Điều kiện để thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội hậu dự án ông trình thủy điện đắk đoa (Trang 115 - 120)

3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trong đó có Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Để thực hiện được giải pháp trên cần phải có sự quan tâm giúp sức của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc:

- Hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công.

Đây là khung pháp lý để đơn vị áp dụng cho công tác tài chính của đơn vị. Sửa đổi bổ sung quy chế phân cấp quản lý biên chế, hợp đồng lao động, sắp xếp tổ chức bộ máy trong các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm tạo quyền chủ động thực sự cho đơn vị trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Sớm sửa đổi và ban hành chính sách viện phí, rà soát để sửa đổi và ban hành kịp thời tiêu chuẩn, định mức chi hành chính, các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chế độ tự chủ tài chính về xã hội hóa nhằm thúc đẩy việc mở rộng các hình thức xã hội trong lĩnh vực y tế nói riêng và trong nền kinh tế xã hội nói chung. Việc ban hành các văn bản, chính sách, chế độ cần quan tâm đến tính đặc thù của từng ngành có như vậy chính sách của Đảng và Nhà nước mới thiết thực và đi vào cuộc sống.

- Tuyên truyền sâu rộng về việc áp dụng các văn bản pháp luật

Việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đến từng đối tượng là việc làm rất cần thiết vì trên thực tế cho thấy việc áp dụng, vận dụng các văn bản vào thực tế rất khác nhau giữa các vùng miền. Có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa kịp thời bên cạnh đó thì việc ban hành các văn bản hướng dẫn không cụ thể và chậm nên dẫn đến việc các đơn vị chưa thực hiện tốt việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Thống nhất nhận thức quản lý nhà nước về tài chính

Sự thống nhất về nhận thức sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính được thực hiện tốt hơn vì nhận thức là cơ sở của hành động. Có nhiều cơ quan cùng tham gia vào công việc quản lý nhà nước về tài chính từ khâu nghiên cứu ban hành Luật, hướng dẫn áp dụng đến việc kiểm tra, kiểm soát do vậy các khâu trên cần được phối hợp với nhau nhằm đạt đến sự quản lý tài chính tốt nhất. Chính phủ là cơ quan quyền lực cao nhất để

vụ ban hành văn bản hướng dẫn luật về quản lý tài chính, cơ quan kiểm toán là đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thực hiện văn bản của các đơn vị. Do vậy, các cơ quan này cần có sự phối hợp kịp thời để quản lý vốn NSNN, quản lý công tác tài chính tại các đơn vị giúp cho đơn vị sử dụng ngân sách đúng mục đích và có hiệu quả.

Ngoài ra, còn cần sự phối hợp của các cơ quan liên quan khác như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp

Cơ chế tự chủ tài chính đã mở rộng quyền chủ động, linh hoạt trong thu chi của đơn vị, nhưng điều đó không có nghĩa là thu chi tùy tiện theo ý muốn của các đơn vị.

Tự chủ tài chính phải được đặt trong khuôn khổ chung của pháp luật. Các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các văn bản, chính sách chế độ tài chính của các đơn vị, ngoài cơ quan chủ quản là Sở Y tế trực tiếp kiểm tra, giám sát thì các cơ quan khác như Sở Tài chính, Kiểm toán Nhà nước cũng cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Trước hết là giúp các đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý tài chính, sau đó là xem các văn bản đã ban hành có phù hợp với thực tiễn hay không từ đó có biện pháp sửa đổi cho phù hợp.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát về chuyên môn

Song song với việc giao quyền tự chủ, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cần tăng cường kiểm tra, giám sát để tránh các vấn đề tiêu cực phát sinh như lạm dụng xét nghiệm, tăng giá dịch vụ... Cần xây dựng hệ thống giám sát chất lượng và chi phí dịch vụ bệnh viện, giám sát của các Hội đồng chuyên môn trong bệnh viện, của các cơ quan chi trả trung gian BHYT, giám sát của người bệnh, người dân, đến giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan lập pháp.

- Hoàn thiện cơ chế tự chịu trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị về kết quả hoạt động của đơn vị.

Tăng vai trò của đoàn thể trong bệnh viện (Công đoàn, Đoàn thanh niên...) trong xây dựng Quy chế dân chủ và Quy chế chi tiêu nội bộ, đồng thời có tổ chức giám sát độc lập với việc tuân thủ các Quy chế này.

3.3.2. Đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang

Để thực hiện tốt các giải pháp trên đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, ngoài sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng cần phải có sự nỗ lực của Bệnh viện trong việc:

- Hoàn thiện bộ máy quản lý, công tác tổ chức trong đơn vị.

Tăng cường công tác quản lý Bệnh viện là việc làm quan trọng, nó giúp cho việc vận hành Bệnh viện theo đúng hướng, hoàn thành tốt các chỉ tiêu về chuyên môn và quản lý tài chính. Giám đốc Bệnh viện là người chịu trách nhiệm chính về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và quản lý tài chính trong Bệnh viện, do vậy nhận thức của lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý mọi mặt trong Bệnh viện. Để quản lý tốt tài chính Bệnh viện đòi hỏi Lãnh đạo Bệnh viện cần phải có kiến thức cơ bản về kinh tế y

tế và quản lý tài chính, đội ngũ cán bộ tài chính kế toán có trình độ cũng như sự phối - hợp chặt chẽ của các khoa, phòng trong Bệnh viện. Bên cạnh đó, các quy trình đánh giá, sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ cần phải thực hiện nghiêm túc, công khai và dân chủ. Bố trí cán bộ phải phù hợp với năng lực, chuyên môn được đào tạo, bộ máy tổ chức, quản lý của Bệnh viện hợp lý, gọn nhẹ, các quy định đưa ra trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. Bệnh viện cần tập trung xây dựng một Quy chế chi tiêu nội bộ thống nhất trong Bệnh viện với đầy đủ các nội dung mà Bệnh viện cần, có như vậy Quy chế chi tiêu nội bộ mới thực sự là cẩm nang quản lý tài chính của Bệnh viện.

- Nâng cao chất lượng việc cung cấp dịch vụ y tế và nghiên cứu khoa học

Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao chất lượng các dịch vụ KCB là yếu tố quyết định sự tồn tại của Bệnh viện. Trong xu thế xã hội hóa công tác y tế đòi hỏi Bệnh viện phải không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế để khẳng định uy tín và vị trí của mình. Hiện nay, các cơ sở y tế tư nhân ngày càng phát triển, số lượng, chất lượng cung cấp các dịch vụ y tế của các cơ sở này cũng không thua kém các bệnh viện công lập.

Ngành y là một ngành đặc biệt, do vậy không chỉ việc nâng cao chất lượng của các dịch vụ nhờ sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại hay đội ngũ thầy thuốc giỏi tay nghề mà ngoải ra cán bộ, viên chức ngành y cần phải có y đức, phải có tâm trong công việc như Bác Hồ đã dạy: "Người thầy thuốc giỏi đồng thời là người mẹ hiền".

- Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập.

Hiện nay Bệnh viện chưa có hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập, chủ yếu là tự kiểm tra và kết hợp với việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý tài chính cấp trên ngoài đơn vị. Việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập sẽ giúp cho đơn vị nhận biết được kịp thời các hành vi làm sai phạm quy định và có biện pháp xử lý kịp thời giúp cho công việc quản lý Bệnh viện tốt hơn.

- Xây dựng hướng dẫn điều trị và tăng cường vài trò của các Hội đồng chuyên môn.

Xây dựng, cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị quy trình chuyên môn cho các bệnh thông thường ở Bệnh viện làm cơ sở cho việc giám sát chất lượng dịch vụ KCB, hạn chế tình trạng lạm dụng xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, kỹ thuật cao, lạm dụng thuốc. Tăng cường vai trò của Hội đồng thuốc và điều trị, Hội đồng chống nhiễm khuẩn, Hội đồng người bệnh... và của đoàn thể trong Bệnh viện (Công đoàn, Đoàn thanh niên...) để tham gia kiểm tra, giám sát, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, hạn chế tình trạng lạm dụng dịch vụ y tế, tránh tiêu cực, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện.

- Ứng dụng tin học trong quản lý Bệnh viện

Tháng 01/2013 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang mạnh dạn áp dụng toàn diện bằng hệ thống công nghệ thông tin mới "phần mềm thông minh" trong công tác quản lý Bệnh viện thay thế cho hệ thống phần mềm cũ đã lạc hậu trước đây. Có thể nói đây là một trong những bước đi mới tuy gặp rất nhiều khó khăn ban đầu khi áp dụng triển

khai nhưng với sự nỗ lực chung những kết quả đạt được năm 2013 của Bệnh viện đã thực sự có nhiều khởi sắc.

Toàn bộ việc thực hiện công tác khám bệnh và thanh toán cho người bệnh được thực hiện linh hoạt trên hệ thống mạng quản lý. Công tác tài chính được triển khai toàn diện đối với tất cả các khoa phòng, Bệnh viện thực hiện 06 cửa thu ngân song song cùng các cửa tiếp nhận người bệnh đến khám chữa bệnh. Người bệnh vào cửa tiếp đón đồng thời được làm luôn các thủ tục tạm ứng hoặc thanh toán mà không phải đi lại chờ đợi lâu. Người bệnh có thể lựa chọn nhiều hình thức thanh toán khi tham gia dịch vụ y tế tại Bệnh viện qua hình thức quẹt thẻ thanh toán tự động hoặc nộp trực tiếp tiền mặt tại các cửa thu ngân. Công tác thanh toán cho người bệnh khi ra viện được thực hiện theo 01 cửa (Kế toán viên trực tiếp thanh toán cho người bệnh tại 01 cửa với tất cả các dịch vụ y tế thuộc nhiều đối tượng Bảo hiểm Y tế, viện phí trực tiếp, Xã Hội Hóa. Với hệ thống tin học ứng dụng hiện đại công tác quản lý tài chính kiểm soát hoàn toàn các khâu liên quan tới người bệnh tại tất cả các khoa, phòng một cách chính xác có kiểm tra chéo giữa các bộ phận thực hiện thu và các khoa thực hiện chuyên môn KCB hàng ngày.

Tuy nhiên, Bệnh viện cần đẩy mạnh hoàn thiện hơn nữa phần mềm quản lý Bệnh viện để quản lý thống nhất trong toàn viện trên các lĩnh vực không chỉ về tài chính, y tế mà phải cả về nhân sự để có thể quản lý tổng thể và toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động. Tăng cường hơn nữa hệ thống quản lý thông tin bệnh viện giúp cho công tác quản lý toàn diện bệnh viện tốt hơn và hiệu quả.

Tóm tắt chương 3

Trên cơ sở lý thuyết về quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập ở chương 1 và thực trạng về quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang ở chương 2, chương 3 nêu lên mục tiêu và phương hướng phát triển Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Các giải pháp được đưa ra trên cơ sở tăng quyền tự chủ về tài chính cho bệnh viện cùng với việc đưa bệnh viện phát triển nhanh và bền vững. Và cuối cùng nêu lên một số điều kiện để thực hiện các giải pháp, để thuận lợi hỗ trợ cho công việc quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại bệnh viện.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội hậu dự án ông trình thủy điện đắk đoa (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)