Các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Thực trạng phát sinh và xử lý nước thải từ các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 100 - 105)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường trong chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

4.4.1. Các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi. Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi, cần có sự phân công, phân cấp rõ ràng chức năng, nhiệm vụ giữa các ngành có liên quan và các huyện/thành phố trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Xây dựng cơ sở khoa học và ban hành các văn bản kỹ thuật, văn bản pháp lý, các văn bản hướng dẫn về quản lý liên quan đến chăn nuôi, quy trình quản lý chất thải, kiểm kê, giám sát phát thải khí nhà kính; Lồng ghép các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính với các chương trình phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi; Đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông gắn kết với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chăn nuôi. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển khí sinh học kèm theo các chính sách hỗ trợ cho hộ gia đình, cơ sởchăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học.

- Thu hút nguồn tài chính: Huy động và đa dạng nguồn tài chính trong triển khai các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chăn nuôi;

miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo từ công trình khí sinh học; Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ nhập khẩu để sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận

chuyển, tái chế, xử lý chất thải; các sản phẩm thay thế nguyên liệu tự nhiên có lợi cho môi trường được nhà nước trợ giá.

- Đẩy mạnh kỹ thuật - công nghệ: Nghiên cứu chọn tạo các giống vật nuôi có khả năng hấp thụ, năng suất cao và chống chịu với biến đổi khí hậu;

nên thay thế các loại gia súc năng suất thấp bằng các loại gia súc năng suất cao và phương thức cho ăn tốt hơn, giảm tổng lượng giảm phát thải trong khi vẫn duy trì hoặc tăng cung cấp sản phẩm vật nuôi. Điều này bao gồm việc thay đổi giống hoặc thực hiện việc kế hoạch lai giống. Chuyển đổi giống đến môi trường phù hợp là một phương án có thể đạt cho năng suất cao hơn đối với các tài nguyên sẵn có. Cần phổ biến các biện pháp nuôi dưỡng phù hợp để hạn chế bài xuất nitơ và phốt pho ra môi trường (sản xuất chăn nuôi các bon thấp); Phát triển các công nghệ xử lý và tái sử dụng chất thải chăn nuôi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính; Nghiên cứu khả năng phát điện từ năng lượng khí sinh học; Tái phục hồi năng lượng và cải tiến quản lý chất thải gia súc; tìm kiến thị trường,

- Giảm dần các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, tiến tới quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phải được quy hoạch phù hợp theo vùng sinh thái cả về số lượng, chủng loại để không bị quá tải gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là những khu vực có sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nguồn nước sông hồ cung cấp cho nhà máy nước sinh hoạt thì công tác quy hoạch chăn nuôi càng phải quản lý nghiêm ngặt.

- Phân cấp rõ ràng trong việc thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, tránh tình trạng nhiều đoàn thanh tra cùng thanh tra về một vấn đề đối với một đối tượng bị thanh tra, gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Tăng cường năng lực cho các cơ quan thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ về việc tuân thủ xả thải và quản lý chất thải.Trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra,

thanh tra và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi. Kiên quyết xử lý đối với các cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tùy theo mức độ sẽ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác hậu kiểm và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Triển khai hướng dẫn quy trình thực hiện đăng ký các thủ tục pháp lý về môi trường tại các cấp huyện và thành phố. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường (phòng TN&MT) cần có quy trình, yêu cầu cụ thể đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn quản lý để tạo sự thuận lợi cho các cơ sở này thực hiện các thủ tục pháp lý về môi trường (kế hoạch bảo vệ môi trường, xác nhận công trình xử lý môi trường), tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý môi trường.

Như vậy, ngoài một số giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và loại trừ các chất gây ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi và các giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại, ảnh hưởng của CTCN đối với sức khỏe và môi trường sống thì việc quản lý đồng bộ của cơ quan chức năng trong công tác quản lý CTCN là nhân tố quyết định nhằm hạn chế việc ảnh hưởng xấu tới môi trường và con người từ chất thải của hoạt động chăn nuôi.

4.4.1.2. Giải pháp về khoa học và công nghệ

Để kiểm soát diễn biến của sự dịch chuyển các chất ô nhiễm môi trường và đánh giá mức độ ô nhiễm của các CTCN tại các trang trại chăn nuôi. Chúng ta cần phải tiến hành xây dựng một mạng lưới cơ sở dữ liệu toàn diện về môi trường và được cập nhật định kỳ, dễ sử dụng, chia sẻ. Cơ sở dữ liệu này là tập hợp của các kết quả trước đó của các cơ quan và tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Tiếp theo là hoàn thiện hệ thống dữ liệu này trên

cơ sở các kết quả nghiên cứu, điều tra bổ sung, quan trắc tài nguyên môi trường, các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, địa phương, các cơ chế, chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường tại vùng có trang trại chăn nuôi bị ảnh hưởng…

Nghiên cứu các xu hướng biến động tài nguyên môi trường nước, đất.

Dựa trên các báo cáo: đánh giá tác động môi trường, hiện trạng môi trường hàng năm, điều tra chất lượng và trữ lượng của tài nguyên nước, đất, hiện trạng sử dụng tài nguyên, niên giám thống kê, các kết quả nghiên cứu về tài nguyên môi trường, thiên tai để xác định các xu thế biến động và dự báo sự lan tỏa CTCN trong môi trường đất, nước của khu vực có trang trại.

Áp dụng các công nghệ sạch, ít chất thải, công nghệ xử lý chất thải, công nghệ giảm thiểu tai biến để xử lý chất ô nhiễm… Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học, công nghệ nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Các TTCN trên địa bàn hiện đang phát triển ổn định. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận thông tin về thị trường và tổ chức sản xuất của các chủ trang trại còn hạn chế; thiếu các mối liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các địa phương chưa có quy hoạch vùng nhằm quản lý chặt chẽ dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái.

Để TTCN phát triển, tỉnh cũng cần có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển tạo điều kiện cho các chủ TTCN đầu tư chiều sâu; quy hoạch vùng chăn nuôi gắn liền với hỗ trợ đầu tư hạ tầng, máy móc, thiết bị phục vụ phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực tổ chức quản lý cho các chủ trang trại…

4.4.1.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Tăng cường nhân lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp huyện/thành phố, cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường tại các xã.

- Giải pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức:

Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, cơ sở sản xuất kinh tế về kỹ thuật, năng lực quản lý quy trình sản xuất để người dân quanh vùng hiểu và phòng tránh tối đa những tác động xấu ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và hoạt động sản xuất của người dân.

Giáo dục bảo vệ môi trường ngay trong nhà trường cần được triển khai sâu rộng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1363/QĐ-TTg về việc

“Đưa các nội dung Bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”, đặc biệt nội dung về giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường đã được lồng ghép vào trong sách giáo khoa cho các bậc học. Lồng ghép kiến thức về sử dụng khôn khéo, quản lý, bảo tồn phát triển bền vững tài nguyên vào nội dung giảng dạy ở các bậc học phù hợp, ít nhất là từ bậc cao đẳng trở lên và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sử dụng bền vững tài nguyên môi trường theo hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, các công tác tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ, giáo viên, học sinh và sinh viên cần được chú trọng về cả nội dung, chất lượng cũng như hình thức. Xây dựng và thực hiện dự án phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực quản lý, xây dựng, thực hiện và giám sát quy hoạch sử dụng tài nguyên.

Trên địa bàn huyện cần đưa ra các giải pháp tuyên truyền, giáo dục, y tế cụ thể để phổ biến tới người dân như sau:

+ Nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, môi trường và xây dựng nếp sống văn hóa môi trường thông qua các hoạt động như: Kết hợp với báo chí, mở các chuyên mục, các cuộc thi môi trường. Phối hợp với đài phát thanh, truyền hình thực hiện các phóng sự về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

+ Phối hợp với các cơ quan ban ngành hướng dẫn các kiến thức cơ bản về môi trường cho các tuyên truyền viên vệ sinh môi trường;

+ Đưa vấn đề sinh thái và bảo vệ môi trường vào trong nhà trường, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho học sinh;

+ Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục ý thức tự giác và văn hóa môi trường tới toàn dân. Đưa các hình thức trực quan sinh động trong các cuộc vận động toàn dân tham gia phong trào gây dựng môi trường xanh, sạch đẹp;

+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình y tế dự phòng, đặc biệt coi trọng công tác đào tạo sâu cán bộ cơ sở. Hoàn thiện công tác ghi chép sổ sách và báo cáo y tế cũng như chính sách và chế tài đối với việc khám chữa bệnh cho người dân.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát sinh và xử lý nước thải từ các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)