Các loài có khả năng gây hại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh vảy hoạt động ban ngày rhopalocera và đề xuất biện pháp quản lý tại xã yên phúc huyện văn quan tỉnh lạng sơn (Trang 51 - 58)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Các loài thực vật là nguồn thức ăn của những loài bướm

4.4.1. Các loài có khả năng gây hại

Từ kết quả nghiên cứu về tập tính kiếm ăn và nhưng loài cây trồng chủ yếu tại khu vực nghiên cứu có thể dẫn liệu về đặc điểm nhận biết cơ bản về sinh học sinh thái của một số loài côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày hại cây trồng tại khu vực nghiên cứu như sau:

4.4.1.1. Bướm Phượng lớn - Papilio memnon (Linnaeus) Đặc điểm nhận biết

Một trong những loài bướm Phượng phổ biến và có kích thước rất lớn và là loài lưỡng hình. Mặt trên con đực có màu đen xanh dương sậm, mặt dưới ở phần gốc cánh trước và cánh sau có màu đỏ. Mặt trên của con cái ở phần gốc cánh trước có màu đỏ, cánh sau có những mảng lớn màu trắng, không có đuôi ở cuối mép trong có

màu đỏ da cam; ở con cái có đuôi có màu da cam chạy từ cuối mép trong đến hết mép ngoài cánh. Sải cánh 120-150 mm.

Sinh học sinh thái

Hình 4.5. Papilio memnon (Linnaeus)

Có thể gặp ở những khu vực ngoại vi của các thành phố, nơi có vườn bưởi, một trong những loài cây chủ chính của loài này. Ở thành phố, thường chỉ gặp từng con đực đơn lẻ, thường bay khá nhanh, với mức độ dao động của đường bay lên xuống rất rộng, hoặc con cái bay chậm gần nơi có cây chủ. Ở trong rừng, thường gặp với nhiều con đực chung với loài Papilio protenor, tập trung ở những chỗ có chất khoáng. Có thể gặp ở những nơi trống trải bên ngoài các khu vườn trang trại trồng cam, ở đây có những loài cây làm thức ăn chính cho sâu non. Sâu non còn ăn lá các loài thuộc chi Hồng bì và Quất ...

(tất cả thuộc họ Cam Rutaceae)

4.4.1.2. Bướm cam đuôi dài – Papilio polytes (Linnaeus) Đặc điểm nhận biết

Con đực màu đen với một dãy đốm trắng chạy ngang ở giữa cánh sau, viền cánh có các đốm trắng nhỏ. Con cái bắt chước kiểu màu sắc loài Pachliopta aristolochiae nhưng dễ dàng phân biệt nhờ thân không có màu đỏ và cánh rộng hơn. Bướm đực

chỉ có một dạng trong khi bướm cái có một số dạng. Một trong những dạng không phổ biến (cyrus) giống như con đực. Sải cánh: 90 - 100 mm.

Sinh học sinh thái

Đẻ trứng trên các loài cây thuộc họ cam chanh. Cũng đẻ trứng trên một số cây hoang dại khác như Cơm rượu (Glycosmiss sp.). Loài bướm này phổ biến ở rừng phục hồi thứ sinh, các vùng đất canh tác, vườn và bìa rừng. Sâu non ăn lá một số cây giống như các loài trên.Phân bố ở mọi độ cao, phổ biến hơn ở các sinh cảnh cây bụi trảng cỏ và các vùng nông nghiệp.

Hình 4.6. Papilio polytes (Linnaeus)

4.4.1.3. Bướm phượng cam – Papilio demoleus (Linnaeus) Đặc điểm nhận biết

Là loài bướm Phượng dễ phân biệt nhất trong tất cả các loài bướm. Cánh có nền đen và các đốm trắng xanh. Cuối mép cánh sau có một đốm đỏ lớn. Bướm cái hơi lớn hơn và các đốm ngả sang màu vàng hơn so với bướm đực. Đây là loài bướm khó có thể bị nhầm lẫn. Bướm đực và bướm cái giống nhau. Sải cánh: 80-100mm.

Sinh học sinh thái

Phổ biến khắp nơi, gặp quanh năm nhưng số lượng ít. Đẻ trứng trên các loài cây thuộc họ cam, chanh, quất và một số loài cây hoang dại khác. Sâu non tuổi nhỏ có màu sắc trông giống như phân chim, sâu lớn chuyển sang màu xanh với các đốm và vạch đen trên thân. Thường có màu xanh khi mới hoá nhộng, có màu như một đoạn cành cây khô khi sắp vũ hoá thành bướm.

Chúng xuất hiện chủ yếu ở ven làng, vườn và công viên trong thành phố.

Chúng bị hấp dẫn bởi một số cây hoa và cam chanh. Sâu non ăn một số cây thuộc họ Cam Rutasceae (các chi Cam, Chanh rượu, Quýt gai) và cả trên cây Táo - họ Táo Rhamnaceae và chi Phá cố chỉ - họ Đậu Fabaceae.

Hình 4.7. Papilio demoleus (Linnaeus)

(Nguồn http://www.vncreatures.net)

4.4.1.4. Bướm bắp cải trắng – Pieris rapae (Linnaeus) Đặc điểm nhận biết

Có thân dài 12 – 20 mm, sải cánh rộng 45 – 55mm; màu trắng, mặt trên của hai cánh trước có màu đen xỏm từ gốc cỏnh đến ẵ mặt cánh, góc đỉnh có một vệt đen hình tam giác. Con cái có 2 chấm đen rõ ở trung mặt trên của hai cánh trước, hai cánh sau có màu vàng

nhạt, thân màu nhạt hơn; con đực có 2 chấm đen không rõ và tròn như con cái, hai cánh sau coa màu trắng, thân có màu đen hơn

Sinh học sinh thái

Đẻ trứng trên các loài cây thuộc họ cải. Sâu non ăn lá một số cây giống như các loài trên. Phân bố phổ biến hơn ở các sinh cảnh cây bụi trảng cỏ và các vùng nông nghiệp.

4.4.1.5. Bướm cánh vàng viền đen – Eurema hecabe (Linnaeus) Đặc điểm nhận biết

Eurema là giống bướm nhỏ, có vài loài phổ biến và giống nhau, khó phân biệt khi quan sát. Mặt trên cánh màu vàng, viền cánh đen. Viền đen ở cánh trước rộng tại chót và góc ngoài cánh.

Viền đen ở cánh sau mảnh hơn, đôi khi mất hẳn. Mặt dưới màu vàng có các vệt, đốm nhỏ màu nâu. Con cái thường có

viền đen rộng hơn và màu xỉn hơn. Màu sắc của nhóm bướm này cũng thay Hình 4.8. Pieris rapae (Linnaeus)

Hình 4.9. Eurema hecabe (Linnaeus)

đổi theo mùa. E.hecabe là loài phổ biến nhất trong giống này, được nhận diện bởi mặt dưới, trong ô cánh trước, có hai vệt màu nâu. (E.andersonii chỉ có một vệt và E.blanda có ba vệt). Ba loài này có thể gặp cùng một chỗ với nhau.

Sinh học sinh thái

Giống Eurema bay chậm và thấp, sát các bụi cỏ, rất thường gặp, đôi khi với số lượng lớn. Phổ biến khắp nơi. Sâu ăn lá các loại cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). E.hecabe cũng được quan sát thấy đẻ trứng trên cả cây mắc cỡ (Mimosa spp.). Bướm này xuất hiện quanh năm ở khu vực trống trải và vùng cao. Bướm cái gặp nhiều hơn còn bướm đực thường tập trung với số lượng lớn ở những nơi ẩm thấp rỉ nước. Cây thức ăn cho sâu non là Keo dậu đầu, Sóng đắng và Bồ kết tây; Bồ cu vẽ (họ Thầu dầu Euphorbiaceae) và cả một số cây họ Bứa Clusiaceae, Táo ta và Đậu Fabaceae.

4.4.1.6. Bướm cánh vàng ba vệt – Eurema blanda (Boisduval) Đặc điểm nhận biết

Đặc điểm giống: là loài bướm nhỏ với cánh màu vàng chanh viền bằng màu đen, đặc biệt là ở mặt trên, có các đốm hoặc nét trang trí màu nâu đỏ ở mặt dưới. Con cái nhạt hơn với đường viền rườm rà rộng hơn ở cánh sau. Dạng mùa khô, các điểm trang trí lớn hơn và có nhiều màu nâu đỏ nhạt hơn ở mặt dưới. Ở mặt trên, viền đen

thường hẹp đi. Eurema là giống bướm nhỏ, có vài loài phổ biến và giống nhau, khó phân biệt khi quan sát. Mặt trên cánh màu vàng, viền cánh đen. Viền đen ở cánh trước rộng tại chót và góc ngoài cánh. Viền đen ở cánh sau mảnh hơn, đôi khi mất hẳn. Mặt dưới màu vàng có các vệt, đốm nhỏ màu nâu. Con cái thường Hình 4.10.Eurema blanda (Boisduval)

(Nguồn: http://www.ifoundbutterflies.org)

có viền đen rộng hơn và màu xỉn hơn. Màu sắc của nhóm bướm này cũng thay đổi theo mùa. E.hecabe là loài phổ biến nhất trong giống này, được nhận diện bởi mặt dưới, trong ô cánh trước, có hai vệt màu nâu. (E.andersonii chỉ có một vệt và E.blanda có ba vệt). Ba loài này có thể gặp chung với nhau. Bướm đực và bướm cái đều giống loài E.hecabe, nhưng nhìn chung lớn hơn và có 3 khoang đốm rõ rệt ở mặt dưới cánh trước. Sải cánh: 40-50mm.

Sinh học sinh thái

Giống Eurema bay chậm và thấp, sát các bụi cỏ, rất thường gặp, đôi khi với số lượng lớn. Phổ biến khắp nơi. Sâu ăn lá các loại cây thuộc họ Đậu Fabaceae. E.blanda cũng được quan sát thấy đẻ trứng trên cả cây mắc cỡ (Mimosa spp.). Loài này gặp ở độ cao khác nhau đến 2000m. Đây là loài phổ biến ở những bìa rừng, những nơi trống trải, nhưng chủ yếu ở chỗ gần nơi có rừng. Những loài cây làm thức ăn cho loài E.blanda cũng là cây thức ăn cho loài khác thuộc giống Eurema.

4.4.1.7. Bướm nâu ba đốm - Euthalia aconthea (Cramer) Đặc điểm nhận biết

Bướm cái lớn hơn bướm đực, cánh sau lượn tròn hơn. Loài này xuất hiện chủ yếu ở những vùng thấp và đồi gò. Chúng ưa thích nơi sống vùng làng quê, ngoại ô thành phố nằm gần những trang trại cây ăn quả. Bướm bay khá thấp gần mặt đất và bị hấp

dẫn bởi mùi quả thối. Sâu non sống trên cây Điều Anacardium occidentale và Xoài Mangifera indica thuộc họ Đào lộn hột Anacardiaceae.

Hình 4.11. Euthalia aconthea (Cramer)

Phân bố:

Vùng phân bố từ Srilanca đến Ấn Độ đến Nam Trung Quốc, và qua lục địa Đông nam châu Á. Ở Việt Nam, loài này phân bố hầu khắp nhưng chỉ phổ biến ở một số vùng phía Nam. Bướm được đặt tên do có 3 đốm sáng trên cánh.

4.4.1.8. Bướm Lính thủy - Neptis hylas (Linnaeus) Đặc điểm nhận biết

Neptis là giống khó phân biệt đến cấp loài bằng quan sát, đặc biệt trong rừng vì có nhiều loài tương tự nhau. Neptis hylas là loài phổ biến nhất. Cánh hẹp. Mặt trên đặc trưng cho giống Neptis với màu nền đen và các đốm, vệt trắng tạo thành các băng. Mặt dưới tương tự mặt trên,

nhưng màu nền nâu gạch (đặc điểm nhận diện của loài này). Bướm cái lớn hơn một chút. Cả bướm đực và cái có kiểu bay lướt chậm khá gần mặt đất.

Sải cánh 50-60mm.

Sinh học sinh thái

Sống ở tất cả các kiểu sinh thái và trong mọi môi trường. Nhiều loài thuộc giống Neptis chủ yếu gặp ở trong rừng, hay gặp ở rừng gỗ thứ sinh, dọc đường mòn, bay thấp. Neptis hylas có cách bay đặc trưng cho giống bướm này: đập cánh vài lần liên tục rồi xoè cánh ra và lượn một đoạn ngắn.Neptis hylas rất phổ biến, ngay cả trong thành phố. Sâu ăn lá nhiều họ cây khác nhau như cây họ Đậu Fabaceae, họ Bông Malvaceae, họ Đay Titiaceae. Có thể dễ dàng gặp loài này ở gần thảm thực vật thứ sinh, dọc đường và suối ở những độ cao khác nhau. Sâu non ăn lá cây Đậu dao, Sắn dây họ Đậu Fabaceae, Dướng Broussonetia papyrifera họ Dâu tằm Moraceae.Còn

Hình 4.12. Neptis hylas (Linnaeus)

có các cây thức ăn khác như:Oobus vernus, Desmodium heterocarpon, Pteroloma triguetrum.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh vảy hoạt động ban ngày rhopalocera và đề xuất biện pháp quản lý tại xã yên phúc huyện văn quan tỉnh lạng sơn (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)