3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả của chuỗi sản xuất sầu riêng
3.3.3. Mục tiêu chiến lƣợc và mô hình phân tích
3.3.3.1. Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành hàng sầu riêng
Qua khảo sát các tác nhân, đánh giá hiện trạng sản phẩm sầu riêng cũng nhƣ ngành hàng sầu riêng Phong Điền nhận thấy đƣợc các áp lực cạnh tranh của ngành nhƣ sau:
■ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền, chỉ trong 10 năm diện tích trồng sầu riêng đã tăng gần 20 lần (từ 30 ha năm 2006 lên gần 600 ha năm 2016). Mặt khác, thời gian qua mô hình trồng sầu riêng kết hợp với du lịch sinh thái đã mang lại hiệu quả cao dẫn đến nguy cơ những hộ đang trồng các loại cây ăn trái khác không hiệu quả hoặc canh tác cây hàng năm gặp khó khăn sẽ chuyển đổi cây trồng sang trồng sầu riêng. Sự chuyển đổi này nếu không theo quy hoạch, định hướng của huyện Phong Điền về dài hạn sẽ dẫn đến tăng diện tích canh tác, lƣợng
Phân tích kinh tế chuỗi
Phân tích SWOT
Phân tích lợi thế cạnh tranh
Phân tích hoạt động thị trường của các tác nhân
Tầm nhìn
Chiến lƣợc sản phẩm
sản phẩm
Chiến lƣợc phân phối
phân phối
Chiến lƣợc
chiêu thị Chiến lƣợc hỗ trợ, thúc đẩy
cung sầu riêng trên thị trường gia tăng và do vậy sẽ làm cho giá cả sụt giảm.
Điều này làm cho lợi nhuận chung của ngành suy giảm. Chiến lƣợc hữu hiệu để đối phó lại với tình trạng này là thực hiện tốt quy hoạch vùng trồng sầu riêng nhằm ổn định sản lƣợng, giá bán để làm gia tăng lợi nhuận kinh tế của ngành trong dài hạn.
■ Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Đối với mô hình sản xuất sầu riêng Phong Điền, mặc dù thời gian qua nhu cầu khá cao nhƣng do có nhiều hộ sản xuất phân tán và do đây là loại cây lâu năm, chu kỳ khai thác dài nên khả năng rút lui ra khỏi ngành hang này của các nông hộ rất khó xảy ra, làm gia tăng thêm nguy cơ áp lực cạnh tranh giữa những người sản xuất sầu riêng. Để cạnh tranh được, đòi hỏi người trồng sầu riêng phải liên kết với nhau trong khâu xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, đồng thời cần có sự hỗ trợ của địa phương trong việc cung cấp thông tin thị trường.
■ Năng lực thương lượng của người trồng
Đối với sản phẩm sầu riêng tươi, qua kết quả khảo sát cho thấy có đến khoảng 80 % người trồng cho rằng năng lực thương lượng giá của họ với thương lái rất thấp, do vậy thường họ phải nhận một giá cả thấp hơn giá cả thị trường. Để tránh được tình trạng này, cần sự liên kết giữa các hộ trồng sầu riêng thông qua các hình thức tổ, nhóm nhằm nâng cao năng lực thương lượng của người trồng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng tận dụng sự hỗ trợ của các chương trình dự án nên xây dựng hệ thống thông tin thị trường để tăng cường việc cung cấp thông tin về giá cả sản phẩm cho người trồng.
■ Năng lực thương lượng của nhà cung cấp
Kết quả khảo sát cho thấy những nhà cung cấp cây sầu riêng giống tại Phong Điền không chủ động đƣợc lƣợng cây giống khi cần thiết, do thời gian ƣơm giống cây dài (khoảng 6 -12 tháng), tùy theo kỹ thuật và kinh nghiệm
riêng của từng người. Do vậy, việc hỗ trợ thúc đẩy phát triển ngành sản xuất cây sầu riêng giống để cung cấp cho thị trường nên được thực hiện trong dài hạn, mỗi khi qui mô diện tích gia tăng. Tóm lại, việc phát triển ngành sản xuất cây giống sầu riêng nên đƣợc quan tâm trong dài hạn.
■ Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Về mặt nguyên lý kinh tế, một ngành hàng càng có nhiều sản phẩm thay thế gần gũi sẽ biểu hiện một đe dọa cạnh tranh càng gay gắt, và vì vậy làm giới hạn khả năng sinh lợi của ngành hàng.
Sầu riêng có rất nhiều sản phẩm thay thế như Bưởi, Quýt, Vú Sữa. Do đó, sầu riêng cũng hạn chế về lợi thế cạnh tranh trong việc định giá. Hay nói cách khác đây là sản phẩm nhạy cảm với giá. Chính đặc điểm này, việc thực hiện các chiến lƣợc để tăng năng suất cây trồng có ý nghĩa quyết định bởi vì đó là một trong những điều kiện làm giảm giá thành sản phẩm, tạo điều kiện để giảm giá bán khi thị trường không thuận lợi. Chiến lược tăng năng suất, giảm giá bán (do ảnh hưởng của thị trường) cần kết hợp với các chiến lược khác (chiêu thị, phân phối) để tăng nhu cầu tiêu thụ và tái phân phối lại lợi nhuận đảm bảo cho người trồng sầu rieng tăng năng suất nhưng vẫn tăng lợi nhuận.
Tóm lại, đối với mặt hàng sầu riêng để có đƣợc lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm thay thế cần quan tâm đến việc nâng cao năng lực sản xuất để tạo ra năng suất sản phẩm cao, đi đôi với việc thực hiện mạnh mẽ các nỗ lực quảng bá sản phẩm để duy trì hành vi tiêu dùng sản phẩm sầu riêng của nhóm khách hàng hiện hữu, đồng thời để làm chuyển đổi sở thích tiêu dùng của nhóm khách hàng tiềm năng - những người đang sử dụng các sản phẩm trái cây tươi khác.
3.3.3.2. Phân tích SWOT chuỗi giá trị sầu riêng
Chuỗi giá trị sản phẩm sầu riêng của Phong Điền có những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và những rủi ro nhất định, từ đó làm cơ sở để đề ra chiến lƣợc phát triển, nâng cao chuỗi giá trị sầu riêng và thông tin phân tích đƣợc tổng hợp theo Bảng 3.14.
Bảng 3.14: Phân tích SWOT chuỗi sản phẩm sầu riêng Phong Điền
SWOT
Cơ hội (O)
O1: Chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Nhà nước (cây giống, mắt ghép).
O2: Hỗ trợ từ chính sách nông thôn mới và đào tạo nghề nông
O3: Nhu cầu tiêu dùng tăng.
O4: Có tiềm năng phát triển du lịch.
O5: Điều kiện đất đai và thời tiết phù hợp
O6: Dễ bán
Thách thức (T)
T1: Giá cả đầu ra mang tính thời vụ cao
T2: Giá cả vật tƣ đầu vào tăng liên tục
T3: Sâu bệnh trên cây sầu riêng
T4: Tiêu chuẩn về chất lượng và đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng cao.
T5: Hệ thống phân phối và thông tin thị trường chưa đầy đủ
Điểm mạnh (S)
S1: Cây trồng có giá trị kinh tế cao
S2: Đã đăng ký đƣợc thương hiệu riêng
S3: Có thể tận dụng đƣợc thời gian nhàn rối
S4: Có kinh nghiệm và truyền thống trồng sầu riêng
S1-2 + O1,3,5,6: Mở rộng diện tích trồng sầu riêng (1.000 ha vào năm 2030) S3 + O2-3: Đa dạng hóa ngành nghề cho các hộ trồng sầu riêng.
S2 + T1,2: Tăng cường áp dụng kỹ thuật sản xuất mới để tăng năng suất và giảm chi phí.
S2, S4 + T5: Xúc tiến thương mại thông qua phát triển và quảng bá thương hiệu sầu riêng Phong Điền
Điểm yếu (W)
W1: Thiếu vốn đầu tƣ W2: Thiếu thông tin thị trường
W3: Không phân biệt đƣợc chất lƣợng vật tƣ đầu vào W4: Năng lực xử lý bệnh trên cây hạn chế
W5: Ít đƣợc tập huấn về kiến thức kinh tế
W6: Giống đã có dấu hiệu bị thoái hóa
W7: Qui mô sản xuất nhỏ và manh mún
W8: Hạn chế liên kết thị trường (đầu vào
và đầu ra).
W9: Kỹ năng quảng bá sản phẩm còn hạn
chế.
W1,2,3,9 + O1,3,4: Nâng cao năng lực sản xuất/kinh doanh cho hộ sản xuất sầu riêng và những nhà buôn lẻ/siêu thị.
W2 + O1,2,3: Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường cho tất cả các tác nhân trong chuỗi.
W6 + O1,2,3: Cải tạo giống W7,8 + O1,2,3: Tạo cơ hội nối kết thị trường cho các hộ/tổ chức nông dân với người mua
W5,6,7,8,9 + T1,2,3: Tăng cường các hoạt động huấn luyện về kiến thức kinh tế cho các tác nhân.
W7 + T4: Phát triển vùng chuyên canh sầu riêng.
3.3.4. Những chiến lược nâng cấp chuỗi cần được thực hiện
Để nâng cấp chuỗi giá trị sầu riêng và qua đó góp phần nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất sầu riêng, các chiến lƣợc sau đây cần đƣợc thực hiện:
3.3.4.1. Chiến lược sản phẩm
Tận dụng những cơ hội về nhu cầu thị trường gia tăng và tâm lý tiêu dùng đang có lợi cho các sản phẩm trái cây của Việt Nam nói chung và của sản phẩm sầu riêng nói riêng. Đồng thời tận dụng cơ hội hỗ trợ từ những chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hiện có của thành phố Cần Thơ (Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình đào tạo nghề nông thôn) để khai thác những điểm mạnh của ngành hàng này (người trồng có kinh nghiệm sản xuất, điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc trồng sầu riêng và ngành hàng tận dụng đƣợc lao động gia đình).
Sự kết hợp này tạo nên chiến lƣợc mang tính công kích “Mở rộng qui mô diện tích trồng sầu riêng”. Chiến lƣợc này đƣợc thực hiện sẽ tạo điều kiện gia
tăng năng suất cây trồng, cũng như phù hợp với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, để khắc phục yếu điểm của ngành hàng là sản phẩm không tồn trữ đƣợc lâu thông qua việc tận dụng hai cơ hội: 1) nhu cầu thị trường tiêu dùng sầu riêng gia tăng do thu nhập và nhu cầu du lịch sinh thái của du khách đến Mỹ Khánh, Phong Điền gia tăng và 2) hành vi tiêu dùng sản phẩm trái cây của người tiêu dùng Việt Nam thích sử dụng sản phẩm trái cây của Việt Nam hơn trái cây của Trung Quốc, do trái cây của Trung Quốc chứa nhiều loại hóa chất độc hại.
3.3.4.2. Chiến lược phân phối
Qua kết quả khảo sát cho thấy phần lớn sản phẩm sầu riêng từ người trồng đƣợc bán qua kênh 1. Điều này làm phát sinh chi phí gia tăng rất cao, và do vậy làm cho lợi nhuận kinh tế của toàn chuỗi giảm và tỷ trọng lợi nhuận được phân phối cho người trồng cũng bị sụt giảm. Do đó, chiến lược “Rút ngắn kênh phân phối” nên được thực hiện thông qua việc xúc tiến thương mại trực tiếp với hệ thống phân phối hiện đại (siêu thị) hoặc thông qua các nhà phân phối lớn ở thành phố Hồ Chí Minh nhằm để giảm bớt các khâu trung gian, và do vậy sẽ làm gia tăng lợi nhuận kinh tế của chuỗi, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng sầu riêng.
3.3.4.3. Chiến lược chiêu thị
Dựa vào lợi thế cạnh tranh của sầu riêng là đã có thương hiệu và để tận dụng cơ hội từ nhu cầu thị trường về sản phẩm sầu riêng gia tăng, sở thích tiêu dùng người dân gia tăng, sự hỗ trợ của các dự án và của các chương trình dự án của Nhà nước, địa phương, chiến lược mang tính công kích “Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại”, rất quan trọng để các doanh nghiệp chế biến và các tổ chức nông dân thực hiện. Tuy nhiên, bản thân của các tổ chức nông dân, cũng nhƣ các nhà chế biến hiện tại, tự họ chƣa có đủ khả năng để thực hiện các hoạt động này mang tính chuyên nghiệp. Vì vậy
cần có sự hỗ trợ đắc lực của các Sở ban ngành chức năng của thành phố và của huyện, cũng nhƣ từ các dự án hỗ trợ doanh nghiệp và nông nghiệp, các chương trình, dự án của Nhà nước và địa phương hiện đang hoạt động trên địa bàn thành phố và của huyện.
3.3.4.4. Các chiến lược hỗ trợ, thúc đẩy
Bên cạnh những chiến lƣợc vừa đƣợc đề cập nhằm góp phần nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng sầu riêng, những chiến lƣợc thúc đẩy, hỗ trợ sau cũng nên đƣợc thực hiện:
* Xây dựng nối kết thị trường giữa các nhà cung cấp vật tư nông nghiệp và các tổ chức nông dân
Chiến lƣợc này đƣợc hình thành dựa trên cơ sở khai thác những điểm mạnh: 1) mối quan hệ tốt đã đƣợc thiết lập giữa các nhà cung cấp vật tƣ nông nghiệp và người trồng và 2) giữa các nhà cung cấp vật tư nông nghiệp có tính cạnh tranh cao, để hạn chế rủi ro về giá cả vật tƣ nông nghiệp gia tăng. Chiến lƣợc này mang tính khả thi cao do cả hai bên là nhà cung cấp vật tƣ nông nghiệp và các tổ chức nông dân đều có nhu cầu. Chiến lƣợc này đƣợc thực hiện tất yếu sẽ dẫn đến cả người trồng và các nhà cung cấp vật tư nông nghiệp đều nhận được giá cả mua rẻ hơn do họ hưởng được mức chiết khấu cao hơn từ phía người bán. Đồng thời, cả hai có khả năng nhận được sản phẩm có chất lƣợng cao, số lƣợng đủ và đúng lúc do họ sẽ trở thành những khách hàng lớn của người bán.
* Tăng cường vốn cho các tác nhân trong chuỗi giá trị
Qua khảo sát các tác nhân trong chuỗi giá trị sầu riêng thì hầu hết các tác nhân đều cho là thiếu vốn để sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt đối với người trồng và thương lái. Cho nên, việc tận dụng các nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án đang hoạt động để giúp cho các tác nhân tiếp cận được với các nguồn vốn chính thức, hoặc từ các nguồn vốn hỗ trợ, thông qua việc
thực hiện chiến lƣợc “Tăng cường vốn cho các tác nhân trong chuỗi giá trị”
sẽ là đòn bẫy quan trọng để thúc đẩy ngành hàng này phát triển.
* Tổ chức lại sản xuất dựa trên lợi thế mùa vụ và liên kết giữa những người sản xuất
Thực hiện được sự hỗ trợ này, chính quyền địa phương, cũng như các sở ban ngành của thành phố Cần Thơ cũng như huyện sẽ giúp cho người sản xuất và nhà chế biến có thể nhận đƣợc giá cả cao nhƣ có thể, và do vậy góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất và các tác nhân trong chuỗi giá trị.
3.3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất sầu riêng 3.3.5.1. Quy hoạch phát triển ngành hàng sầu riêng
Huyện Phong Điền cần xây dựng quy hoạch tổng hợp phát triển ngành sầu riêng giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến 2030. Quy hoạch sử dụng đất cho canh tác sầu riêng. Nội dung quy hoạch chú trọng các vấn đề sau:
- Rà soát và xác định diện tích thực trồng sầu riêng hiện nay và diện tích đất lúa và các loại đất nông nghiệp khác kém hiệu quả có khả năng chuyển đổi mục đích canh tác sang phát triển cây sầu riêng để ƣớc tính quy mô trồng sầu riêng có tính khả thi nhất.
- Khảo sát đánh giá tuổi vườn sầu riêng, diện tích trồng mới, diện tích đang cho thu hoạch, diện tích vườn sầu riêng lão cần cải tạo và năng suất sầu riêng để ước tính sản lượng sầu riêng trái và tốc độ tăng trưởng sản lượng.
Khảo sát nhu cầu trồng mới và cải tạo vườn sầu riêng của nông dân.
Căn cứ trên các số liệu khảo sát thực tế và quy hoạch chung ngành sầu riêng, huyện Phong Điền hoạch định một chương trình phát triển sầu riêng giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn 2030; trong đó cụ thể hóa quy mô trồng mới, quy mô trồng cải tạo, tiến độ trồng mới và cải tạo vườn hàng năm.
- Lồng ghép chương trình phát triển sầu riêng với hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ về giống, mật độ, kỹ thuật trồng
và chăm sóc, bảo vệ thực vật để tăng hiệu quả đầu tƣ và dần hình thành vùng sầu riêng tập trung có sản lƣợng lớn và chất lƣợng cao.
3.3.5.2. Giải pháp về sản xuất
- Nâng cao chất lƣợng cây giống nhằm đáp ứng nhu cầu về cây giống tốt, sạch, có khả năng kháng sâu bệnh, giá trị thương phẩm cao. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm, vai trò của các nguồn cung cấp giống nhằm giúp nông dân lựa chọn cây giống phù hợp.
- Đẩy mạnh tiến độ chuyển đổi giống, thay thế các giống sầu riêng truyền thống có hiệu quả sản xuất không cao bằng các giống, mới và tốt.
Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng trung và dài hạn để đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi giống.
- Giảm bớt mức độ sử dụng vốn lưu động bằng cách đầu tư hợp lý vào các các khoản mục phân thuốc. Phát huy vai trò của khuyến nông trong việc hướng dẫn kỹ thuật canh tác nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, đảm bảo sản phẩm an toàn, đồng đều chất lƣợng.
- Tăng cường ứng dụng kỹ thuật nhằm sản xuất tránh vụ, cân đối cung cầu, tránh rớt giá khi đến vụ. Bình ổn giá vật tƣ nông nghiệp, kiểm soát chất lượng phân bón tránh tình trạng phân bón lưu hành kém chất lượng ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và hiệu quả tài chính.
- Ngăn ngừa và kiềm chế ảnh hưởng của dịch bệnh chảy nhựa, hạn chế thiệt hại và lây lan bệnh đến mức thấp nhất bởi vì đây là nguyên nhân gây ra những rủi ro liên quan đến vòng đời và năng suất của cây, ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu tài chính của hộ. Nâng cao ý thức và khuyến khích người nông dân vận dụng quy trình sản xuất sạch, sản phẩm sản xuất theo quy trình cần đƣợc cấp giấy chứng nhận là sản phẩm sạch để phân biệt với các sản phẩm thông thường.