CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp
1.5.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 1.5.1.1 Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách nhà nước
Đây là những nhân tố thuộc về môi trường kinh tế, pháp luật, xã hội, tự nhiên… những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp này ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp.
Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách nhà nước, nhân tố này đóng vai trò là khuôn khổ định hướng hoạt động của dự án trong nền kinh tế. Những khuyết điểm trong tính hợp lý, tính đồng bộ hay tiêu cực của các văn bản pháp lý, chính sách
quản lý của Nhà nước đều có thể gây khó khăn, tăng rủi ro đối với kết quả hoạt động của dự án. Một số bất cập chính do hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý của Nhà nước thường gặp là:
Với các dự án đầu tư trong và ngoài nước liên quan đến nhiều chính sách mà các chính sách này chưa được hoàn thiện đầy đủ, ổn định, thường thay đổi liên tục dẫn đến tâm lý không an tâm, tin tưởng của các nhà đầu tư.
Hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ còn khá nhiều kẽ hở và bất cập làm phát sinh những rủi ro và hạn chế nguồn thông tin chính xác đến các tổ chức tín dụng
1.5.1.2 Tác động của lạm phát
Lạm phát là yếu tố bất định có ảnh hưởng tới việc quản lý tài chính dự án.
Lam phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian. Do vậy, nó làm biến đổi dòng tiền kỳ vọng và tỷ lệ chiết khấu khi đánh giá tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Mức lạm phát không thể dự đoán một cách chính xác vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy luật cung cầu, thu nhập và tâm lý người tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Các biến số tài chính trong dự án, các yếu tố đầu vào của các chỉ tiêu như NPV, IRR… đều chịu tác động của lạm phát. Do vậy, đánh giá tính hiệu quả của một dự án nào đó, cần phải xác định chính xác, hợp lý giá cả của các yếu tố cấu thành chi phí hay doanh thu của một dự án. Việc tính đến yếu tố lạm phát sẽ làm cho quá trình thực hiện dự án được dễ dàng hơn, hiệu quả cao hơn.
1.5.1.3 Tác động của lãi suất
Trong quan hệ tín dụng giữa DN và Ngân hàng, lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn là các DN phải trả cho người vay là các NHTM. Đối với các DN, lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn là chi phí đầu vào của quá trình SXKD. Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của DN và qua đó điều chỉnh các hành vi của DN trong hoạt động kinh tế. Khi lãi suất cho vay của NHTM tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh
của DN, gây ra tình trạng thua lỗ trong hoạt động SXKD. Xu hướng tăng lãi suất Ngân hàng sẽ luôn đi liền với xu thế cắt giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động SXKD trong nền kinh tế. Ngược lại, khi lãi suất Ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho DN giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các DN mở rộng đầu tư, phát triển các hoạt động SXKD và qua đó kích thích tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế
1.5.2 Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Nhận thức của lãnh đạo công ty: điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì nếu lãnh đạo công ty cho rằng công tác quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản là không cần thiết đối với công ty thì sẽ không có việc kiểm tra tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản trước khi quyết định đầu tư. Công tác quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản chỉ thực sự được quan tâm và nâng cao khi các nhà lãnh đạo của công ty nhận thức được ý nghĩa của công tác này đối với hoạt động đầu tư.
- Trình độ của cán bộ quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản: năng lực của người tham gia quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò rất quan trọng vì kết quả quản lý tài chính được dựa trên các kết quả nghiên cứu, phân tích về kỹ thuật, thị trường, tổ chức thực hiện… Năng lực của cán bộ quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mà họ đảm trách. Do vậy, trong mọi trường hợp, muốn hoàn thiện công tác quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản thì trước hết trình độ của cán bộ quản lý tài chính dự án phải không ngừng được nâng cao. Họ phải đáp ứng được những đòi hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững các văn bản pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước.
Ngoài ra, tư cách phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý tài chính dự án cũng là điều kiện không thể thiếu.
- Quy trình nội dung và phương pháp quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản: quy trình có ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý tài chính dự án. Một quy trình, nội dung và phương pháp phù hợp, khách quan khoa học và đầy đủ là cơ sở đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý tài chính dự án. Ngược lại, một quy trình,
nội dung và phương pháp quản lý tài chính bất hợp lý, sơ sài sẽ dẫn đến kết quả quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản không cao và các tổ chức tín dụng khó có thể dựa vào đó để ra quyết định đầu tư chính xác.
- Thông tin là cơ sở cho những phân tích, đánh giá: là “nguyên liệu” cho quá trình tác nghiệp của cán bộ quản lý tài chính dự án. Nguồn thông tin quan trọng nhất trước hết là hồ sơ dự án. Bên cạnh các thông tin về dự án, để việc quản lý tài chính dự án được tiến hành một cách chủ động, có những đánh giá khách quan, chính xác hơn thì khả năng tiếp cận, thu thập các nguồn thông tin khác và khả năng xử lý thông tin của cán bộ thẩm định đóng vai trò quyết định.
- Tổ chức điều hành dự án: quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản là tập hợp nhiều hoạt động có leien quan chặt chẽ với nhau và các hoạt động khác. Kết quả quản lý tài chính dự án sẽ phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý điều hành, sự phối hợp nhịp nhàng của cán bộ trong quá trình quản lý tài chính dự án. Khác với các nhân tố khác, nhân tố tổ chức điều hành dự án tác động một cách gián tiếp tới công tác thẩm định. Công tác tổ chức điều hành dự án được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học sẽ khai thác tối đa mọi nguồn lực phục vụ công tác quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết của toàn luận văn. Chương 1 đã hệ thống lý thuyết về quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp đưa ra những nội dung cơ bản như: các khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư xây dựng cơ bản, bên cạnh đó cũng nêu ra các khái niệm quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp; những nội dung quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp.
Trên cơ sở lý thuyết đã được đề cập tại chương 1, luận văn sẽ tiến hành phân tích thực trạng quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Hà tại chương 2 và phương hướng để đưa ra các giải pháp tại chương 3 của luận văn.