Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt tỉnh nghệ an (Trang 55 - 62)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Đặc tính sinh học và sinh thái học thực vật Hạt trần tại Pù Hoạt

4.2.9. Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis)

Dẻ tùng vân nam là nguồn gen quý hiếm tại KBT Pù Hoạt c khu phân bố hẹp, tạo thành quần thể nhỏ, hoặc mọc rải rác ở độ cao 870m - 1500m, Ở các khu vực Dẻ tùng vân nam phân bố ở sườn núi đá vôi, độ dốc biến động từ 100 đến 300. Dẻ tùng ở khu vực Cắm Muộn, đã phát hiện được 20 cá thể, trong đ c 12 cá thể c D₁.₃> 5cm và 8 cây tái sinh. Khu vực Nậm Giải với 14 cá thể, trong đ số cây c D₁.₃> 5cm là 3 cây và 11 cá thể Dẻ tùng vân nam tái sinh. Các khu vực khác như khu vực Hạnh Dịch, Thông Thụ, Đồng Văn, Huồi Mới 2, chưa phát hiện được cá thể nào.

Trên tuyến và ô: đã phát hiện 19 cây Dẻ tùng vân nam tái sinh, Hvn TB:

2.04m, Doo TB: 2.73cm; 15 cây trưởng thành, Hvn TB: 15.03 m, D₁.₃ TB:

21.92cm. Trong ô tiêu chuẩn đã điều tra 4 cây Dẻ tùng vân nam trưởng thành, D₁.₃ TB 16.8cm, Hvn TB: 17.4m, 5 cây tái sinh. Hình ảnh Dẻ tùng vân nam và bản đồ phân bố của loài tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp hình 4.9.

Hình 4.9. Thân cành lá Dẻ tùng vân nam và bản đồ phân bố của loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

Nguồn ảnh: L.P.Diệu và Nhóm NC Pù Hoạt + ĐH Lâm nghiệp

Tại khu vực nghiên cứu Dẻ tùng vân nam chỉ phân bố ở khu vực Cắm Muộn và Nậm Giải, trong đ phân bố ở lô 12DT2, khoảnh 4 tiểu khu 135 ở khu vực Cắm Muộn và tại Nậm Giải phân bố ở K 4 TK 91 và K 2 TK92. Dẻ tùng vân nam c phân bố ở đai cao 870 – 1500m.

Dẻ tùng vân nam tại khu vực nghiên cứu c đường kính bình quân đạt từ 16.8 – 21.9cm, chiều cao bình quân đạt 15.3 – 17.4m. Các cá thể gặp rải rác trên các tuyến điều tra, không tạo thành quần thể liên tục. Hầu như ít gặp cá thể Dẻ tùng vân nam c kích thước lớn.

Tại khu vực nghiên cứu chỉ phát hiện 5 cá thể Dẻ tùng vân nam tái sinh xuất hiện trong 4 ô dạng bản, hầu hết là cây tái sinh c triển vọng (cao trên 1 m), sức sống tốt, nguồn gốc chủ yếu từ hạt.

Tái sinh quanh gốc cây mẹ: Nghiên cứu chỉ phát hiện trong tán cây mẹ c 5 cá thể Dẻ tùng tái sinh, mép tán cây mẹ: 2 cá thể, ngoài tán cây mẹ 1 cá thể. Theo kết quả trên cho thấy hầu hết các cá thể Dẻ tùng vân nam tái sinh phát hiện được là dưới tán cây mẹ. Tuy nhiên số lượng cá thể tái sinh rất ít nên chưa thể kết luận khả năng tái sinh quanh gốc cây mẹ của Dẻ tùng vân nam.

Khu vực c Dẻ tùng vân nam phân bố thường xuyên xuất hiện các loài cây gỗ như: Thị rừng, Chè đuôi lươn, Cơm nguội myrsine, Gù hương, Kháo, Tô hạp, Chân chim núi cao, Chắp tay, Dẻ lá mai ...; tầng cây tái sinh: Tầng cây tái sinh 33 loài với khoảng 99 cá thể: Mật độ khoảng 8250 cây tái sinh/ha.

Trong số đ c 3 loài Hạt trần phân bố là: Dẻ tùng (5 cá thể), Thông tre (5 cá thể) và Kim giao (2 cá thể) mọc cùng với các loài cây khác như Nhãn rừng, Mò lông, Thị rừng, Dẻ tùng, Mạ sưa, Óc tốt, Thông tre, Hồng quang, Thị lông đỏ, Chè đuôi lươn ...; tầng cây bụi, thảm tươi: Dương xỉ mộc, Hèo sp, S i rừng, Cao hùng, Nứa, Trọng đũa, Lưỡi beo, Hàm ếch, Ráy leo lá xẻ ....

4.2.10 Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii)

Sa mộc dầu ở KBT Pù Hoạt c khu phân bố tương đối rộng so với các loài cây lá kim khác trong khu vực, nhưng gián đoạn, tạo thành những quần thể Sa mộc dầu gần như thuần loài và xuất hiện ở độ cao từ 868 – 1715m so với mực nước biển. Sa mộc dầu thường xuất hiện trong rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá kim – lá rộng núi trung bình và núi cao á ẩm nhiệt đới.

Tại khu vực Sa mộc dầu phân bố, trên tuyến và ô đã phát hiện 122 cây trưởng thành, Hvn TB: 35.19 m, Doo TB: 91.61 cm. 55 cây Sa mộc dầu tái sinh, Hvn TB: 0.45 m, Doo TB: 0.5 cm; Trong ô tiêu chuẩn đã điều tra được 15 cây trưởng thành, Doo TB 142 cm, Hvn TB: 42.9 m, 40 cây tái sinh.

Sa mộc dầu phân bố ở các khu vực Hạnh Dịch, Tri Lễ, Nậm Giải của KBT Pù Hoạt. Sa mộc dầu xuất hiện tập trung ở khu vực tiểu khu 95 Huồi Mới 2 – Tri Lễ, tại khu vực này ước tính c khoảng trên 200 đến 300 cá thể, kết quả điều tra trên tuyến tại khu vực này bắt gặp 46 cây, trong đ c 8 cây tái sinh; khu vực tiểu khu 59, 60, 61 xã Hạnh Dịch đã phát hiện được 56 cá thể, Nậm Giải 58 cá thể, trong đ số cây tái sinh 6 cây, còn các khu vực khác là khu vực Đồng Văn, Thông Thụ, Cắm Muộn và Na Khích chưa gặp.

Sa mộc dầu tại khu vực nghiên cứu c kích thước rất lớn. Chiều vao vút ngọn bình quân 35.3m, D1.3 bình quân 91.6 cm. C thể do quá giá nên một số cây đã bị rỗng ruột. Trong các quần thể điều tra được hầu hết chỉ phát hiện cây trưởng thành, rất ít gặp cây tái sinh hoặc cây nhỏ.

Trong tự nhiên chỉ thấy Sa mộc dầu tái sinh ở các khu vực sườn dốc đất sạt lở và hầu như không c tầng gỗ hoặc cây bụi.

Hình ảnh Sa mộc dầu và bản đồ phân bố của loài tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp hình 4.10.

Hình 4.10. Cành lá Sa mộc dầu và bản đồ phân bố của loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

Nguồn ảnh: L.P.Diệu và Nhóm NC Pù Hoạt + ĐH Lâm nghiệp

Qua kết quả điều tra tại các khu vực bắt gặp Sa mộc tái sinh đã phát hiện 95 cây tái sinh c chiều cao bình quân 0.45m, đường kính gốc bình quân 0.5cm. Kết quả trên cho thấy tình hình tái sinh của Sa mộc dầu rất kém.

Không bắt gặp cây tái sinh ở giai đoạn cây mạ, chỉ bắt gặp rất ít cây ở giai đoạn cây con, tỷ lệ cây con c triển vọng tái sinh trong rừng rất thấp. Đây là một vấn đề và là một thách thức lớn đang đặt ra trong công tác bảo tồn loài cây quy hiếm này.

Tại khu vực Sa mộc dầu phân bố, tầng cây gỗ trong 6 ô tiêu chuẩn đã điều tra được 115 cá thể của 30 loài. Chiều cao trung bình của tầng cây gỗ là 16.7m, đường kính D₁.₃ trung bình 37.5cm. Sa mộc dầu xuất hiện trong tổ thành của khu vực nghiên cứu với 15 cá thể.

Tầng cây tái sinh: Khu vực điều tra, cây tái sinh c chiều cao trung bình 0.65 m, Tái sinh từ hạt chiếm 95%, Chủ yếu là cây c chất lượng sinh trưởng tốt (chiếm 90.3%).

Tổng số cá thể điều tra trong 30 ô dạng bản của 6 ô tiêu chuẩn là: 160 cây của 53 loài cây khác nhau. Trong đ c 40 cá thể Sa mộc dầu tái sinh trong 3 ô dạng bản/30 ô dạng bản, chiều cao trung bình 35 cm, sức sống tốt.

Xung quanh hơn 30 gốc cây mẹ chỉ phát hiện được xung quanh 3 gốc cây mẹ c cá thể tái sinh, chiều cao khoảng 0.35 cm. Trong đ : trong tán cây mẹ: 4 cây; mép tán: 2 cây; ngoài tán 25 cây. Cây tái sinh hầu như chỉ xuất hiện ở các sườn dốc, đất vừa bị sạt lở, cây tiên phong ưa sáng, dương xỉ phát triển mạnh.

Khu vực c Sa mộc dầu phân bố, thành phần loài cây đi kèm chúng ta thấy thường xuyên xuất hiện các loài thực vật như: Dẻ gai ấn độ, Giổi đá, Sồi dẻ, Dẻ lá đào, Dung chè, Cà lồ, Dẻ cau, Tô hạp, Re xanh, Vải thiều rừng ...;

tầng cây tái sinh: Hồng quang, Mắc niễng, Re Côm, Mạ sưa, Phân mã, Re xanh, Sồi dẻ, Súm, Vối thuốc ...; tầng cây bụi thảm tươi: Ráng tây sơn, Cỏ ba

cạnh, Dương xỉ thân gỗ, Lãnh công, Mua bà, Cỏ lá tre, Hàm ếch, Dây cậm cang, Dây củ mỡ, Dương xỉ thân gỗ ..., đây là những loài thường xuyên mọc cùng Sa mộc dầu và giữa chúng c mối quan hệ nhất định.

4.3 Nguyên nhân gây ra nguy cấp đến thực vật Hạt trần tại khu vực nghiên cứu

Dựa trên các kết quả điều tra nghiên cứu, chúng tôi đã xác định các mối đe dọa đến các loài thực vật Hạt trần tại khu vực nghiên cứu như sau:

- Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng rừng: Do phong tục tập quán, sức ép về đ i nghèo nên hiện nay một số khu vực vùng đệm của KBT bị người dân chuyển trái phép một phần rừng sang các mục đích khác như đất canh tác nông nghiệp, đất chăn thả gia súc… Để chuẩn bị đất làm nương rẫy, người dân đã phát dọn sạch toàn bộ thực bì. Hoạt động này cũng như việc sử dụng lửa bừa bãi đã hủy diệt toàn bộ thực vật và môi trường sống của các loài sinh vật tự nhiên sống trong và xung quanh khu vực bị tác động. Đây là mối nguy lớn nhất đến sự tồn tại và phát triển của một số quần thể Hạt trần quý hiếm như: Sa mộc dầu, Du sam núi đất, Pơ Mu, Bách xanh, Tuế lá dài… Hiện tại ở một số khu vực, rừng đã và đang phục hồi sau khi bị tác động, tuy nhiên quá trình diễn ra rất chậm, chủ yếu là một số loài cây tiên phong ưa sáng, hầu như không c thực vật Hạt trần phân bố.

- Hoạt động khai thác lâm sản trái phép: Mặc dù KBT Pù Hoạt đã và đang thực hiện rất tốt các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, nhưng do địa bàn rộng lại giáp biên giới Việt Lào nên việc tuần tra kiểm soát người dân vào KBT khai thác trái phép lâm sản ngoài gỗ còn gặp một số kh khăn. Qua kết quả điều tra trên các tuyến cho thấy c một số vết tác động của người dân như: thu hái trái phép một số lâm sản, tận thu trái phép mảnh gỗ Sa mộc dầu đã chết trong rừng từ lâu về làm mái nhà. Các hoạt động khai thác trái phép

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt tỉnh nghệ an (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)