Các chính sách, quy định hiện hành về hoạt động tín dụng cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho vay sản xuất nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện ứng hòa hà tây (Trang 32 - 39)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO VAY SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Cơ sở thực tiễn về hoat động tín dụng cho vay và hiệu quả hoạt động tín dụng cho vay sản xuất nông nghiệp

1.2.1. Các chính sách, quy định hiện hành về hoạt động tín dụng cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng thương mại

Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/8/2015 thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Theo Nghị định, có 7 lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn gồm:

1- Cho vay các chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ;

2- Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ trên địa bàn nông thôn;

3- Cho vay để sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp;

4- Cho vay phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn;

5- Cho vay phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới;

6- Cho vay các nhu cầu phục vụ đời sống của cƣ dân trên địa bàn nông thôn;

7- Cho vay theo các chương trình kinh tế liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ.

Đối tượng được hưởng chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

- Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn;

- Cá nhân; Chủ trang trại; Hợp tác xã, tổ hợp tác (nhóm đồng sở thích) trên địa bàn nông thôn;

- Các tổ chức, cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu sản phẩm nông - lâm - diêm - thủy sản;

- Các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn.

Tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật.

Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại đƣợc tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm theo 8 mức:

1- Tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cƣ trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trừ trường hợp nêu tại mức 3).

2- Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cƣ trú tại địa bàn nông thôn; cá nhân và hộ gia đình cƣ trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp (trừ trường hợp nêu tại mức 3).

3- Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tƣ cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.

4- Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh.

5- Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp.

6- Tối đa 1 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

7- Tối đa 2 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp không bao gồm các đối tƣợng thuộc mức 8.

8- Tối đa 3 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ.

Các đối tƣợng khách hàng đƣợc vay không có tài sản bảo đảm phải nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tƣợng đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Khách hàng chỉ đƣợc sử dụng giấy xác

nhận chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp để vay vốn tại một tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không có tài sản bảo đảm theo quy định tại Nghị định này.

Lãi suất và thời gian cho vay

Lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do khách hàng và tổ chức tín dụng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.

Trường hợp các chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ thì mức lãi suất và phương thức hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Những khoản cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn từ nguồn vốn của Chính phủ hoặc các tổ chức, cá nhân uỷ thác thì mức lãi suất đƣợc thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc theo thoả thuận với bên uỷ thác.

Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận thời hạn cho vay, thời hạn duy trì hạn mức tín dụng đối với khách hàng.

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn trả nợ gốc và lãi đối với các khoản cho vay lưu vụ theo quy định.

1.2.2. Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn ở một số nước và Hiện trạng hiệu quả cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam 1.2.2.1. Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn ở một số nước a, Cho vay nông nghiệp, nông thôn ở Nhật Bản:

Chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích phát triển nông nghiệp bằng cách thành lập ngân hàng nông- công nghiệp địa phương. Vào những năm 1960,

Chính phủ Nhật Bản đã có chương trình cho vay để tăng đầu tư cho nông nghiệp, cho vay để mua sắm tài sản, mở rộng đất trang trại, xây dựng cơ sở hạ tầng. Nguồn vốn là từ chính phủ và tƣ nhân thông qua HTXNN. Lãi suất cho vay phát triển nông nghiệp là lãi suất thấp, thời gian vay dài hạn. HTXNN ở Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản, sự hình thành của HTXNN là huy động tiết kiệm và vốn dƣ thừa từ nông nghiệp và nông dân cho vay các thành phần kinh tế kinh doanh ngoài nông nghiệp.

b, Cho vay nông nghiệp, nông thôn ở Philippin:

Hệ thống tín dụng cung cấp vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn ở Philipin bao gồm: các Ngân hàng nông thôn, Ngân hàng tiết kiệm, các ngân hàng thương mại và các ngân hàng của Chính phủ. Ngân hàng nông thôn là tổ chức tín dụng chính thống lớn nhất, chuyên cung cấp tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ Philipin đã có những chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Từ năm 1975, Chính phủ đã có chỉ tiêu bắt buộc các ngân hàng thương mại phải dành tối thiểu 25% cho vay ngành nông nghiệp. Từ năm 1986 trở lại đây, Chính phủ Philipin đã ban hành chính sách tín dụng mới và đƣợc thực hiện dưới sự bảo trợ của hội đồng chính sách tín dụng nông nghiệp, nội dung chính sách này bao gồm: Chấp nhận cơ chế thị trường việc tạo nguồn tài chính, thực hiện lãi suất thị trường, giảm trợ cấp ưu tiên trong Ngân hàng nông nghiệp, chấm dứt hoạt động cho vay trực tiếp của các cơ sở nhà nước phi tài chính, cung cấp các dịch vụ và thực hiện cơ chế bảo hiểm để giảm rủi ro khi thực hiện cho vay.

1.2.2.2. Hiện trạng hiệu quả cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam

Trong cơ cấu kinh tế của nước ta thì nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và là một ngành luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu bằng sự đầu

tư về mọi mặt, đưa nền nông nghiệp nước nhà phát triển cả về số lượng cũng nhƣ chất lƣợng. Vì thế, việc xây dựng và phát triển nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu nhằm nâng cao và ổn định đời sống của người nông dân, góp phần làm thay đôi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Chính vì vậy ngày 5 tháng 8 năm 2008 Ban chấp hành Trung ƣơng khóa X đã ra Nghị quyết số 26 - NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đây là vấn đề

“Tam Nông” đƣợc Đảng và Chính Phủ dành nhiều sự quan tâm, bởi nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một trong những nhiệm vụ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính phủ ban hành nghị định số 41/2010NĐ-CP; nghị định 55/2015NĐ-CP của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn đã guồn góp phần khơi thông nguồn vốn và thúc đẩy đầu tƣ tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Là kênh tín dụng lớn nhất trong các hệ thống các ngân hàng trên toàn quốc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Ngân hàng đã xây dựng chương trình đầu tư vốn phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn chiếm 70%/ Tổng dƣ nợ vào năm 2020

1.2.2.3.Những bài học kinh nghiệm rút ra từ các chính sách về tài chính tín dụng đối với Việt Nam

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ các chính sách về tài chính - tín dụng Thứ nhất, chính phủ cần tạo hành lang pháp lý hỗ trợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn hoạt động, hành lang pháp lý càng cụ thể và phù hợp với thực tế càng giúp phát triển.

Thứ hai, chính phủ cần xây dựng tầm nhìn và mục tiêu chiến lƣợc cho sản xuất nông nghiệp trong nước, nâng cao công nghệ khoa hoạc kỹ thuật, chất lượng nông sản sạch có tính cạnh tranh cao với thị trường khó tính. Tìm

phương hướng khắc phục tình trạng mất giá của sản phẩm nông nghiệp khi đến mùa thu hoạch, thực hiện tăng cường hỗ trợ phù hợp với đặc tính của từng gia đoạn tăng trưởng,

Thứ ba, ngân hàng nên xem xét xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn phân tích tình hình tài chính và mức độ rủi ro tín dụng của loại hình vay vốn.

Theo đó, dựa trên hệ số tín nhiệm, các tổ chức tín dụng của chính phủ xem xét cho vay. Đồng thời, cũng áp dụng một hệ thống tính phí bảo hiểm khoản vay dựa trên cơ sở rủi ro tín dụng.

Thứ tư, ngân hàng thương mại cần thực hiện chính sách phải nhất quán trong toàn hệ thống. NHTM cần tăng cường thông tin hỗ trợ, đào tạo nhân viên, nhằm năng cao hoạt động tín dụng và đảm bảo an toàn tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho vay sản xuất nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện ứng hòa hà tây (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)