Đa dạng quần xã côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày theo sinh cảnh khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh vảy hoạt động ban ngày rhopalocera và đề xuất biện pháp quản lý tại xã yên phúc huyện văn quan tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 49)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Đa dạng quần xã côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày theo sinh cảnh khác nhau

4.2.1. Đa dạng loài côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày theo sinh cảnh.

Phân bố của côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày trong khu vực nghiên cứu theo sinh cảnh được thể hiện tại bảng 4.4.

Bảng 4.4: Phân bố của côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày theo sinh cảnh

STT Họ Côn trùng Các dạng sinh cảnh

SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 SC6

1 Papilionidae 8 6 5 5 6 11

2 Pieridae 7 6 6 6 5 7

3 Danaidae 4 6 4 7 7 5

4 Nymphalidae 10 20 8 12 10 9

5 Satyridae 5 5 2 4 5 7

6 Amathusiidae 1 0 0 0 0 0

7 Lycaenidae 1 1 0 0 1 1

8 Hesperiidae 1 1 0 1 0 0

Tổng số Họ 8 7 5 6 6 6

Tổng số Loài 37 45 25 35 34 40

% Loài 59,68 72,58 40,32 56,45 54,84 64,52

%Loài

59,68

72,58

40,32

56,45 54,84

64,52

0 10 20 30 40 50 60 70 80

SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 SC6

%Loài

Hình 4.3: Tỷ lệ phần trăm số loài côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày theo sinh cảnh

Chú giải:

SC1 Rừng tự nhiên SC4 Rừng thứ sinh trên núi đá vôi

SC2 Khu dân cư, canh tác nông nghiệp SC5 Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy SC3 Rừng trồng SC6 Rừng kín thường xanh ven suối

Qua bảng 4.4 và hình 4.3 ta thấy Sinh cảnh dân cư sinh sống, đất canh tác nông nghiệp (SC2) có số loài cao nhất (45 loài chiếm 72,58%), đây là sinh cảnh có thành phần loài cây thấp hơn so với các sinh cảnh khác nhưng lại có thêm nhiều loại cây ăn quả: Cam, Quýt, Bưởi, nhãn, Vải ...; cây nông nghiệp:

Ngô, khoai sắn ... và một số cây trồng khác. Mặt khác sinh cảnh này còn có nhiều khoảng trống, cây bụi. Do đó ở sinh cảnh này có số loài cao nhất.

Sinh cảnh rừng kín thường xanh ven suối (SC6) là sinh cảnh có số loài cao thứ hai (40 loài chiếm 64,52%). Ở sinh cảnh này rất đa dạng về thực vật ngoài ra sinh cảnh này còn cung cấp nước và chất khoáng cho các loài côn trùng bộ Cánh vảy.

Cũng giống như sinh cảnh rừng kín thường xanh ven suối, sinh cảnh rừng tự nhiên (SC1) cũng đa dạng các loài thực vật nên cũng kéo theo đa dạng về các loài côn trùng bộ Cánh vảy (37 loài chiếm 59,69%).

Sinh cảnh sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đá vôi (SC4) (35 loài chiếm 56,45%) và rừng phục hồi sau nương rẫy (SC5) (34 loài chiếm 54,84%) hai sinh cảnh này cũng có nhiều loài thực vật, nhiều cây có hoa, nhiều khoảng trống, nhiều ánh sáng. Nhưng đây không phải là môi trường lý tưởng cho nhiều loài côn trùng bộ Cánh vảy.

Sinh rừng trồng là sinh cảnh có số loài thấp nhất (25 loài chiếm 40,32%) do tính đa dạng về thực vật thấp hơn các sinh cảnh khác và do chịu sự tác động của con người như khai thác gỗ, củi, phát dọn thực bì nên sinh cảnh thường không ổn định, tầng cây bụi thảm tươi khó phát triển, nguồn thức ăn bị hạn chế.

Một số loài có phân bố rộng gặp ở tất cả các sinh cảnh, đó là các loài được ghi ở bảng 4.5

Bảng 4.5: Thống kê các loài côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày gặp ở tất cả các sinh cảnh

STT Tên loài Họ

1 Papilio polytes Papilionidae

2 Apias albina Pieridae

3 Appias lyncida Pieridae

4 Eurema andersonii Pieridae 5 Hebomoia glaucippe Pieridae

6 Danaus genutia Danaidae

7 Tirumala septentrionis Danaidae

8 Euploea mulciber Danaidae

9 Hypolimnas bolina Nymphalidae

10 Neptis hylas Nymphalidae

11 Ypthima baldus Satyridae

Qua bảng số liệu 4.5 ta thấy có 11 loài có phân bố rộng theo các sinh cảnh, trong đó có nhiều nhất là họ Papilionidae có 1 loài, Pieridae có 4 loài, họ Danaidae có 3 loài, họ Nymphalidae có 2 loài và họ Satyridae có 1 loài.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những loài có độ bắt gặp ở nhiều sinh cảnh tại xã Yên Phúc, thuộc nhóm bướm thường gặp ở Việt Nam.

Có một loài chỉ thu được ở pha trưởng thành duy nhất ở một sinh cảnh là loài Thaumantis diores. Đây là những loài có vùng phân bố hẹp, thường sống ở dưới tán rừng rậm.

4.2.2. Đa dạng loài côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày ở sinh cảnh khác nhau

Các chỉ số đa dạng (số lượng loài, số lượng cá thể, chỉ số đa dạng H’, chỉ số phong phú d, chỉ số đồng đều J’) của các quần xã bướm ở các sinh cảnh khác nhau được trình bày trong bảng 4.7.

Trong nội dung này, số liệu về thành phần loài và độ phong phú của các loài của các quần xã bướm được thu thập trên 4 tuyến chính và 18 điểm điều tra cố định ở 6 loại sinh cảnh có thảm thực vật khác nhau. Số liệu thu thập, xử lý thống kê được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.6: Sự phân bố côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày theo các sinh cảnh tại xã Yên Phúc

STT Sinh cảnh

Số lượng loài (S)

Số lượng cá thể (N)

Chỉ số phong phú (d)

Chỉ số đồng đều

(J’)

Chỉ số đa dạng (H’)

1 SC1 37 71 19,45 1,52 5,50

2 SC2 45 131 20,78 2 7,64

3 SC3 25 38 15,19 1,29 4,15

4 SC4 35 69 18,49 1,54 5,49

5 SC5 34 55 18,96 1,35 4,76

6 SC6 40 79 20,55 1,56 5,75

SC1 Rừng tự nhiên SC4 Rừng thứ sinh trên núi đá vôi SC2 Khu dân cư, canh tác nông nghiệp SC5 Rừng thứ sinh phục hồi sau

nương rẫy

SC3 Rừng trồng SC6 Rừng kín thường xanh ven suối Chỉ số đa dạng phụ thuộc vào ba yếu tố là số lượng loài, độ phong phú của các loài và sự đồng đều về độ phong phú giữa các loài của quần xã. Một khu vực có số lượng loài hoặc số lượng cá thể nhiều chưa hẳn nơi đó có tính đa dạng cao.

Nhìn trên bảng 4.7 nhận thấy sinh cảnh Khu dân cư, canh tác nông nghiệp (SC2) có 131 cá thể thuộc 45 loài và có độ phong phú cao nhất (d = 20,87), sau đó là sinh cảnh Rừng kín thường xanh ven suối (SC6) có 79 cá thể thuộc 40 loài và có độ phong phú cao thứ hai (d = 20,55) và thấp nhất là sinh cảnh rừng trồng (SC3) có 38 cá thể thuộc 25 loài và có độ phong phú là (15,19%).

Bảng 4.7 cũng cho ta thấy sinh cảnh Khu dân cư, canh tác nông nghiệp cũng là sinh cảnh có sự đa dạng cao nhất (H’ = 7,64), sau đó là sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi, cây tái sinh (H’ = 5,75) và thấp nhất là sinh cảnh rừng trồng (H’ = 4,15).

Về độ đồng đều thì sinh cảnh khu dân cư, canh tác nông nghiệp là cao nhất (J’ = 2), thấp nhất là sinh cảnh Rừng trồng (J’ = 1,29).

Như vậy chỉ số đa dạng cao hay thấp ở các sinh cảnh có liên quan chặt chẽ với chỉ số phong phú và chỉ số đồng đều. Chỉ số phong phú và chỉ số đồng đều cao thì chỉ số đa dạng cao, ngược lại chỉ số phong phú và chỉ số đồng đều thấp thì chỉ số đa dạng thấp

0 5 10 15 20 25

SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 SC6

d H' J'

Hình 4.4. Chỉ số phong phú Côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày theo các dạng sinh cảnh

Các loài bướm thuộc họ Bướm cải (Pieridae), Bướm giáp (Nymphalidae), Bướm mắt rắn (Satyridae) thường gặp nhiều ở sinh cảnh Khu dân cư, canh tác nông nghiệp, Trảng cỏ cây gỗ rải rác và gặp ở hầu hết các sinh cảnh khác. Tại khu vực nghiên cứu vào những lúc nắng nóng, bắt gặp nhiều đàn bướm tập trung ở các vũng nước ven đường, ven suối, trên các bãi đất ẩm để hút khoáng.

Các loài côn trùng thuộc họ Bướm phượng (Papilionidae) thường gặp chủ yếu ở khu canh tác nông nghiệp, dân cư, rừng tự nhiên ven suối.

Với sinh cảnh rừng trồng Hồi, bạch đàn, Keo hỗn hợp loài phân bố chủ yếu là các loài Bướm thuộc họ Bướm cải và một số họ khác như Papilionidae, Danaidae. Sinh cảnh Rừng tự nhiên ven suối tập trung số lượng cá thể của các loài khá đông. Ở đây ta thường bắt gặp các loài Bướm đi theo từng đàn, đậu và hút khoáng ở các bãi bồi ven suối.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh vảy hoạt động ban ngày rhopalocera và đề xuất biện pháp quản lý tại xã yên phúc huyện văn quan tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)