Sầu riêng là cây trồng đã đƣợc nông dân huyện Phong Điền nhân rộng trong những năm gần đây. Đây là loại cây tiềm năng nên trong thời gian qua cũng có một số tác giả thực hiện một số nghiên cứu có liên quan đến cây sầu riêng. Nhƣng nhìn chung, các đề tài liên quan đến cây sầu riêng chủ yếu tập trung nghiên cứu về hiệu quả sản xuất của người trồng sầu riêng, các giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất của người trồng sầu riêng. Chưa có nghiên cứu nào liên quan đến chuỗi giá trị sầu riêng.
Tuy nhiên, để thực hiện nghiên cứu, đề tài tham khảo cách tiếp cận và các phương pháp phân tích chuỗi giá trị của một số sản phẩm nông nghiệp đƣợc nghiên cứu nhƣ:
Trần Đức Trung Cang (2008), “Hệ thống marketing nông sản: Trường hợp Sầu Riêng Ngũ Hiệp, tỉnh Tiền Giang”, phương pháp thống kê mô tả, hàm phân biệt, hàm xác suất tuyến tính, phân tích kịch bản; kết quả cho thấy lợi nhuận bình quân năm 2007 của giống Sầu Riêng Khổ hoa xanh là 94,3 triệu đồng/ha, của giống Ri6 là 310,3 triệu đồng/ha, giống Monthong là 325,8 triệu đồng/ha và giống Sầu Riêng Chín Hóa là 303,2 triệu đồng/ha; diện tích đất vườn, trình độ học vấn và có tham gia hợp tác xã hay không là các biến có ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào các công việc làm tăng giá trị cho trái Sầu Riêng.
Nguyễn Thanh Tuấn (2008), “Phân tích thị trường tiêu thụ Sầu Riêng Ngũ Hiệp - Tiền Giang”, phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích doanh thu - chi phí - lợi nhuận; kết quả cho thấy đối với giống Khổ hoa xanh:
Lợi nhuận đối với hộ nông dân là 3,95 triệu đồng/tấn, thương lái là 1,57 triệu đồng/tấn, chợ đầu mối là 950 ngàn đồng/tấn và chủ vựa với lợi nhuận là 740 ngàn đồng/tấn; đối với giống Chính Hóa: Lợi nhuận đối với hộ nông dân là 14,2 triệu đồng/tấn, thương lái là 3,8 triệu đồng/tấn, chợ đầu mối là 1,1 triệu đồng/tấn và chủ vựa với lợi nhuận là 800 ngàn đồng/tấn, Ri 6: Lợi nhuận đối với hộ nông dân là 13,1 triệu đồng/tấn, thương lái là 3 triệu đồng/tấn, chợ đầu mối là 1,6 triệu đồng/tấn và chủ vựa với lợi nhuận là 1,2 triệu đồng/tấn và Monthong: Lợi nhuận đối với hộ nông dân là 15 triệu đồng/tấn, thương lái là 4,5 triệu đồng/tấn, chợ đầu mối là 1,3 triệu đồng/tấn và chủ vựa với lợi nhuận là 900 ngàn đồng/tấn
Lê Thị Kim Hằng (2007), “Khảo sát năm giống Sầu Riêng, kỹ thuật trồng và hiệu quả kinh tế tại xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai”. Đề
tài đƣợc thực hiện với nội dung khảo sát năm giống Sầu Riêng: Khổ Qua Xanh, Lá Quéo, Khổ Qua Xanh Hạt Lép, Ri 6 và Monthong. Nhằm ghi nhận các đặc điểm của năm giống sầu riêng tốt trồng trong xã, tìm hiểu kỹ thuật trồng và hiệu quả kinh tế cho việc phát triển diện tích trồng Sầu Riêng trong xã, cũng nhƣ phục vụ cho công tác khuyến nông và chuyển giao công nghệ sau này. Kết quả cho thấy: Giống Monthong, giống Ri 6 có phẩm chất ngon, ba giống còn lại Khổ Qua Xanh, Lá Quéo, Khổ Qua Xanh hạt lép có năng suất và phẩm chất kém hơn, không nên mở rộng diện tích trồng. Hiệu quả kinh tế: Năm giống sầu riêng đƣợc khảo sát mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác trên địa bàn xã.
Nguyễn Văn Ngãi, Lê Vũ, Đoàn Ngọc Trung, Đặng Lê Hoa (2004),
“Nghiên cứu lợi thế so sánh sản phẩm cao su vùng Đông Nam Bộ”, đề tài đánh giá hiệu quả sản xuất cao su, xác định lợi thế so sánh và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế so sánh của sản phẩm cao su khu vực miền Đông Nam Bộ; các phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng: Thống kê mô tả, phân tích lợi ích - chi phí, và ước lượng chỉ tiêu đo lường lợi thế so sánh DRC.
Võ Chí Cường (2008), “So sánh hiệu quả sản xuất xoài với xoài xen chanh tại huyện Kế Sách, Sóc Trăng”, phương pháp thống kê mô tả, phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, hàm hồi quy đa biến, kết quả cho thấy tổng chi phí và thu nhập trung bình mỗi năm của mô hình xoài - chanh là 76,88 triệu đồng/ha và 50,97 triệu đồng/ha, mô hình xoài chuyên là 85,43 và 65,5 triệu đồng/ha; cuối cùng mô hình xoài - chanh có lợi nhuận cao gấp 1,3 lần mô hình xoài chuyên.
Nguyễn Phú Son (2011). “Phân tích chuỗi giá trị táo, tỏi và nho của tỉnh Ninh Thuận”: Nghiên cứu theo phương pháp tiếp cận mô hình M.Porter về lý thuyết phân tích chuỗi giá trị: mô hình 05 áp lực cạnh tranh; lý thuyết lợi
thế so sánh, lợi thế cạnh tranh và ma trận SWOT tỉnh Ninh Thuận. Chủ yếu tập trung nghiên cứu về các yếu tố chi phí đầu vào, chuỗi giá trị trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm sầu riêng, tỏi (nội địa) nhằm cải thiện GTGT và thu nhập cho người trồng sầu riêng, tỏi và nho để việc sản xuất sầu riêng, tỏi và nho ngày một hiệu quả hơn.
Nguyễn Diệu Lăng (2009), “Phân tích hiệu quả tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của sầu riêng tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ”. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng thống kê mô tả, các chỉ số tài chính và hàm hồi quy tuyến tính để phân tích hiệu quả tài chính, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của sầu riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sản xuất sầu riêng tại Nhơn Ái huyện Phong Điền năm 2009 năng suất trung bình của các hộ trồng dâu ở đây là 8,895 tấn/ha, chi phí tiền mặt đầu tƣ trung bình là 11,116 triệu đồng/ha, chi phí cơ hội bỏ ra trung bình là 11,776 triệu đồng/ha, lợi nhuận chƣa tính chi phí cơ hội là 18,284 triệu đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trồng sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường nên cần được nhân rộng tại địa phương.
Nguyễn Thị Mỹ Ái (2011), “Phân tích hiệu quả sản xuất sầu riêng và dâu bòn bon huyện Phong Điền”. tác giả tập trung phân tích hiệu quả sản xuất Sầu riêng và Dâu Bòn Bon, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của hai mô hình. Thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế, các phương pháp tính toán kinh tế đề tài đã xác định được chi phí, doanh thu và lợi nhuận của nông hộ. Số liệu của đề tài được thu thập theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng theo chủng loại, cụ thể phỏng vấn 90 hộ trồng Dâu Bòn Bon và 90 hộ trồng Sầu riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí đầu tƣ cho 1 công Dâu Bòn Bon thấp hơn Sầu riêng là 13,6 triệu đồng/công. Tuy nhiên, lợi nhuận mang lại cho nông hộ trồng Dâu Bòn Bon cao hơn so với mô hình Sầu riêng là 17,9 triệu đồng/công. Hiệu quả sử dụng đồng vốn (gồm chi
phí cơ hội) của mô hình Dâu Bòn Bon là 3,99 cao hơn Sầu riêng 1,94, mô hình Dâu Bòn Bon có hiệu quả hơn mô hình Sầu riêng do có mức lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Đồng thời, tác giả sử dụng hàm hồi quy tuyến tính để phân tích và xác định đƣợc các yếu tố: diện tích đất trồng Dâu, tuổi cây Dâu, tổng chi phí đầu vào và sản lượng Dâu là các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Đề tài phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất sầu riêng và dâu bòn bon, cho thấy sầu riêng có hiệu quả và lợi thế sản xuất tốt hơn.
Chương 2