7 phải được đóng lại ngừng cấp nước, các van khác mở ra để tiếp tục thu nước vào các khoang còn lại, tạo lại sự cân bằng.
Mớn nước góc B đạt đến giá trị mớn nước lớn nhất cho phép của quá trình đánh chìm. Các van nhánh vào các khoang K1, K2, K4, K6 phải được đóng lại ngừng cấp nước vào các khoang này, các van khác mở ra để tiếp tục thu nước vào các khoang còn lại, tạo lại sự cân bằng.
Mớn nước góc C đạt đến giá trị mớn nước lớn nhất cho phép của quá trình đánh chìm. Các van nhánh vào các khoang K8, K10, K12, K13 phải được đóng lại ngừng cấp nước vào các khoang này, các van khác mở ra để tiếp tục thu nước vào các khoang còn lại, tạo lại sự cân bằng.
Mớn nước góc D đạt đến giá trị mớn nước lớn nhất cho phép của quá trình đánh chìm. Các van nhánh vào các khoang K9, K11, K13, K14 phải được đóng lại ngừng cấp nước vào các khoang này, các van khác mở ra để tiếp tục thu nước vào các khoang còn lại, tạo lại sự cân bằng.
Mớn nước góc B và góc C đạt đến giá trị mớn nước lớn nhất cho phép của quá trình đánh chìm. Các van nhánh vào các khoang K1, K4, K6, K8,
K10, K12 phải được đóng lại ngừng cấp nước vào các khoang này, các van nhánh khác mở ra để tiếp tục thu nước vào các khoang còn lại, tạo lại sự cân bằng.
Mớn nước góc B và góc A đạt đến giá trị mớn nước lớn nhất cho phép của quá trình đánh chìm. Các van nhánh vào các khoang K1, K2, K3, K4, K5, K6 phải được đóng lại ngừng cấp nước vào các khoang này, các van nhánh khác mở ra để tiếp tục thu nước vào các khoang còn lại, tạo lại sự cân bằng.
Mớn nước góc D và góc A đạt đến giá trị mớn nước cho phép của quá trình đánh chìm. Các van nhánh vào các khoang K3, K5, K7, K9, K11, K14 phải được đóng lại ngừng cấp nước vào các khoang này, các van nhánh khác mở ra để tiếp tục thu nước vào các khoang còn lại, tạo lại sự cân bằng.
Mớn nước góc D và góc C đạt đến giá trị mớn nước lớn nhất cho phép của quá trình đánh chìm. Các van nhánh vào các khoang K8, K9, K10, K11, K12, K14 phải được đóng lại ngừng cấp nước vào các khoang này, các nhánh van khác mở ra để tiếp tục thu nước vào các khoang còn lại, tạo lại sự cân bằng.
Nếu mớn nước ở cả 4 góc A, B, C, D đồng thời đạt đến giá trị mớn nước lớn nhất cho phép của quá trình đánh chìm thì tất cả các van đóng lại (ngắt toàn bộ quá trình đánh chìm). Ngoài ra, mức nước các khoang đạt giá trị lớn nhất cho phép thì đóng các van nhánh vào các khoang tương ứng đó. Nếu tất cả các khoang đã đầy nước thì quá trình đánh chìm phải kết thúc.
2.4.2 Qui trình thao tác của quá trình làm nổi.
- Khởi động các động cơ truyền động các van xả nước.
- Khởi động các động cơ truyền động các van nhánh.
- Khởi động các bơm xả nước.
Nước sẽ từ các khoang dằn được bơm xả ra ngoài, âu nổi dần lên.
Trong quá trình làm nổi âu, cần phải kiểm tra liên tục các thông số:
- Góc mở của các van nhánh.
- Mức nước trong các khoang dằn.
- Mớn nước của âu.
- Độ nghiêng lệch của âu.
Cũng giống như khi thao tác theo qui trình đánh chìm, trong quá trình làm nổi âu, người vận hành phải có những tác động cần thiết để điều chỉnh việc bù nước trong các khoang dằn sao cho độ nghiêng lệch và độ chênh lệch mức nước giữa các khoang dằn luôn được giữ trong phạm vi cho phép. Khi âu đã nổi hoàn toàn và cân bằng, dừng các bơm xả đồng thời đóng tất cả các van xả nước, các van nhánh lại. Như vậy, việc thao tác qui trình làm nổi này cũng dựa rất nhiều vào kinh nghiệm của người vận hành. Sau đây là những trường hợp có thể xảy ra trong qúa trình làm nổi:
Trường hợp 1: Âu đang ở trạng thái cân bằng. Lúc này tất cả 12 bơm xả, 12 van xả và toàn bộ 28 van nhánh làm việc để xả nước từ 14 khoang ra ngoài, nâng âu nổi dần lên.
Trường hợp 2: Âu không cân bằng mà nghiêng về bên trái, nghĩa là nước trong các khoang bên trái “hơi nhiều”, cần ngừng xả nước bên phải.
Lúc này 12 bơm xả hoạt động, 12 van xả mở ra, các van nhánh vào các khoang K3, K5, K7, K9, K11, K14 phải được đóng lại, các van nhánh khác còn lại vẫn mở để kết hợp với bơm xả, van xả đưa nước ra ngoài tạo lại sự cân bằng.
Trường hợp 3: Âu không cân bằng mà nghiêng về bên phải, nghĩa là nước trong các khoang bên phải “hơi nhiều”, cần ngừng xả nước bên trái.
Lúc này 12 bơm xả hoạt động, 12 van xả hoạt động, các van nhánh vào các khoang K1, K4, K6, K8, K10, K12 phải được đóng lại, các van nhánh khác vẫn mở để kết hợp với bơm xả, van xả đưa nước ra ngoài tạo lại sự cân bằng.
Trường hợp 4: Âu không cân bằng mà nghiêng về phía trước, nghĩa là nước trong các khoang phía trước “hơi nhiều”, cần ngừng xả nước phía sau.
Lúc này 06 bơm xả hoạt động (Bơm xả 3, Bơm xả 4, Bơm xả 6, Bơm xả 7, Bơm xả 9, Bơm xả 10), 06 van xả hoạt động (Van xả 3, Van xả 4, Van xả 6, Van xả 7, Van xả 9, Van xả 10), các van nhánh vào các khoang K1, K2, K3, K4, K5, K6, K7 phải được đóng lại, các van nhánh khác vẫn mở để kết hợp với bơm xả, van xả đưa nước ra ngoài tạo lại sự cân bằng.
Trường hợp 5: Âu không cân bằng mà nghiêng về phía sau, nghĩa là nước trong các khoang phía sau “hơi nhiều”, cần ngừng xả nước phía trước.
Lúc này 06 bơm xả hoạt động (Bơm xả 1, Bơm xả 2, Bơm xả 5, Bơm xả 8, Bơm xả 11, Bơm xả 12), 06 van xả mở ra (Van xả 1, Van xả 2, Van xả 5, Van xả 8, Van xả 11, Van xả 12), các van nhánh vào các khoang K8, K9, K10, K11, K12, K13, K14 phải được đóng lại, các van nhánh khác vẫn mở để kết hợp với bơm xả, van xả đưa nước ra ngoài tạo lại sự cân bằng.
Trường hợp 6: Âu không cân bằng mà nghiêng về phía trái và phía trước (âu nghiêng về góc C). Lúc này cần ngừng xả nước góc A (nghiêng về phía phải và phía sau), tất cả 12 bơm xả hoạt động và 12 van xả mở ra. Các van nhánh ở các khoang K2, K3, K5, K7 phải được đóng lại, các van nhánh khác mở để kết hợp với các bơm xả, van xả đưa nước ra ngoài tạo lại sự cân bằng.
Trường hợp 7: Âu không cân bằng mà nghiêng về phía phải và phía trước (âu nghiêng về góc D). Lúc này cần ngừng xả nước góc B (nghiêng về phía phía trái và phía sau), tất cả 12 bơm xả hoạt động và 12 van xả mở ra.
Các van nhánh ở các khoang K1, K2, K4, K6 phải được đóng lại, các van nhánh khác mở để kết hợp với các bơm xả, van xả đưa nước ra ngoài tạo lại sự cân bằng.
Trường hợp 8: Âu không cân bằng mà nghiêng về phía trái và phía sau (âu nghiêng về góc B). Lúc này cần ngừng xả nước góc D (nghiêng về phía phía phải và phía trước), tất cả 12 bơm xả hoạt động và 12 van xả mở ra. Các van nhánh ở các khoang K9, K11, K13, K14 phải được đóng lại, các van nhánh khác mở để kết hợp với các bơm xả, van xả đưa nước ra ngoài tạo lại sự cân bằng.
Trường hợp 9: Âu không cân bằng mà nghiêng về phía phải và phía sau (âu nghiêng về góc A). Lúc này cần ngừng xả nước góc C (nghiêng về phía trái và phía trước), tất cả 12 bơm xả hoạt động và 12 van xả mở ra. Các van nhánh ở các khoang K8, K10, K12, K13 phải được đóng lại, các van nhánh khác mở để kết hợp với các bơm xả, van xả đưa nước ra ngoài tạo lại sự cân bằng.
Ngoài ra, trong quá trình làm nổi còn có thể xảy ra các trường hợp:
Mớn nước góc A đạt đến giá trị mớn nước nhỏ nhất cho phép của quá trình làm nổi. Các van nhánh ở các khoang K2, K3, K5, K7 phải được đóng lại ngừng xả nước từ các khoang này ra ngoài. Tất cả 12 bơm xả hoạt động, 12 van xả và các van nhánh còn lại được mở để xả nước, tiếp tục quá trình làm nổi âu.
Tương tự đối với các trường hợp sau:
Mớn nước góc B đạt đến giá trị mớn nước nhỏ nhất cho phép của quá trình làm nổi. Các van nhánh ở các khoang K1, K2, K4, K6 phải được đóng lại ngừng xả nước từ các khoang này ra ngoài. Tất cả 12 bơm xả hoạt động, 12 van xả và các van nhánh còn lại đều được mở để xả nước, tiếp tục quá trình làm nổi âu.
Mớn nước góc C đạt đến giá trị mớn nước nhỏ nhất cho phép của quá trình làm nổi. Các van nhánh ở các khoang K1, K2, K4, K6 phải được đóng lại ngừng xả nước từ các khoang này ra ngoài. Tất cả 12 bơm xả hoạt động,
12 van xả và các van nhánh còn lại đều được mở để xả nước, tiếp tục quá trình làm nổi âu.
Mớn nước góc D đạt đến giá trị mớn nước nhỏ nhất cho phép của quá trình làm nổi. Các van nhánh ở các khoang K9, K11, K13, K14 phải được đóng lại ngừng xả nước từ các khoang này ra ngoài. Tất cả 12 bơm xả hoạt động, 12 van xả và các van nhánh còn lại đều được mở để xả nước, tiếp tục quá trình làm nổi âu.
Mớn nước góc A và góc B đạt đến giá trị mớn nước nhỏ nhất cho phép của quá trình làm nổi . Các van nhánh ở các khoang K1, K2, K3, K4, K5, K6, K7 phải được đóng lại ngừng xả nước từ các khoang này ra ngoài. Lúc đó 06 bơm xả (Bơm xả 1, Bơm xả 2, Bơm xả 5, Bơm xả 8, Bơm xả 11, Bơm xả 12), 06 van xả (Van xả 1, Van xả 2, Van xả 5, Van xả 8, Van xả 11, Van xả 12) ngừng làm việc. Sáu bơm xả còn lại hoạt động, 06 van xả và các van nhánh còn lại đều được mở để xả nước, tiếp tục quá trình làm nổi âu.
Mớn nước góc A và góc D đạt đến giá trị mớn nước nhỏ nhất cho phép của quá trình làm nổi. Các van nhánh ở các khoang K3, K5, K5, K7, K9, K11, K14 phải được đóng lại ngừng xả nước từ các khoang này ra ngoài. Tất cả 12 bơm xả hoạt động, 12 van xả và các van nhánh còn lại đều được mở để xả nước, tiếp tục quá trình làm nổi âu.
Mớn nước góc D và góc C đạt đến giá trị mớn nước nhỏ nhất cho phép của quá trình làm nổi. Các van nhánh ở các khoang K8, K9, K10, K11, K12, K13, K14 phải được đóng lại ngừng xả nước từ các khoang này ra ngoài. Lúc đó 06 bơm xả (Bơm xả 3, Bơm xả 4, Bơm xả 6, Bơm xả 7, Bơm xả 9, Bơm xả 10) ngừng làm việc, 06 van xả (Van xả 3, Van xả 4, Van xả 6, Van xả 7, Van xả 9, Van xả 10) đóng lại. Sáu bơm xả còn lại hoạt động, 06 van xả và các van nhánh tiếp tục mở để xả nước, tiếp tục quá trình làm nổi âu.
Mớn nước góc B và góc C đạt đến giá trị mớn nước nhỏ nhất cho phép của quá trình làm nổi . Các van nhánh ở các khoang K1, K4, K6, K8, K10, K12 phải được đóng lại ngừng xả nước từ các khoang này ra ngoài. Tất cả 12 bơm xả hoạt động, 12 van xả và các van nhánh, tiếp tục mở để xả nước, tiếp tục quá trình làm nổi âu.
Nếu mớn nước ở cả 4 góc A, B, C, D đồng thời đạt đến giá trị mớn nước nhỏ nhất cho phép của quá trình làm nổi thì ngắt toàn bộ quá trình làm nổi. Ngoài ra, mức nước các khoang đạt giá trị nhỏ nhất cho phép thì đóng các van nhánh vào các khoang tương ứng đó, ngừng xả nước từ các khoang này.
Một điều cần tuân thủ là bơm xả phải ngừng làm việc khi các van nhánh, van xả liên quan đã đóng lại, tránh cháy hỏng bơm.