Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Phương án quản lý rừng nhóm hộ Xuân Sơn giai đoạn 2018-2023
4.3.4. Các hoạt động lâm sinh
Từ năm 2010 các hộ gia đình thành viên nhóm tại các xã đã đƣợc dự án WB3 và KFW tập huấn kỹ thuật, giới thiệu mục tiêu của chương trình trồng rừng, tập huấn kỹ thuật và phổ biến giới thiệu nội dung quản lý rừng bền vững trong trồng rừng kinh tế với các loài Keo nhằm tạo ra vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng Keo có nguồn gốc, chất lƣợng bền vững, cung cấp nguyên liệu gỗ Keo có FSC cho nhà máy chế biến đồ gỗ xuất khẩu cho thị trường Châu Âu.
Hình 4.6. Sơ đồ quy trình kỹ thuật lâm sinh 4.3.4.1. Trồng rừng
Trồng rừng và xử lý thực bì: Trước khi trồng rừng phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường trước và sau trồng rừng “Quy trình đánh giá tác động môi trường”.
Thiết kế trồng rừng phải chừa hành lang vùng đệm bảo vệ hai bên suối, vùng loại trừ HCVF và tùy độ rộng của suối, sông để quy định chiều rộng hành lang tối thiểu.
Xử lý thực bì phải thu gom cành ngọn tạo các đai băng song song với đường đồng mức để hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, không được đốt, nếu trong điều kiện đặc biệt có thể đốt cục bộ, phải có giải pháp quản lý lửa đốt. Chỉ xử lý thực bì quanh hố trồng cây, không phát dọn thực bì theo băng và toàn bộ lô trồng để giảm thiểu sự xói mòn đất và bảo vệ khả năng tái sinh tự nhiên.
Không xử lý thực bì bằng cách đốt toàn diện. Có thể gom nhỏ thành các đống để tiến hành đốt, cần có biện pháp an toàn, phòng ngừa cháy lan khi đốt.
Chăm sóc Rừng trồng
thành thục hoàn toàn
Rừng trồng mới Rừng tái
trồng
Rừng trồng trong 3 năm
chăm sóc Rừng trồng
có trữ lượng sau 3 năm CS
Khai thác trắng và trồng mới
Bảo vệ
Quytrình trồng rừng sản xuất
Bảo vệ
Không sử dụng thuốc hóa học bị cấm bởi FSC. Bón lót bằng phân vi sinh, bón thúc bằng NPK.
Chăm sóc và phát dọn thực bì chỉ làm quanh gốc cây mới trồng để bảo vệ thảm thực bì trên lô rừng.
Việc phát dọn thực bì đƣợc giới hạn trong khoảng cách 50 cm xung quanh hố trồng cây nhằm mục đích giảm thiểu hiện tượng phơi đất ra dưới ánh sáng mặt trời và do đó làm mất đi độ ẩm của đất. Các vật chất che phủ, mùn và các vật chất hữu cơ khác cần đƣợc duy trì và bảo vệ ở mức độ tối đa nếu có thể.
Những vật chất này đƣợc đặt xung quanh hố trồng cây để giảm ánh nắng trực tiếp lên bề mặt đất. Thời vụ trồng rừng: Vụ xuân từ tháng 2 - tháng 4; Vụ thu từ tháng 8 - tháng 10 trong năm.
4.3.4.2. Chăm sóc rừng
- Tỉa ngọn là một việc được tiến hành sớm trong quá trình sinh trưởng của cây. Việc này đƣợc tiến hành cho các cây có nhiều ngọn nhằm giữ ngọn tốt nhất để cải thiện dáng cây.
- Tỉa cành để có được gỗ xẻ chất lượng cao trong tương lai bằng cách gia tăng số lƣợng gỗ không có mắt gỗ. Việc này cũng giúp tạo dáng thân cây trong giai đoạn phát triển ban đầu.
- Việc tỉa cành cũng giảm nguy cơ cháy rừng do giảm khả năng lửa lan từ mặt đất lên tới tán cây. Tỉa cành sớm giúp định hình dạng tán cây, giảm sâu hại, dịch bệnh (không tỉa cành với cường độ quá lớn làm ảnh hưởng sinh trưởng phát triển cây rừng).
- Tỉa thƣa chọn lọc nên bắt đầu từ năm 3-4 tỉa những cây cong queo, sâu bệnh, sinh trưởng kém, cường độ tỉa đạt 10-30% mật độ cây, để hỗ trợ các cây có tiềm năng, không tỉa thƣa theo hàng. Mục đích giữ lại 700 – 800 cây/ha nuôi dƣỡng đến năm 6-7 khai thác trắng.
- Bắt đầu tỉa thƣa khi tán xen nhau, công việc tỉa thƣa không chốt vào một độ tuổi nhất định mà tùy thuộc vào sự phát triển của rừng.
- Thường xuyên phát dọn thực bì, dây leo quanh gốc cây, trồng dặm vị trí cây chết, chăm sóc rừng non mới trồng.