Giải pháp quản lý cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh vảy hoạt động ban ngày rhopalocera và đề xuất biện pháp quản lý tại xã yên phúc huyện văn quan tỉnh lạng sơn (Trang 65 - 80)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Thực trạng và giải pháp quản lý côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày tại khu vực nghiên cứu

4.5.4. Giải pháp quản lý cụ thể

Tại xã Yên Phúc có khoảng 62 loài, trong đó một số loài được coi là có ý nghĩa lớn – các loài chủ yếu, các loài có vai trò là sinh vật chỉ thị. Để tập trung nguồn lực cho công tác quản lý cần đặc biệt chú ý tới các loài chủ yếu này.

4.5.4.1. Công tác điều tra giám sát

Do độ phong phú cũng như sự xuất hiện của các loài bướm ngày nói chung và các loài bướm ngày chủ yếu nói riêng có thể thay đổi theo năm , do vậy cần tiến hành điều tra liên tục trong một số năm tại 18 điểm điều tra trên 4

tuyến điều tra đã được xác lập ban đầu. Trên các tuyến điều tra trên, tiến hành thu thập các số liệu chính sau :

Xác định thành phần các loài bướm ngày đặc biệt là các loài chủ yếu, thu thập mẫu vật các loài bướm ngày đặc biệt là ở giai đoạn lấy thức ăn – sâu non.

Thu thập tất cả các thông tin về thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, đặc điểm lâm phần tại thời điểm điều tra.

4.5.4.2. Thu thập thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài chủ yếu.

Để có được các thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài bướm ngày chủ yếu, ngoài việc kế thừa các tài liệu có liên quan, cần phải đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu đối với các nhóm loài này bằng các hình thức sau:

4.5.4.3. Các biện pháp kỹ thuật

Trên cơ sở các kết quả điều tra phân tích về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài bướm ngày chủ yếu đã được trình bày ở trên, để phát triển chúng cần phải tiến hành các biện pháp kỹ thuật sau :

* Đối với nhóm loài gây hại cho cây trồng

Đối với nhóm này cần có những biện pháp như: Trồng hỗn giao nhiều loại cây hoặc chia nhỏ các lô trồng các loài cây xem kẽ để cung cấp nhiều loại thức ăn cho côn trùng lựa chọn nhằm hạn chế phát dịch trên một loại cây trồng.

* Đối với nhóm loài có tên trong sách đỏ và mới phát hiện ở Việt Nam : Mở rộng môi trường sống của chúng với việc nâng cao số lượng và chất lượng rừng như : Đẩy nhanh công tác khoanh nuôi làm giàu rừng, công tác trồng rừng tạo môi trường sống thích hợp với cơ cấu loài cây làm thức ăn cho sâu non và bướm trưởng thành như các loài cây thuộc họ Đậu, họ Giẻ, họ Hoa hồng, họ Hòa thảo, họ Ô rô, họ Dâu tằm, họ Gai, họ Đơn nem.

* Đối với nhóm loài có vai trò là sinh vật chỉ thị :

Đối với nhóm loài này cần đầu tư kinh phí cho công tác khoanh nuôi làm giàu rừng, công tác trồng rừng với cơ cấu loài cây làm thức ăn cho sâu non và bướm trưởng thành như : Các loài cây thuộc họ Hòa thảo, họ Tre nứa, họ Đơn nem, họ Đậu, họ Giẻ, họ Hoa hồng.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016 trên 18 điểm điều tra của 4 tuyến điều tra gồm 6 loại sinh cảnh khác nhau tôi đã thu được một số kết quả chính sau:

1. Trong khu vực nghiên cứu đã xác định được 62 loài thuộc 41 giống của 8 họ, số loài của các họ côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày lần lượt như sau: họ có nhiều loài nhất là Nymphalidae 22 loài, họ Hesperiidae ít nhất với 01 loài.

Có 10 loài thuộc nhóm phổ biến thuộc 5 họ chiếm 16,13% tổng số loài thu được, các loài thuộc nhóm ít phổ biến tập trung ở 5 họ chiếm 35,48%, số còn lại là thuộc nhóm hiếm gặp chiếm 48,39%.

Cho đến thời điểm nghiên cứu xác định được 1 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và cũng là loài nằm trong danh lục CITES là: Troides helena.

Có 01 loài có giá trị chỉ thị cho hệ sinh thái rừng: Thaumantis diores

2. Sinh cảnh Dân cư sinh sống, canh tác nông nghiệp có số lượng loài nhiều nhất với 44 loài chiếm 70,97% thấp nhất là sinh cảnh 05 Rừng phục hồi sau nương rẫy với 21 loài chiếm 33,87% tổng số loài. Sinh khu dân cư, canh tác nông nghiệp có 44 loài với 73 cá thể và có chỉ số đa dạng cao nhất (23,08), thấp nhất là sinh cảnh rừng trồng có 21 loài với 27 cá thể và chỉ số đa dạng là 13,98.

3. Xác định được một số cây là thức ăn của sâu non một số loài côn trùng Bộ cánh vảy trong khu vực nghiên cứu. Đã mô tả được đặc điểm của một số loài có khả năng gây hại cho cây trồng, bảo tồn và chỉ thị.

2. Tồn tại

Trong quá trình nghiên cứu do một số điều kiện về nhân lực, phương tiện, dụng cụ nghiên cứu, cùng với kinh nghiệm của bản thân nên đề tài còn một số tồn tại nhất định.

- Về phương pháp kế thừa từ các nguồn tài liệu có sẵn: Do chưa có công trình nghiên cứu nào về côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày tại khu vực nghên cứu.

- Do điều kiện về thời gian, kinh phí và trình độ còn hạn chế nên đề tài chưa đi sâu vào nghiên cứu sinh học, sinh thái các loài côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày.

- Đề tài không có điều kiện để so sánh với các kết quả nghiên cứu đã thực hiện ở những nơi khác nên những nhận xét, đánh giá cũng như những giải pháp đề xuất chỉ phù hợp trên địa bàn nghiên cứu.

3. Khuyến nghị

Để bảo tồn được đa dạng sinh học nói chung và các loài côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày nói riêng của xã Yên Phúc, những hành động cụ thể cần được triển khai như sau:

- Các biện pháp khẩn cấp làm giảm mức độ khai thác gỗ, củi và phòng chống cháy rừng cần được triển khai có hiệu quả. Các biện pháp này bao gồm việc tăng cường lực lượng bảo vệ tài nguyên rừng cùng với việc củng cố việc thi hành pháp luật (kết hợp với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương).

- Cần tiếp tục điều tra, nghiên cứu kỹ trong nhiều năm nhằm đánh giá đầy đủ sự đa dạng và tầm quan trọng của các loài côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày và những mối đe dọa đối với chúng.

- Các hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng đa dạng sinh học của Trung tâm cần được triển khai tại các cộng đồng dân cư. Cần bao gồm cả các thông tin về những hoạt động bị pháp luật cấm và các hoạt động phá hoại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Viết Tùng, (2006), Giáo trình côn trùng học đại cương, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Đặng Ngọc Anh (2000), Nghiên cứu thành phần các loài Bướm ngày (Rhopalocera) của Việt Nam, làm cở sở đề xuất biện pháp quản lý sử dụng, Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng, Hà Nội.

3. Đặng Thị Đáp (2009), Cây thức ăn của sâu non một số loài bướm (Lepidoptera, Rhopalocera) ở vườn quốc gia Cúc Phương, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Vũ Văn Liên, Vũ Quang Công (2005), Vai trò chỉ thị của một số họ bướm ở vườn quốc gia Tam Đảo, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống - Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc 2005, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

5. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn, Mão (2001), Điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại trong Lâm Nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

6. Đặng Thị Đáp, Vũ Văn Liên, Đặng Thị Hường, Nguyễn Thế Hoàng (2008), Hướng dẫn tìm hiểu về các loài bướm Vườn quốc gia Tam Đảo và giá trị bảo tồn của chúng, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

7. Vũ Văn Liên (2005), “thành phần và độ phong phú (Lepidopter, Rhopalocea) rừng Hòn Bà, Khánh Hòa”, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, hội thảo lần thứ nhất, Hà Nội ngày 7/5/2005, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 360-366.

Tài liệu tiếng nước ngoài

8. Chou L. (1994), Monographia Rhopalocerum Sinensium. Vol. 1. Henan Science and Technology Press, Henan, China.

9. New.T.R. (1997), Butterfly conservation. Oxford University Press.

10. Parsons, M. (1996), Butterfly farming in the Indo- Australian region: An effective and sustainable means of combining conservation and commerce to protect tropical Forests. Decline and Conservation of Butterflies in Japan III: 63- 22. The Lepidopterological Society of Japan, Osaka.

11. D’ Abrera B. (1982-84), Butterflies of the Oriental Region. Vol. 1-3. Hill House, Melbourne.

12. Collins N.M., Morris M.G. (1985), Threatened Swallowtail Butterflies of the world, Gland, Cambridge, IUCN.

13. Price P.W. (1975), Insect Ecology, Jonh Wiley, Sons, Inc,pp. 371-387.

14. Spitzer K., Novotny V., Tonner M., Leps J. (1993), “Habitat preferences, distribution and seasonality of the butterflies (Lepidoptera, Papilinoidea) in a montane tropical rain forest, Vietnam”, Journal of Biogeography 20,pp.109-121.

15. Spitzer K., Jaros J., Havelka J., Leps J. (1997), “Effect of small-scale disturbance on butterfly communities of an Indochina montane rainforest”, Biological convervation 80, pp. 9-15.

16. Leps J., Spitzer K. (1990), Ecological determinants of butterfly communities (Lepidoptera, Papilionidea) in the Tam Dao Mauntains, Vietnam”, Acta Ent. Bohemoslov. 87, pp. 182-194.

17. Brown K.S. (1996), “The use of insects in the study, conservation and monitoring of biological diversity in Neotropical habitats, in relation to traditional land use systems”, Decline and Conservation of Butterflies in Japan III, Proceedings International Symposium on

Butterfly Conservation, Osaka, Japan, 1994 (ed. Ae S.A, Hirowatari T., Ishii M., Brower L.P.), The Lepidopterological Society of Japan, Osaka, pp. 128-149.

18. Schulze C.H., Walter M., Kessler P., Pitopang R., Shahabuddin, VeddelerD., Muhlenberg M., Gradstein R., Leuchner C., Steffan- Dewenter I., Tscharntke. (2004a), “Bioindiversity indicator groups of tropical land – use systems: comparing plants, birds, butterflies”.

Ecological Applications 14,pp. 1321- 1333.

19. Schulze C.H., Steffan-Dewenter I., Tsharntke T. (2004b), “Effect of land use on butterfly communities at the rainforest margin: a case study from Central Sulawesi”, land Use, nature Convervation and the Stability of Rainforest margins in Southeast Asia (ed. Gerold G., Fremerey M., Guhardja E.), Springer-Verlag Berlin, Heidelberg, pp.

281-297.

20. Lewis O.T., Wilson R.J., Harper M.C. (1998), “Endemic butterflies on Grande Comore: habitat preferences and conservation priorities”, Biological conservation 85, pp. 113-121.

21. Pollar E. (1977), “A method for assessing changes in the abundance of butterflies”. Biological conservation 12, pp.115-134.

22. Pollard E. (1988), “Temperature, rainfall and butterfly number”, Journal of Applied Ecology 25, pp. 819-828.

23. Pollar E., Yates T.J. (1993), Monitoring butterflies for ecology and convervation, the British butterfly monitoring scheme (convervation Biology Series), Chapman, Hall, London (Published in association with the Center for Ecology, Hydrology (Natural Environment Research Council) and the Joint Nature Convervation Commettee).

24. Brunzel S., Elligsen H. (1999), “changes of species set and abundance

along a short gradient: The impact of weather conditions on the convervation of butterflies”, Beitrage zur Entomologie 49, pp.447- 463.

25. Wang H. Y. and Emmel T. C. (1990), Migration and overwintering aggregations of nine Danaine butterfly spieces in Taiwan (Nymphalidae), Journal of the Lepidopterists’ society.

26. Kitahara M., Yumoto M., Kobayashi T. (2008), Relationship of butterfly diversity with nectar plant species richness in and around the Aokigahara primary woodland of Mount Fuji, central Japan, Biodiversity conservation.,

27. Koh L. P. (2007), Impact of land use change on South – east Asian forest butterflies: a review, Journal of Applied Ecology.

28. Danielsen F. and Treadaway C. G. (2004), Priority conservation areas for butterflies (Lepidoptera: Rhopalocera) in the Philippine islands, Animal Conservation.

29. Emmel, T. C., and J. B. Heppner. 1990. Lepidoptera Collecting in Taiwan. Tropical Lepidoptera

30. Pavie, Auguste, 1847-1925, Mission Pavie Indo-Chine, 1879-1895.

Études.

31. Metaye R.,(1957): Contribution a I’etude deslepidopteres du Vietnam (Rhopalocera). Khoa-hoc Dai-Duong. Saigon. Annals of the Faculty of science, University of Saigon.

32. Monastyrskii A.L., Bui X.P., Vu V.L. (1998), Butterfly Fauna of Ba Be Nantional park (survey 1997), WWF Action Grant.

33. Monastyrskii A.L., Bui X.P., Vu V.L. (1999), Butterfly Fauna of Hoang Lien National Reserve (Survey 1998), WWF Action Grant, Progress report, Vietnam-Russian Tropical Center, Hanoi, Vietnam.

34. Alexander Monastyrskii and Alexey Devyatkin (2002), Common Butterflies of Vietnam.

35. Monastyrskii A.L. (2007), Butterflies of Viet Nam Papilionidea, Vol. 2, Cartographic Publising House, Hanoi, Vietnam.

36. Monastyrskii A. L. (2009), Features of butterfly distribution in Vietnam on relation to the geographical range and biogeographical zonation, Conference on ecology and biological resources, Hanoi Agriculture Publishing house

37. Van Swaay C.A.M. (1990), “An assessment of the changes in butterfly abundance in the Netherlands during the 20th Century”, Biological convervation 37, pp. 287-302.

38. Posa M.R.C., Sodhi N.S. (2006), “Effects of anthropogenic land use on forest birds and butterflies in Subic Bay, Phillipines”, Biological convervation 129, pp. 256-270.

39. Collier N., Mackay D.A., Benkendorff K., Austin A.D., Carthew S.M.

(2006), “Butterfly communities in South Astralian urban reserves:

Estimating abundance and diversity using the pollard walk”, Australian ecology. 31, pp.282-290.

40. Osada S., Uemura Y., Uehara J. (1999), An illustrated checklist of the butterflies of Laos P.D.R. Tokyo, Japan.

Tài liệu trên mạng

41. http:// en.butterflycorner.net 42. http://www.vncreatures.net 43. http://www.ifoundbutterflies.org

PHỤ LỤC

1. Một số loài công trùng bộ Cánh vảy tại khu vực nghiên cứu

Graphium sarpedon (Linnaeus) Pachliopta aristolochiae (Fabricius)

Papilio nephelus (Boisduval) Graphium doson (Linnaeus)

Hebomoia glaucippe (Linnaeus) Appias albina (Boisduval)

Pieris canidia (Butler)

Hypolimnas bolina (Linnaeus)

Lexias pardalis (Moore)

Polyura arja (Felder)

Euploea mulciber (Cramer) Kaniska canace (Linnaeus)

Argyreus hyperbius (Linnaeus) Cethosia cyane (Drury)

Tirumala septentrionis (Butler)

Danaus genutia (cramer)

Polyura nepenthes (Smith)

2. Hình ảnh một số cây trồng là thức ăn của sâu non của một số loài côn trùng bộ Cảnh vảy hoạt động ban ngày tại khu vực nghiên cứu.

Cây Nhãn (Dimocarpus longan) Cây Vải (Litchi chinensis)

Cây Quýt (Citrus reticulata) Cây Na (Annona squamosa)

Cây Hồng (Diospyros kaki)

Cây Bắp cải (Brassica oleracea)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh vảy hoạt động ban ngày rhopalocera và đề xuất biện pháp quản lý tại xã yên phúc huyện văn quan tỉnh lạng sơn (Trang 65 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)