Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Cơ sở thực tiễn quản lý rừng theo tiêu chuẩn FSC
1.3.1.1. Cấp chứng chỉ FSC
Chứng chỉ rừng FSC đƣợc coi là công cụ hữu hiệu giúp cải thiện quản lý rừng của thế giới và là công cụ mạnh mẽ nhất trong quản lý rừng và hỗ trợ phát triển các chính sách lâm nghiệp.
Chứng chỉ rừng cần thiết để xác nhận QLRBV của chủ rừng, cũng nhƣ chứng chỉ ISO để xác nhận quản lý chất lƣợng sản xuất công nghiệp. Ngay từ thập kỷ 1990 ITTO đã đề ra mục tiêu đến năm 2000 tất cả các sản phẩm rừng của nhóm các nước sản xuất thành viên phải có nguồn gốc từ rừng được quản lý bền vững. Năm 1998 Liên kết WB - WWF đề ra mục tiêu đến năm 2005 toàn thế giới có 200 triệu ha rừng, gồm 100 triệu ha rừng nhiệt đới và 100 triệu ha rừng ôn đới, đƣợc chứng chỉ. Tính đến nay (11/2005), diện tích rừng đƣợc chứng chỉ bởi các quy trình chủ yếu trên toàn thế giới là 341,95 triệu ha. Nhƣ vậy là tổng số diện tích rừng đƣợc chứng chỉ đã vƣợt chỉ tiêu của Liên kết WB - WWF, nhƣng diện tích rừng nhiệt đới đƣợc chứng chỉ còn rất nhỏ bé, còn rất xa so với mục tiêu [5]
Hiện nay trên thế giới có 86 quốc gia đƣợc cấp chứng chỉ FSC với số lƣợng 1.588 chứng chỉ trên tổng số 200,808,564 ha. Các khu vực có chênh lệch diện tích đƣợc cấp chứng chỉ và số lƣợng chứng chỉ rất khác nhau. Châu Đại Dương có số lượng chứng chỉ FSC chỉ đạt 1.3% toàn cầu. Trong khi Châu Âu và Bắc Mỹ chiếm số lượng rất lớn tới 84% chứng chỉ bởi diện tích đất lớn, người tiêu dùng yêu cầu sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao, có nguồn gốc rõ ràng, đất rừng tập trung và những chính sách phát triển rừng bền vững. Nước đứng đầu diện tích cấp chứng chỉ là Canada và Nga chiếm 49,9% chứng chỉ toàn cầu.
Bảng 1.3. Diện tích cấp chứng chỉ trên thế giới đến tháng 8/2018 TT Địa điểm Diện tích (ha) Tỷ lệ Số chứng chỉ
1 Châu Phi 7062573 3.5 50
2 Châu Á 8714096 4.3 252
3 Châu Âu 99104573 49.4 727
4 Bắc Mỹ 69481877 34.6 253
5 Châu Úc 2673681 1.3 39
6 Nam Mỹ 13771764 6.9 267
Tổng 200.808.564 100 1.588
(Nguồn số liệu: FSC - Facts & Figures August 1, 2018) Khu vực Châu Phi, Châu Á và Châu đại Dương chỉ chiềm 9.1% trên tổng số diện tích đƣợc cấp chứng chỉ so với toàn thế giới.
Hình 1.1. Bản đồ phân bố phạm vi chứng chỉ rừng FSC (Nguồn số liệu: FSC - Facts & Figures August 1, 2018)
1.3.1.2. Cấp chứng chỉ COC
Hội đồng quản trị rừng thế giới đã cấp cho 124 quốc gia với tổng số 34.636 chứng nhận. Nước có số lượng chứng chỉ FSC/COC nhiều nhất là Trung Quốc với 6.146 chứng chỉ chiếm 14.7% trên toàn thế giới. Tại đây có sự phát triển mạnh có số lƣợng chứng chỉ COC bởi Trung Quốc là quốc gia đang phát triển và có sự chú trọng đầu từ phát triển công nghiệp chế biến, vùng nguyên liệu tập trung số lƣợng lớn.
Bảng 1.4. Thống kê chứng chỉ COC trên thế giới tính đến tháng 8/2018 TT Địa điểm Số chứng chỉ Số quốc gia
1 Châu Phi 193 18
2 Châu Á 11.070 32
3 Châu Âu 18.140 42
4 Bắc Mỹ 3.316 24
5 Châu Úc 409 5
6 Nam Mỹ 1.508 3
Tổng 34.636 124
(Nguồn số liệu: FSC - Facts & Figures August 1, 2018)
Phần lớn chứng chỉ FSC/FM và FSC/COC trên thế giới đƣợc thực hiện bởi đơn vị đánh giá Công ty SmartWood/Rainforest Allliance và SGS Forestry.
Tại Việt Nam 2 đơn vị này cũng thực hiện đảm nhiệm cấp chứng chỉ.
1.3.2. Cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam
Chứng chỉ rừng đã đƣợc áp dụng ở Việt Nam từ những năm 2000 và đƣợc chính phủ coi là công cụ quản lý rừng bền vững. Chứng chỉ rừng là một trong những mục tiêu chính của Chiến lƣợc lâm nghiệp 2006 - 2020. Theo Quyết định 83/QĐ-BNN-TCLN ngày 12/1/2016 mục tiêu cụ thể đến 2020 cả nước đạt ít nhất 500.000ha rừng sản xuất đƣợc cấp chứng chỉ rừng bền vững trong đó có 350.000ha rừng trồng và 150.000 ha là rừng tự nhiên. Mặc dù tiềm năng diện tích rừng có thể đƣợc cấp chứng chỉ lớn tuy nhiên những hạn chế khó khăn trong
công tác quản lý, chi phí lớn đã giảm cơ hội tiếp cận sản phẩm chất lƣợng có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng của một bộ phận người sử dụng. Các ngành công nghiệp chế biến gỗ đang phát triển mạnh trong khi đó nguồn cung cấp gỗ hợp pháp có chứng chỉ trong nước chưa đảm bảo đủ cho sản xuất.
Kể từ năm 1989 với sự hỗ trợ của Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature - WWF) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Phát triển Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm và một số cơ quan trong ngành lâm nghiệp trong việc tổ chức các hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững. Khởi đầu bằng việc thành lập Tổ Công tác Quốc gia về chứng chỉ FSC ở Việt Nam (NWG) gồm 12 thành viên thực hiện chương trình hành động, đồng thời xây dựng tổ chức để hoạt động lâu dài trong hệ thống thành viên của FSC nhằm thúc đẩy tiến trình QLRBV và CCR. Nhóm NWG đã kết hợp cùng các tổ chức quốc tế, đơn vị đánh giá cấp chứng chỉ FSC để xây dựng hoàn thiên bộ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia áp dụng cho đánh giá QLRBV và CCR tại Việt Nam. Cùng với sự hỗ trợ tốt của các đơn vị tƣ vấn, sự tham gia nhiệt tình đầy cố gắng của chủ rừng và các tổ chức quốc tế nhƣ WWF, FAO, GIZ, WB... trong thời gian từ 2010 đến nay các địa phương có sự tăng nhanh đáng kể số lƣợng các đơn vị đƣợc cấp CCR. Tới thời điểm hiện tại Việt Nam có khoảng 36 chứng chủ rừng FSC/FM với tổng diện tích 229,281 ha, số chứng chỉ FSC/COC đạt 602 chứng chỉ [10].
Tại Việt Nam chứng chỉ quản lý rừng FSC đƣợc cấp thông qua quá trình đánh giá của bên thứ 3 thuộc một tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ. Đối tƣợng chính thuộc các tổ chức, công ty lâm nghiệp, lâm trường, công ty nhà nước.
Trong khi đó đối tƣợng chủ rừng là hộ gia đình chƣa có nhiều điều kiện tiếp cận với CCR và thương mại lâm sản giá trị cao. Được sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của các tổ chức nhƣ: WWF, WB, GIZ... và các công ty chế biến lâm sản trên cả nước mới có một số nhóm nhỏ chủ rừng là người dân được tham gia quản lý rừng bền vững, sản phẩm lâm sản đƣợc chứng nhận đạt tiêu chuẩn QLRBV - CCR FSC nhƣ: Hội CCR tỉnh Quảng Trị, nhóm hộ CCR tỉnh Thừa thiên Huế,
nhóm hộ CCR huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang... Trong khuôn khổ đề tài tập trung vào mảng chứng chỉ cho nhóm hộ gia đình bởi đây là nhóm đối tƣợng chủ rừng có diện tích rừng chiếm tới 50% diện tích rừng trồng cả nước.
Các mô hình chứng chỉ theo nhóm hộ dân, khu vực rừng có diện tích nhỏ lẻ, phân tán đƣợc áp dụng chứng chỉ đối với các khu rừng đƣợc quản lý theo quy mô nhỏ và kém tập trung (SLIMF) và các nhóm SLIMFs. Chương trình SLIMF giúp cho việc tiếp cận và chi trả cho chứng chỉ đƣợc dễ dàng hơn thông qua việc tổ chức hợp lý công tác báo cáo và giảm bớt số đợt kiểm tra. Phần lớn rừng theo nhóm hộ tại Việt Nam đáp ứng đạt 1 hoặc 2 tiêu chuẩn để trở thành nhóm SLIMF về diện tích.
- Diện tích rừng hoặc quyền sở hữu không vƣợt quá 100 ha; Một số chương trình/sáng kiến vùng về FSC có thể cho phép diện tích tối đa lên tới 1.000 ha (2.470 mẫu Anh).
- Lượng khai thác trung bình năm không vượt quá 20% lượng tăng trưởng trung bình năm và không vƣợt quá 5.000 m3/năm.
Chứng chỉ theo nhóm hộ nhằm mục đích: (1) Đào tạo nâng cao năng lực và xây dựng kế hoạch quản lý rừng trồng bền vững theo 10 nguyên tắc QLRBV; (2) Quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ổn định, bền vững lâu dài, cung cấp nguyên liệu cho chế biến đồ gỗ xuất khẩu ra thị trường quốc tế, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho Hộ gia đình; (3) Đảm bảo kinh doanh rừng liên tục, đa dạng các sản phẩm mà không làm giảm những giá trị nguồn gen, năng suất của rừng, hạn chế thấp nhất tác động có hại đến môi trường, xã hội.