Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt tỉnh nghệ an (Trang 21 - 26)

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học

- Kế thừa các nguồn tài liệu, các kết quả nghiên cứu c liên quan đến loài nghiên cứu về đặc tính sinh học và sinh thái học các loài thực vật Hạt trần.

- Phỏng vấn cán bộ Khu bảo tồn và các chuyên gia về thực vật về đặc điểm sinh học và sinh thái học các loài thực vật Hạt trần.

2.4.2.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp a. Điều tra đặc điểm hình thái

Nghiên cứu về hình thái các loài Hạt trần thông qua quan sát và mô tả ngoài thực tế về hình thái thân cây, tán cây, thân cây, lá, n n đực, nón cái, hạt… của các loài Hạt trần gặp trên các tuyến điều tra. Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái là cơ sở để giám định tên loài. Ngoài ra các thông tin về đặc điểm hình thái (nhận biết) các loài Hạt trần sẽ hỗ trợ cho cán bộ quản lý Khu bảo tồn nhận dạng nhanh các loài Hạt trần có giá trị bảo tồn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.

b. Điều tra đặc điểm cấu trúc rừng các loài thực vật Hạt trần phân bố Tại các khu vực Hạt trần tập trung thành quần thể hoặc có số lượng lớn, tương đối đại diện cho khu vực, lập tổng số 30 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có diện tích 500m² (20m×25m=500m²), tiến hành điều tra trong ô tiêu chuẩn, điều tra

tất cả cây gỗ trong ô c đường kính ≥ 6 cm và ghi chép toàn bộ các thông số:

loài, chiều cao, đường kính ngang ngực, đường kính tán của tầng cây gỗ (mẫu biểu 02). Lập ở 4 góc của ô tiêu chuẩn 4 ô, ở giữa một ô, hình chữ nhật nhỏ có kích thước 2m×4m, trong ô vuông nhỏ này điều tra toàn bộ các cây thân thảo, cây bụi, dây leo, thực vật ngoại tầng, cây tái sinh (mẫu biểu 03, 04).

Trên tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn ghi chép các thông tin về đặc điểm cây tái sinh của Hạt trần như: tình hình tái sinh hạt hoặc chồi, chất lượng cây tái sinh, mật độ cây tái sinh, hình thái cây tái sinh, lá cây tái sinh, điều kiện phân bố của cây tái sinh. Đặc điểm tái sinh xung quanh gốc cây mẹ của Hạt trần được ghi chép theo mẫu biểu 05.

Mẫu biểu 02. Biểu điều tra tầng cây cao

Số hiệu ÔTC:...DT: 500m² Tờ số:... Kiểu thảm:...

Đá mẹ, đất:... Địa hình:... Độ che phủ:...

Độ dốc:... Hướng dốc:... Độ cao:...

GPS:... Ngày ĐT:...

Địa điểm:... Người ĐT:...

TT Tên cây D. cm

Hvn m

Hdc m

Dt m

Sinh

trưởng Vật hậu Ghi chú

Mẫu biểu 03. Biểu điều tra cây tái sinh

Số hiệu ÔTC:... Tờ số:... Ngày ĐT:... Địa điểm:...

Diện tích ÔDB= 8m² (2m x 4m); Số lượng ÔDB = 5 ÔDB/Ô tiêu chuẩn

Ô DB

Số

TT Tên cây

Số cây tái sinh Sinh trưởng Nguồn gốc Ghi chú

H< 10 cm H=10- 50 cm H=50- 100 cm H> 100 cm

T TB X Hạt Chồi

Mẫu biểu 04. Biểu điều tra cây bụi thảm tươi, tv ngoại tầng

Số hiệu ÔTC:... Tờ số:... Ngày ĐT:... Địa điểm:...

Diện tích ÔDB= 8m² (2m x 4m); Số lượng ÔDB = 5 ÔDB/Ô tiêu chuẩn

ÔDB

số TT Tên cây Số bụi Số cây % CP Htb m Phân bố Ghi chú

Mẫu biểu 05. Biểu điều tra tái sinh quanh gốc cây mẹ Loài trung tâm:

Số hiệu ÔTC:... Tờ số:... Kiểu rừng:...

Đá mẹ, đất:... Địa hình:... Độ cao:...

GPS:... Ngày ĐT:...

Địa điểm:... Người ĐT:...

Diện tích ÔDB= 8m² (2m x 4m); 4 ô trong tán cây mẹ; 4 ô ngoài sát mép tán; 4 ô cách mép ngoài tán 20m (4 ô theo 4 hướng đông tây nam bắc, chỉ điều tra loài cây tái sinh theo cây trung tâm)

ÔDB Số

KC C.

Mẹ S ÔDB

T T

Số cây tái sinh theo chiều

cao ST Nguồn

gốc

Ghi chú

<10 cm

10- 50 cm

50- 100 cm

>100

cm T X H C

c. Phương pháp xác đinh tiểu khí hậu, địa hình, độ dốc, độ cao, thổ nhưỡng - Khí hậu thủy văn: Khí hậu thủy văn nơi c các loài thực vật Hạt trần phân bố nghiên cứu sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu về khí hậu của địa phương.

- Địa hình: Tiến hành điều tra theo tuyến quan sát, kết hợp với kế thừa tài liệu về điều kiện tự nhiên của địa phương.

- Đo độ dốc: Đo bằng địa bàn cầm tay để xác định độ dốc của nơi c các loài thực vật Hạt trần phân bố. Để đảm bảo độ chính xác nên đo ở 3 vị trí khác nhau rồi lấy giá trị trung bình.

- Xác định độ cao: Trên tuyến điều tra, tại mỗi nơi c các loài thực vật Hạt trần phân bố ta dùng máy GPS để xác định chính xác độ cao.

- Đặc điểm thổ nhưỡng: Để nghiên cứu về đặc điểm đất đai ta sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu về thổ nhưỡng ở địa phương.

2.4.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

- Dựa vào kết quả điều tra ngoài thực địa tiến hành tổng hợp đặc tính sinh học của loài.

- Xác định tổ thành: để xác định công thức tổ thành (CTTT) trước tiên phải xác định được thành phần các loài tham gia vào CTTT.

Các loài chính là loài c số cây Ni Ntb sẽ được viết vào CTTT.

Trong đ : Ni: là số cây của loài i

Ntb: là số cây trung bình mỗi loài. Ntb được tính bằng:

Ntb (N: tổng số cây các loài, m: tổng số loài) Khi đ CTTT được xác định bằng công thức:

Trong đó: Ki: là hệ số tổ thành loài i, được xác định bằng: Ki =

Ni: Số cây loài i N: tổng số cây các loài

m: Số loài tham gia công thức tổ thành Xi: Tên loài i

(Tính hệ số tổ thành theo đơn vị là 1/10, trong CTTT loài c hệ số lớn viết trước, tên của các loài được viết tắt. Nếu các loài tham gia CTTT c hệ số Ki < 1 thì c thể bỏ hệ số tổ thành nhưng phải viết dấu “+” nếu Ki = 0,5 – 0,9, viết dấu “– “nếu Ki < 0,5)

- Đánh giá chất lượng cây tái sinh bằng công thức.

N% = (Ni/N)*100

Trong đ : N% là tỷ lệ cây tái sinh tốt, trung bình, xấu trong OTC.

Ni là số cây tốt, trung bình, xấu trong OTC N là tổng số cây tái sinh trong OTC

- Tính mật độ cây/ha bằng công thức: M = (cây/ha) Trong đ : M: mật độ N: số cây điều tra S: diện tích điều tra.

- Từ các số liệu điều tra ngoại nghiệp, tổng hợp và phân tích các đặc điểm lập địa nơi các loài thực vật Hạt trần phân bố như độ cao, cấu trúc rừng nơi loài phân bố, địa hình, nhiệt độ, thổ nhưỡng…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt tỉnh nghệ an (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)