CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH
3.5. Đánh giá chung về thực trạng
Quá trình KS và phỏng vấn cho thấy, SV đã nhận thức được tầm quan trọng của KNGT tiếng Anh với quá trình học tập và làm việc trong trương lai, ở bậc phổ thông SV đã được học tiếng Anh trong thời gian dài, vì vậy, hầu hết SV có vốn từ vựng từ vựng phong phú và nắm vững các chủ điểm ngữ pháp cơ bản.
Cả GV và SV đều nhận thức được tầm quan trọng và hữu ích của hình thức HTPVCĐ trong giảng dạy và học tập, điều này cho thấy, khi áp dụng sẽ nhận được sự đồng thuận cao từ GV và SV. Nhiều SV tham gia KS mong muốn được tham gia các hoạt động PVCĐ để giúp ích cho xã hội, rèn luyện KN và nâng cao kiến thức, trong đó có kiến thức tiếng Anh và KNGT.
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
KNGT tiếng Anh của SV các ngành kỹ thuật tại ba trường KS chỉ đạt mức TB, hầu hết các thành tố để hình thành KNGT chỉ đạt ở mức TB. Thành tố ý tưởng nội dung GT và ứng dụng các yếu tố văn hóa xã hội và GT được đánh giá ở mức thấp nhất. Đánh giá của GV và tự đánh giá của SV về thực trạng KNGT tiếng Anh của SV các ngành kỹ thuật có mức tương đồng cao, không có sự chênh lệch nhiều. Điều này cho thấy SV cần nỗ lực nhiều hơn trong quá trình học tập các môn tiếng Anh tại trường ĐH nói chung và quá trình phát triển KNGT tiếng Anh nói riêng. Nguyên nhân của vấn đề là do SV chưa chú trọng rèn luyện KNGT, ở bậc phổ thông SV thường chú
trọng từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu và làm bài tập trắc nghiệm cho nên SV chưa rèn luyện tính tương tác và sự tự tin khi GT.
Công tác GD tiếng Anh và phát triển KNGT tiếng Anh cho SV các ngành kỹ thuật thường diễn ra trong lớp học, chưa tạo được môi trường rèn luyện thực tế, thường xuyên để SV trải nghiệm việc học tập, vì vậy chưa đạt nhiều kết quả như mong đợi. Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quá trình phát triển KNGT tiếng Anh cho SV, cần sự thay đổi về định hướng, chính sách của đội ngũ xây dựng chương trình, các cấp quản lý và sự thay đổi về PPGD, đánh giá của GV. Ngoài quá trình GD cần có sự đột phá về các HĐ rèn luyện cho SV mang tính trải nghiệm thực tế, sáng tạo và hấp dẫn SV. Bên cạnh đó, để công tác phát triển KNGT tiếng Anh được thành công, đạt kết quả cao, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng GD và học tập, cần có sự thay đổi và nỗ lực không ngừng của SV, đặc biệt là nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV các trường ĐH.
Mặc dù nhận thức được những lợi ích của HTPVCĐ với SV bậc ĐH, với CĐ;
nhưng cả GV và SV vẫn chưa NC và tìm hiểu sâu về HTPVCĐ, các trường ĐH chưa có nhiều hỗ trợ cho GV và SV trong công tác tổ chức. Các hoạt động HTPVCĐ có tổ chức ở các trường ĐH nhưng mang tính rời rạc, tự phát chưa thành hệ thống, chưa mang tính tổ chức cao, nhìn chung các HĐ này như những HĐ tình nguyện để PVCĐ, chưa tạo điều kiện học tập nghiên cứu cho SV thông qua các hoạt động PVCĐ. Vì thời gian cho các học phần tiếng Anh ngắn, nội dung môn học nặng, cho nên GV giảng dạy tiếng Anh chưa mạnh dạn tổ chức các HĐ rèn luyện bên ngoài lớp học cho SV, trong đó có HTPVCĐ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Quá trình NC thực tế và KS thực trạng KNGT tiếng Anh, công tác phát triển KNGT tiếng Anh của SV các ngành kỹ thuật, KS thực trạng ứng dụng HTPVCĐ trong GD của GV và học tập của SV tại ba trường ĐH đem lại nhiều kết quả thiết thực cho đề tài. Kết quả KS này là cơ sở, nền tảng để NCS đề xuất các biện pháp phát triển KNGT tiếng Anh cho SV các ngành kỹ thuật được khoa học và sát với thực tiễn, phù hợp với nhu cầu và khả năng của SV. Đồng thời, những con số thống kê về thực trạng qua KS, so sánh về quan điểm của GV và SV là những minh chứng rõ ràng cho giả thuyết của đề tài.
Kết quả KS thực trạng cho thấy, KNGT tiếng Anh của SV các ngành kỹ thuật tại 3 trường chỉ đạt mức TB, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển KNGT tiếng Anh cho SV. Hầu hết SV có thế mạnh về từ vựng và ngữ pháp, nhưng các thành tố khác của KNGT chưa tốt như: KN tương tác, KN phát âm, quá trình GT, sự lưu loát, kiến thức văn hóa xã hội và nội dung GT.
Quá trình học tập và rèn luyện KNGT tiếng Anh của SV còn nhiều hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao, do nhiều nguyên nhân. Thời gian dành cho KNGT trong lớp học chưa nhiều, không đủ để SV luyện tập. SV chưa dành thời gian luyện tập thêm bên ngoài lớp học, hoặc các PP rèn luyện bên ngoài lớp học còn thụ động chưa mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, PP kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh chưa có tiêu chí đánh giá KNGT, sỉ số lớp học đông, môi trường học tập còn thụ động... là những nguyên nhân làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển KNGT tiếng Anh cho SV.
HTPVCĐ là một tiếp cận mới trong GD và học tập với nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, GV và SV đều chưa nghiên cứu tìm hiểu đầy đủ, chưa có nhiều trải nghiệm. GV chưa mạnh dạn áp dụng trong quá trình GD môn tiếng Anh tại các trường ĐH, HTPVCĐ chỉ mới được áp dụng một cách rời rạc như các HĐ tình nguyện mang tính phục vụ CĐ, chưa tận dụng yếu tố học tập để phát triển kiến thức và KN cho SV. SV chưa am hiểu đầy đủ về HTPVCĐ, và chưa tham gia nhiều các HĐ được tổ chức tại trường ĐH.
Nhiều GV tham gia KS và phỏng vấn mong muốn được hổ trợ, tạo điều kiện từ Khoa và các trường ĐH, để có thể áp dụng vào GD tiếng Anh nói chung và KNGT cho SV nói riêng. Nhiều SV tham gia phỏng vấn bày tỏ hứng thú, quan tâm đến HTPVCĐ, một hình thức học tập mới mẻ và mang tính trải nghiệm thực tế với SV.