CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1.5 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Dự án đầu tư xây dựng cơ bản và quá trình đầu tư xây dựng của bất kỳ dự án đầu tư xây dựng cơ bản nào cũng bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư; Thực hiện đầu tư; Kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản có thể mô tả bằng sơ đồ sau:
Lập Báo cáo đầu tư
Lập dự án đầu tư
Thiết kế Đấu thầu Thi công Nghiệm thu Đối với DA quan trọng
quốc gia
Lập báo cáo Thiết kế kỹ thuật
Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Kết thúc dự
án đầu tư
Hình 1.1: Quy trình thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản
* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Đối với các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết 66/2006/QH11 của Quốc hội về Dự án, công trình quan trọng quốc gia thì CĐT phải lập Báo cáo đầu tư trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư. Đối với các dự án nhóm A không phân biệt nguồn vốn thì CĐT phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư. Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập báo cáo đầu tư.
* Giai đoạn thực hiện đầu tư:
Sau khi Báo cáo đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, dự án đầu tư xây dựng cơ bản được chuyển sang giai đoạn tiếp theo - giai đoạn thực hiện đầu tư.
Vấn đề đầu tiên là lựa chọn đơn vị tư vấn, phải lựa chọn được những chuyên gia tư vấn, thiết kế giỏi trong các tổ chức tư vấn, thiết kế giàu kinh nghiệm, có năng lực thực thi việc nghiên cứu từ giai đoạn đầu, giai đoạn thiết kế đến giai đoạn quản lý giám sát xây dựng – đây là nhiệm vụ quan trọng và phức tạp. Trong khi lựa chọn đơn vị tư vấn, nhân tố quyết định là cơ quan tư vấn này phải có kinh nghiệm qua những dự án đã được họ thực hiện trước đó. Một phương pháp thông thường dùng để chọn là đòi hỏi các cơ quan tư vấn cung cấp các thông tin về kinh nghiệm, tổ chức sau đó xem xét lựa chọn rồi tiến tới đấu thầu. Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng công trình được thực hiện theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ.
Sau khi lựa chọn được nhà thầu thiết kế, trên cơ sở dự án được phê duyệt, nhà thầu thiết kế tổ chức thực hiện các công việc tiếp theo của mình. Tuỳ theo quy mô tính chất công trình xây dựng, việc thiết kế có thể thực hiện theo một bước, hai bước hay ba bước.
Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật.
Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư.
Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuât và thiết kế bản vẽ
thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư và có quy mô đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định.
Sau khi sản phẩm thiết kế được hình thành, CĐT tổ chức thẩm định hồ sơ TKKT-DT và trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể là người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư) phê duyệt. Trường hợp CĐT không đủ năng lực thẩm định thì thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra dự toán thiết kế công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt. Trên cơ sở kết quả thẩm định TKKT-DT, người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ ra quyết định phê duyệt TKKT-DT. Khi đã có quyết định phê duyệt TKKT-DT, CĐT tổ chức đấu thầu xây dựng nhằm chọn lựa nhà thầu có đủu điều kiện năng lực để cung cấp các sản phẩm dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của CĐT và các mục tiêu dự án.
Sau khi lựa chọn được nhà thầu thi công, CĐT tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng thi công xây dựng công trình với nhà thầu và tổ chức quản lý thi công xây dựng công trình. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng; quản lý tiến độ xây dựng; quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng; quản lý môi trường xây dựng.
Tóm lại, trong giai đoạn này CĐT chịu trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng theo tiến độ và bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu xây dựng;
trình duyệt hồ sơ TKKT-DT; tổ chức đấu thầu; đàm phán ký kết hợp đồng, quản lý chất lượng công trình trong suốt quá trình thi công và chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc đã thực hiện trong quá trình triển khai dự án.
* Giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng:
Sau khi công trình được thi công xong theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, CĐT thực hiện công tác bàn giao công trình cho cơ quan quản lý, sử dụng thực hiện khai thác, vận hành công trình với hiệu quả cao nhất.
Như vậy, các giai đoạn của quá trình đầu tư có mối liên hệ hữu cơ với nhau, mỗi giai đoạn có tầm quan trọng riêng của nó cho nên không đánh giá quá cao hoặc xem nhẹ một giai đoạn nào và kết quả của giai đoạn này là tiền đề của giai đoạn sau. Trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng CĐT luôn đóng vai trò quan trọng và quyết định đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư và xây dựng.