Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn thực vật Hạt trần cho KBT Pù Hoạt
4.4.3. Giải pháp xã hội
- Huy động các nguồn lực của địa phương và nhà nước để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại KBT Pù Hoạt n i chung và tài nguyên thực vật Hạt trần quý hiếm n i riêng tại đây.
- Tuyên truyền cho ngươi dân địa phương về lợi ích cũng như các quy định của nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen các loài thực vật Hạt trần quý hiếm.
- Xây dựng các chương trình phát triển kinh tế vùng đệm của KBT Pù Hoạt theo Nghị định 117 và các văn bản c liên quan của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và UBND tỉnh Nghệ An. Một số khu vực c cảnh quan đẹp, KBT kết hợp với địa phương mở rộng các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch làng bản để tăng thu nhập, phát triển kinh tế cho các cộng đồng địa phương, từ đ giảm thiểu các tác động đến rừng.
- Huy động người dân địa phương cùng tham gia các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, để người dân cũng được hưởng lợi từ các hoạt động bảo vệ và
phát triển rừng, từ đ sẽ hạn chế các mối đe dọa từ người dân đến các loài quý hiếm.
- Phối hợp với cơ quan c liên quan thực thi c hiệu quả các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo về rừng và bảo tồn nguồn gen các loài thực vật Hạt trần quý hiếm.
ẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
5 Heading 1_Tran Ngoc The_Chuyển sang chữ trắng trước khi in 1. ết uận
Kết quả điều tra trên 21 tuyến trong với tổng số chiều dài tuyến trên 200 km đã ghi nhận được có 10 loài Hạt trần phân bố trong khu vực nghiên cứu, gồm: Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis H.L.Li), Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana Mast.), Gắm núi (Gnetum montanum Markgr.), Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.), Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H H.Thomas), Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub.), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius D.Don), Tuế lá dài (Cycas dolichophylla K.D.Hill, H.T.Nguyen &
P.K.Lôc).
So với các danh lục cũ đã công bố về thành phần loài Hạt trần tại KBT Pù Hoạt, nghiên cứu đã bổ sung các loài: Tuế lá dài (Cycas dolichophylla K.D.Hill, H.T.Nguyen & P.K.Lôc), Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana Mast.), Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis H.L.Li). Cũng so với các danh lục cũ, trong đợt nghiên cứu này chúng tôi chưa phát hiện được các loài:
Thiên tuế đá vôi (Cycas balansae Warb.), Thiên tuế lược (Cycas pectinata Griff.), Kim giao wallich (Nageia wallichiana (C.Presl) Kuntze). Việc điều tra nghiên cứu để kiểm chứng sự có mặt của các loài này này tại KBT Pù Hoạt cần được tiếp tục.
Tất cả các loài phát hiện trong đợt nghiên cứu này đều là những loài Hạt trần quý hiếm có giá trị bảo tồn cao. Trong đ c 4 loài được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam 2007[1] là: Pơ mu, Bách xanh, Sa mộc dầu và Du sam núi đất. Trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP[3] c 5 loài: Pơ mu, Bách xanh, Sa mộc dầu, Du sam núi đất và Tuế lá dài. Tất cả các loài đều có trong Danh lục
đỏ của IUCN[4], cấp EN 1 loài (Sa mộc dầu), cấp VU 3 loài (Pơ mu, Du sam núi đất, Dẻ tùng vân nam), cấp NT 3 loài (Bách xanh, Tuế lá dài, Kim giao), cấp Lc 3 loài (Thông nàng, Thông tre và Gắm núi). Trong Công ước Cites có 1 loài được ghi nhận trong Phụ lục 2 là Tuế lá dài.
Các loài Hạt trần tập chung chủ yếu ở khu vực Tây và Tây Bắc của KBT Pù Hoạt. Đây là khu vực giáp với biên giới Việt Lào, địa hình hiểm trở và rừng còn nguyên vẹn, ít bị con người tác động. Chúng thường phân bố ở đai từ 700m trở lên, đây thường là kiểu rừng nhiệt đới thường xanh cây lá rộng hỗn giao lá kim hoặc một số khu vực mang tính chất rừng á nhiệt đới thường xanh.
Nghiên cứu đã x c định đƣợc các mối đe dọa đến các loài thực vật Hạt trần tại khu nhƣ sau:
- Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng rừng; Hoạt động khai thác lâm sản trái phép; Đặc tính sinh học và sinh thái học của một số loài Hạt trần rất đặc biệt, chúng chỉ sinh sống hoặc tái sinh trong môi trường rất khắt khe; Ô nhiễm môi trường hoặc biến đổi khí hậu toàn cầu; Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế; Do thói quen sử dụng tài nguyên rừng, phong tục tập quán, nhận thức về quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế.
Các giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên Thực vật Hạt trần cho khu vực nhƣ sau:
Bảo tồn tại chỗ
- Bảo vệ nguyên vẹn hiện trạng tài nguyên rừng tại các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái của KBT Pù Hoạt như: Khu vực Tri Lễ- Nậm Giải-Hạnh Dịch và Đồng Văn-Thông Thụ. Tập chung trọng điểm bảo vệ các khu vực có nhiều loài thực vật Hạt trần nguy cấp quý hiếm phân bố như vùng cao của Tri Lễ, Nậm Giải, Hạnh Dịch và đặc biệt là quần thể Sa mộc
dầu tại Hạnh Dịch đã được Nhà nước công nhận là quần thể cây di sản của Việt Nam.
- Kiểm soát và ngăn chặn các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái phép. Đặc biệt chú ý ngăn chặn việc mở rộng diện tích canh tác hoặc sử dụng lửa trái phép tại các khu vực các loài Hạt trần quý hiếm phân bố như:
Tri Lễ (Bách xanh, Sa mộc dầu, Du sam núi đất), Nậm Giải (Sa mộc dầu, Pơ Mu, Tuế lá dài), Hạnh Dịch (Sa mộc dầu, Pơ mu), Thông Thụ, Đồng Văn (Pơ mu).
- Cần ưu tiên thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về các loài thực vật Hạt trần quý hiếm đang có số lượng rất ít hoặc phân bố rất hẹp tại KBT như:
Sa mộc dầu, Du sam núi đất, Pơ mu, Bách xanh, Tuế lá dài, nhằm xây dựng các giải pháp khả thi bảo tồn và phát triển bền vững các loài này.
- Xúc tiến tái sinh của một số loài Hạt trần ít gặp cây tái sinh như: Sa mộc dầu, Bách xanh… Trồng dặm vào các khu vực phù hợp với đặc tính sinh học, sinh thái của loài.
- Kiểm tra phân bố của các loài thực vật Hạt trần đã được ghi nhận trong danh lục của KBT Pù Hoạt, tuy nhiên trong nghiên cứu này chưa gặp là:
Thiên tuế đá vôi (Cycas balansae Warb.), Thiên tuế lược (Cycas pectinata Griff.), Kim giao wallich (Nageia wallichiana (C.Presl) Kuntze).
Bảo tồn chuyển chỗ
- Thử nghiệm nhân giống và trồng bảo tồn một số loài Hạt trần quý hiếm trong phân khu dịch vụ hành chính, nơi c điều kiện phù hợp với nơi sống của loài hoặc trong khu vực dự kiến xây dựng vườn thực vật, nhằm bảo tồn nguồn gen thực vật Hạt trần.
- Xây dựng hệ thống phòng tiêu bản, lưu trữ mẫu vật của tất cả các loài thực vật phân bố tự nhiên tại KBT Pù Hoạt phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khoa học và bảo tồn nguồn gen.
- Hiện nay một số hộ dân tại xã Hạnh Dịch đã nhân giống và gây trồng thành công Sa mộc dầu và Pơ mu. Đây là hướng bảo tồn rất có hiệu quả và bền vững các loài Hạt trần quý hiếm. Tuy nhiên tại địa phương hoạt động này chủ yếu là tự phát. KBT cần phối hợp với các cơ quan ban ngành của tỉnh và địa phương hỗ trợ người dân: kỹ thuật và giống vốn để bảo tồn chuyển chỗ các loài thực vật Hạt trần quý hiếm tại các khu vực vườn rừng, nương rẫy bỏ hoang... Cần có chính sách thống nhất trong chia sẻ lợi ích từ các hoạt động này.
2. Tồn tại
Do khu vực nghiên cứu có diện tích rộng, địa hình hiểm trở mặt khác là khu vực biên giới Việt Lào nên đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Các nghiên cứu đặc tính sinh học và sinh thái học của thực vật Hạt trần tại khu vực nghiên cứu còn khá chung chung.
Nghiên cứu chưa bố trí được các thí nghiệm về nhân giống, xúc tiến tái sinh, gây trồng... để bảo tồn các loài thực vật Hạt trần tại khu vực nghiên cứu.
3. iến nghị
Cần tiếp tục thực hiện công tác điều tra phân bố của thực vật Hạt trần tại KBT Pù Hoạt, chi tiết hơn tại các khu vực của đợt nghiên cứu này chưa đến được. Ngoài ra tiếp tục điều tra sự hiện diện của các loài Hạt trần mới cho khu bảo tồn cũng như các loài Hạt trần đã được ghi nhận trong danh lục của KBT tuy nhiên chưa được tìm thấy trong nghiên cứu này.
Tiếp tục thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về đặc tính sinh học và sinh thái học các loài thực vật Hạt trần, ưu tiên các loài nguy cấp, quý hiếm có tên trong Nghị định 32[3] và Sách Đỏ Việt Nam[1].
Bố trí các thí nghiệm về sinh học, lâm sinh để từ đ lựa chọn được phương pháp tối ưu bảo tồn các loài thực vật Hạt trần tại khu vực nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM HẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Khoa học Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam Phần II – Thực vật, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
2. Bộ Lâm nghiệp, Cây gỗ rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội: 1971-1988.
3. Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Hà Nội.
4. Danh lục đỏ IUCN, 2004. Website: redlist.org.
5. Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Ian Thomas, Alios Farjon, Leonid Averyanov và Jacinto Regalado Jr. (2004), Thông Việt Nam nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 20304, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
6. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam (Quyển I, II, III), Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
7. Lê Thị Huyên, Nguyễn Tiến Hiệp (2004), Hình thái và phân loại thực vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, tập 1, Nhà Xuất bản Trẻ, Hồ Chí Minh
9. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004), Cây lá kim Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Philip Ian Thomas, Nguyễn Đức Tố Lưu (2004), Cây lá kim Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.
11. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường-Đại học Quốc gia Hà Nội (2002), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập 1), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
TIẾNG NƯỚC NGOÀI
13. Hách Cảnh Thành (1951), Thực vật Hạt trần chí Trung Quốc, Nhà xuất bản Nhân dân, Bắc Kinh.
14. Phó Lập Quốc và cs. (2003), Thực vật bậc cao Trung Quốc (Tập 3), Nhà xuất bản Thanh Đảo, Thanh Đảo.
15. PROSEA (Plant Resources of South-East Asia) 1993–2003. Vol. 5–17.
PUDOC Scientific Publishers, Wageningen, The Netherlands.
16. The IUCN (2011), IUCN Red List of Threatened speciesTM, International Union for the Conservation of Nature and Nature Resources.
17. Viện nghiên cứu thực vật Côn Minh-Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc (1986), Thực vật chí Vân Nam (tập 4), Nhà xuất bản Khoa học, Bắc Kinh.