MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Thực trạng phát sinh và xử lý nước thải từ các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 26 - 31)

2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá về hiện trạng phát sinh và xử lý nước thải trong hoạt động chăn nuôi lợn tại khu vực tỉnh Hòa Bình; từ đó đề xuất các biện pháp quản lý, kỹ thuật phù hợp với khu vực nghiên cứu.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Thống kê quy mô chăn nuôi lợn của của 11 huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình; Dự báo được quy mô chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

- Đánh giá sự phát sinh, hiệu quả xử lý nước thải hoạt động chăn nuôi lợn.

- Đánh giá công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi lợn tại các địa phương.

- Đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường nhằm nâng cao hiệu công tác quản lý, xử lý nước thải trong công tác quản lý và hoạt động chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô từ 50 con lợn trở lên, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

- Hoạt động xử lý nước thải chăn nuôi lợn của các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung:

Nghiên cứu sự phát sinh nước thải trong hoạt động chăn nuôi lợn của

các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Hòa Bình. Tiến hành khảo sát trong năm 2019 - 2020.

- Phạm vi về không gian: Tiến hành nghiên cứu tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (trong đó nghiên cứu thực tế tại 07 trại tại 6 xã của 04 huyện: xã Phú Minh - huyện Kỳ Sơn; xã Tân Thành, xã Hợp Châu, xã Cư Yên - huyện Lương Sơn; xã Tân Mỹ - huyện Lạc Sơn; xã Kim Bình - huyện Kim Bôi).

2.3. Nội dung nghiên cứu

1) Hoạt động chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình: Thống kê các loại hình chăn nuôi lợn; quy mô hiện tại, trong những năm gần đây và dự báo trong tương lai.

2) Nghiên cứu sự phát sinh, hoạt động thu gom, hiệu quả xử lý nước thải và ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi lợn đến môi trường: Khối lượng nước thải; Các đặc điểm của nguồn ô nhiễm; Thống kê các công nghệ xử lý nước thải từ các cơ sở chăn nuôi lợn; Hiệu suất thu gom nước thải; Hiệu suất xử lý các thông số môi trường của nước thải.

3) Công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi lợn tại các địa phương:

Các văn bản, quy định của địa phương về công tác quản lý, xử lý môi trường trong hoạt động chăn nuôi lợn; Hoạt động của bộ phận quản lý môi trường.

4) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường: Các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường cho các cơ quan quản lý; Các giải pháp kỹ thuật xử lý nước thải chăn nuôi lợn đạt tiêu chuẩn xả thải cho các cơ sở chăn nuôi.

2.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp kế thừa:

Kế thừa các kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án trước đây nhằm tiết kiệm được chi phí và thời gian cho công tác điều tra, đánh giá, phân tích. Cụ thể: Kế thừa kết quả điều tra, tính phí nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (trong đó có nước thải chăn nuôi lợn).

- Phương pháp điều tra, khảo sát:

Tiến hành thu thập các thông tin về tình hình chăn nuôi lợn, thực trạng thu gom, xử lý nước thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh:

Phỏng vấn trực tiếp chủ trại hoặc quản lý trại để thu thập các thông tin liên quan đến quy mô chăn nuôi, lưu lượng nước thải chăn nuôi, việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở (báo cáo ĐTM/CKBVMT, hệ thống xử lý nước thải, xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước...).

Thu thập thông tin từ Ủy ban nhân dân các huyện thành phố và các sở ngành có liên quan đến công tác chấp hành pháp luật về BVMT tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn quản lý (Phỏng vấn trực tiếp Lãnh đạo hoặc cán bộ quản lý tại các huyện, thành phố).

Tổng hợp các kết quả điều tra, khảo sát, tiến hành phân tích, đánh giá để có kết luận và làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.

- Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu và so sánh:

Sử dụng các thiết bị, máy móc để quan trắc, đo đạc và lấy mẫu nước, cùng với các thiết bị phân tích hiện đại để xác định thành phần môi trường và so sánh với tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam hiện hành để đánh giá chất lượng nước thải thải ra môi trường; Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của các hệ thống xử lý của các cơ sở chăn nuôi.

+ Nghiên cứu quy trình công nghệ xử lý nước thải tại 07 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tương ứng với các quy mô: Quy mô nhỏ (< 100 con), quy mô vừa (100 - 500 con), quy mô lớn (> 1.000 con).

+ Lấy mẫu, phân tích nước thải trước và sau xử lý tại 07 cơ sở chăn nuôi trên.

+ Đánh giá hiệu quả xử lý của các hệ thống xử lý nước thải tại 07 cơ sở đó.

Phương pháp lấy, bảo quản và phân tích mẫu được thể hiện Bảng 2.1 và Bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.1. Phương pháp lấy mẫu, xử lý, bảo quản

TT Thông số quan trắc Phương pháp lấy mẫu, bảo quản 1 pH

- TCVN 6663-1:2011 - TCVN 6663-3:2008 - TCVN 5999:1995 2 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)

3 Nhu cầu oxy hóa học (COD) 4 Tổng chất rắn lơ lửng

5 Tổng Nito (N) 6 Tổng Coliforms 7 Thủy ngân (Hg) 8 Asen (As) 9 Casdimi (Cd) 10 Chì (Pb)

Bảng 2.2. Phương pháp phân tích

TT Thông số quan trắc Đơn vị đo Phương pháp phân tích

1 pH - TCVN 6492:2011

2 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) mg/l TCVN 6001-1:2008 3 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l TCVN 6491:1999

4 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l TCVN 6625:2000

5 Tổng Nito (theo N) mg/l TCVN 6638:2000

6 Coliform MPN/100 ml TCVN 6187-1:2009

7 Thủy ngân (Hg) mg/l TCVN7877:2008

8 Asen (As) mg/l TCVN6626:2000

9 Casdimi (Cd) mg/l SMEWW 3113B:2012

10 Chì (Pb) mg/l SMEWW 3113B:2012

*Phương pháp đánh giá công tác quản lý môi trường tại địa phương - Làm việc với cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố và UBND các xã, thị trấn; đặc biệt là các cán bộ phụ trách lĩnh vực nông nghiệp, môi trường: Phỏng vấn trực tiếp phó trưởng phòng phụ trách

công tác môi trường tại 11 huyện, thành phố và cán bộ nông nghiệp - môi trường tại 6 xã trên địa bàn 4 huyện nghiên cứu.

- Phân tích các báo cáo về công tác bảo vệ môi trường của địa phương.

Cụ thể: Báo cáo Kết quả thực hiện công tác phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Báo cáo việc thực thi chính sách pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi; Báo cáo công tác Bảo vệ môi trường của các huyện, thành phố.

Qua các báo cáo sẽ đánh giá những mặt đạt được, các mặt còn tồn tại trong quá trình quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất được các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

- So sánh với các quy định quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi: So sánh với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản quy định của địa phương như: Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 30/12/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 29/11/2016 của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 25/CT- TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 16/10/2014 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Nghị quyết số 81/NQ-HĐND ngày 08/12/2017về phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2017 - 2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh...

So sánh nước thải sau xử lý tại các trại với QCVN 62-MT:2016/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thực trạng phát sinh và xử lý nước thải từ các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)