Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của của người dân địa phương trong công tác QLBVR tại khu vực nghiên cứu
4.4.1. Những giải pháp về kinh tế
4.4.1.1. Nâng cao thu nhập cho người tham gia và phát triển kinh tế, xã hội cộng đồng
Thực tế, các giải pháp thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương trong công tác QLBVR đã góp phần cải thiện đời sống cho cộng
đồng dân cư và nâng cao thu nhập cho các đối tượng cùng tham gia. Nghiên cứu đề xuất thêm một số giải pháp hỗ trợ cụ thể sau:
- Các nguồn kinh phí thu được từ các hoạt động QLBVR như bán lâm sản thu được từ khai thác và vận chuyển trái phép; các nguồn kinh phí thu được từ việc thực hiện chi tra dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và thực hiện chuyển nhượng Chứng chỉ Cacbon (CER); các nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước; kinh phí hỗ trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong nước và quốc tế,… sẽ trích một phần để trả phụ cấp ổn định cho những người dân tham gia vào công tác QLBVR của KBT (ít nhất là bằng số tiền họ thu nhập được từ sản phẩm của rừng trước đây) cho các thành viên tham gia quản lý rừng cộng đồng.
- Ưu tiên kinh phí Chương trình dự án 661, 135, 32a và các chương trình dự án khác để đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển rừng và phát triển kinh tế xã hội cho các xã vùng đệm.
- Nghiên cứu đề xuất đầu tư phát triển du lịch sinh thái đưa vào chương trình hoạt động QLBVR để tăng thêm thu nhập cho cộng đồng dân cư như:
Khai thác các lợi thế cảnh quan và di tích đẹp của địa phương như thác khe Dìa - Thôn Tân ốc 2 - Xã Đồng Sơn, khu di tích trên đỉnh núi núi Am Váp.
Xây dựng các Làng sinh thái, Bản khe Táo ,thôn khe Càn, xã Đồng Sơn và Làng sinh thái, Thôn khe Phương, xã Kỳ Thượng.
- Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các công việc của KBT để họ có thu nhập ổn định, như nhận khoán BVR, khoán trồng rừng, liên doanh khai thác du lịch.
- Hỗ trợ người dân di cư đến nơi ở mới ra khỏi vùng đệm trong vùng lõi.
- Trong giai đoạn tới, Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển vùng đệm theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 06 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ về Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011- 2020. Mỗi thôn, bản trong vùng đệm nếu thực hiện quản lý bảo vệ rừng tốt sẽ được đầu tư 40 triệu đồng/thôn/năm. Ưu tiên đầu tư trước cho các thôn vùng đệm trong và tiếp giáp với ranh giới Khu bảo tồn.
4.4.1.2. Giải pháp quản lý, khai thác sử dụng bền vững một số loại lâm sản Khai thác sử dụng tài nguyên rừng cũng là một trong những truyền thống văn hóa, đồng thời là một nguồn thu nhập đáng kể trong đời sống người dân. Vì vậy, không thể cấm hoàn toàn họ, mà cần có giải pháp quản lý, khai thác và sử dụng bền vững các loại lâm sản. Sau khi thảo luận với người dân, một số giải pháp cơ bản được đề xuất như sau:
- Trước hết, đánh giá, so sánh những loại lâm sản quan trọng đối với người dân sau đó xác định loài nào được khai thác.
- Xác định phương thức khai thác và phát triển bền vững cho từng loài:
+ Đối với tre, nứa: Cho phép khai thác chọn, không chặt trắng. Không khai thác măng tre, nứa để đảm bảo phát triển bền vững.
+ Đối với việc khai thác nhựa trám: phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật hiện hành.
+ Đối với Song Mây: Tiến hành trồng thêm dưới tán rừng và quy định chỉ được khai thác những sợi Mây dài trên 3m.
+ Đối với một số loài động vật: Chỉ được săn bắt một số loài động vật thông thường không bị cấm trong danh lục cấm săn bắt của Nhà nước. Phải quy định vùng được đặt bẫy.
- Xác định vùng khai thác cụ thể: Chỉ được khai thác ở bên ngoài khu vực KBTTN, khu vực vùng đệm và phân khu phục hồi sinh thái cho phép thu hái một số loại lâm sản ngoài gỗ.
- Các quy định này sẽ được đưa vào quy ước bảo vệ rừng để có khung thể chế thực hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.
Bảng 4.5: Đề xuất quản lý và khai thác bền vững một số loài lâm sản Tên
lâm sản
Hình thức khai thác
Địa điểm khai thác
Giải pháp quản lý và phát triển
Củi Chặt, thu lượm
Nương rẫy, rừng
vùng đệm Cấm chặt cây đang sống
Ba Kích Đào lấy Vùng đệm, phân khu PHST
Chỉ khai thác đẻ dử dụng trong gia đình. Trồng thêm tại các khu rừng mà người dân đã được giao.
Song Mây Chặt Vùng đệm, phân khu PHST
Cấm lấy sợi mây dài dưới 3 m, mỗi người đi lấy Mây phải trồng thêm 5 bụi/năm Phong lan Thu hái Vùng đệm, phân
khu PHST Cấm chặt cây giá thể.
Các Loại
Rau Thu hái Vùng đệm, phân khu PHST
Trồng thêm tại vườn, nương rẫy
Nhựa Trám Khai thác Vùng đệm, phân khu PHST
Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật hiện hành
Cây thuốc Hái, chặt Vùng đệm, phân khu PHST
Chỉ lấy để chữa bệnh cho người dân trong xã. Cấm lấy đem bán
Lợn rừng Bẫy, Bắn Quanh nương rẫy Cấm dùng súng bắn Loài
Chuột, Dúi
Bẫy, đào
bắt Vùng đệm Cấm dùng súng bắn
Loài cá, cua, ếch
Bắt bằng lưới
Vùng đệm, phân
khu PHST Cấm dùng kích điện, thuốc nổ
4.4.1.3. Đầu tư cho phát triển kinh doanh tổng hợp nghề rừng, sản xuất hàng hóa ở địa phương
1. Đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, phát huy tiềm năng sản xuất hàng hoá ở địa phương:
Để khắc phục tình trạng thiếu việc làm, ngoài việc khai thác các sản phẩm tre, nứa từ rừng tự nhiên, dẫn đến gia tăng hoạt động xâm hại tài nguyên rừng cần phải hỗ trợ vốn để phát triển một số ngành nghề hiện đang có tiềm năng ở địa phương như gây trồng và chế biến dược liệu, song mây, nuôi ong, chế biến nông sản,… việc phát triển những ngành nghề phụ đã được cán bộ địa phương xác nhận như một trong những tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương.
Hiện tại ở địa phương đang có một số mặt hàng có triển vọng trong phát triển kinh tế như: Trầm hương Trung hoa, Vù hương, Lát hoa, Đại hải, Ba kích, nấm Linh Chi và sản phẩm từ chăn nuôi. …Đây là những sản phẩm có thể mang lại thu nhập đáng kể cho người dân địa phương, cần phải phát triển, mở rộng diện tích gây trồng và tìm thị trường tiêu thụ trong những năm tới, đặc biệt cần khuyến khích nhân dân trong vùng liên kết để phát triển các cây dược liệu quý.
2. Đầu tư phát triển thị trường lâm sản
Thị trường lâm sản ở địa phương hiện tại chưa phát triển đặc biệt là các lâm sản ngoài gỗ như các loại cây dược liệu, cây thuốc, song mây, cây cho nhựa dầu. Phần lớn những lâm sản có giá cả không ổn định, một phần do số lượng ít không hình thành được thị trường, phần khác do thiếu thông tin về thị trường. Điều này không khuyến khích được người dân hướng vào sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp. Vì vậy, nhiều người được phỏng vấn đã cho rằng đầu tư phát triển thị trường lâm sản góp phần tăng thu nhập kinh tế, thu hút được người dân vào bảo vệ và phát triển rừng.
3. Đầu tư hỗ trợ cho các hộ gia đình
Hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất là điều kiện cần thiết và không thể thiếu được đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Đối với các hộ gia đình nghèo tại các xã, việc tạo được nguồn vốn lại càng trở nên quan trọng. Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ đầu tư vốn cho các hộ gia đình quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng như cho vay theo chu kỳ kinh doanh của từng loại cây trồng, đơn giản hoá thủ tục vay vốn, không tính lãi suất khi vay vốn trồng rừng, trồng cây lâm sản ngoài gỗ,…
4.4.1.4. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
1. Đầu tư nâng cấp đường giao thông nông thôn, nâng cấp hệ thống điện.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đến các thôn, trường học và mạng lưới điện được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao dân trí, tăng cường trao đổi kinh tế, văn hóa, nhờ đó nâng cao được năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
2. Đầu tư các công trình phục vụ văn hóa, truyền thanh, truyền hình và các cơ sở hoạt động văn hoá; hỗ trợ xây dựng nhà giáo dục bảo tồn cho cộng đồng
… phục vụ lễ hội, phát huy truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc liên quan đến quản lý rừng. Tiếp tục bổ sung, điều chỉnh quy ước các làng, bản về quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng.
4.4.1.5. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư 1. Vốn ngân sách
Vốn chương trình dự án 661 đầu tư cho các hạng mục BVR, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, trồng rừng và xây dựng cơ sở hạ tầng và điều hành quản lý.
Vốn 135 và định canh định cư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Vốn từ UBND tỉnh và các ngành hỗ trợ một phần cho công tác tuyên truyền và mua sắm trang thiết bị.
2. Vốn kêu gọi đầu tư quốc tế
Kêu gọi hỗ trợ vốn đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền giáo dục, đào tạo tập huấn và trang thiết bị tăng cường năng lực từ các tổ chức quốc tế như VCF, WWF, UNDP, một số tổ chức phi chính phủ và một số quốc gia khác.
3. Vốn các bên đóng góp
UBND huyện, các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện đóng góp vốn bằng nguồn thu được từ các hoạt động như: Trích một phần nguồn thu được từ các vụ vi phạm buôn bán, khai thác lâm sản trái phép, lợi nhuận kinh doanh nghề rừng của một số doanh nghiệp, ngoài ra còn có sự đóng góp công lao động cho các hoạt động bảo vệ phát triển rừng.
4.4.1.6. Khuyến khích người dân sử dụng bếp đun cải tiến, giảm nhu cầu chất đốt.
Nhu cầu sử dụng của các HGĐ KBTTN rất lớn, bình quân mỗi HGĐ sử dụng củi hết từ 19,50 - 25,25 Ster củi/năm. Nếu sử dụng bếp đun cải tiến lượng củi sẽ giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, với các thói quen giữ lửa quanh năm của người dân tộc. Đặc biệt là việc nấu cao thực vật để chế biến thuốc nam của người Dao thì sử dụng bếp tiết kiệm là một khó khăn. Vì vậy, cần khuyến khích, tuyên truyền và hướng dẫn người dân sử dụng. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế lượng củi khai thác hàng năm của các HGĐ.
- Tìm kiếm vật liệu thay thế: Gỗ củi là loại nhiên liệu chính phục vụ cho sinh hoạt của đồng bào các dân tộc nhưng hiện nay công việc thu hái gỗ củi ngày càng trở nên khó khăn hơn, vì vậy một bộ phận các hộ dân sinh sống đã phải sử dụng các loại nhiên liệu thay thế cho gỗ củi. Các giải pháp cụ thể cần được áp dụng để các hộ chưa từng sử dụng nhiên liệu thay thế gỗ củi chấp nhận sử dụng từng loại nhiên liệu thay thế như sau:
- Phế thải nông nghiệp: Đây là loại nhiên liệu phi thương mại, do vậy để người dân chấp nhận sử dụng loại nhiên liệu này thì công tác tuyên truyền, giáo dục để họ hiểu được ý nghĩa cũng như sự cần thiết phải sử dụng phế thải nông nghiệp nhằm góp phần giảm nhu cầu gỗ củi.
- Điện: Một bộ phần người dân trong KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng chưa có điện lưới quốc gia và đại bộ phận cho biết họ không có điều kiện sử dụng loại nhiên liệu này. Do vậy, để người dân có thể sử dụng điện để đun nấu thì trước hết cần sớm đưa điện lưới quốc gia đến tất cả các hộ dân sinh sống trong địa bàn xã, đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập, tuyên truyền phổ cập cho dân.
- Biogas: Điều kiện cần thiết để hộ gia đình có thể sử dụng biogas là có bể chứa phân, có ống dẫn khí, có bếp ga và phải có phân gia súc (tối thiểu phải có 6-9 con lợn/hộ). Vì vậy, muốn nhân rộng bếp biogas trên địa bàn nghiên cứu biện pháp tốt nhất là tuyên truyền vai trò của bếp biogas, phát triển kinh tế hộ gia đình và đặc biệt chú trọng tới việc phát triển đàn gia súc.
Bên cạnh đó cần phải đào tạo tay nghề cho thanh niên thôn bản về kỹ thuật xây bể chứa phân.