Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến tài nguyên thực vật rừng thuộc khu rừng đặc dụng copia huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 22 - 32)

Chương 2.MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA ĐIỂM

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được tác động của hiện tượng băng tuyết sảy ra trên diện rộng làm ảnh hưởng đến tài nguyên thực vật rừng và nguy cơ cháy rừng ở khu rừng đặc dụng Copia

- Đề xuất được một số giải pháp góp phần giảm thiểu tác hại của thời tiết cực đoan đối với khu rừng đặc dụng Copia

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về đối tượng: Tài nguyên thực vật rừng, và hiện tượng băng tuyết xảy ra trong 3 năm trở lại đây).

- Giới hạn về nội dung: Đánh giá được ảnh hưởng của băng tuyết đến tài nguyên thực vật rừng.

- Giới hạn về địa điểm: Khu rừng đặc dụng Copia tỉnh Sơn La.

2.3. Nội dung nghiên cứu.

- Đánh giá hiện trạng rừng ở khu rừng đặc dụng Copia tỉnh Sơn La - Phân tích được diễn biến thời tiết tác động đến rừng đặc dụng của khu vực nghiên cứu

- Ảnh hưởng của băng tuyết đến tài nguyên thực vật rừng và nguy cơ cháy rừng của khu rừng đặc dụng.

- Đánh giá khả năng phục hồi rừng sau tác động của thời tiết cực đoan - Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác hại của thời tiết cực đoan đến khu rừng đặc dụng Copia.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Kế thừa các tài liệu có liên quan

- Thu thập được điều kiện tự nhiên của rừng đặc dụng Copia.

- Bản đồ hiện trạng rừng, các phân khu của rừng đặc dụng Copia

- Số liệu khí tượng thủy văn của khu vực (trạm gần nhất ) ít khoảng 10 năm trở lại đây.

- Báo cáo hàng năm của rừng đặc dụng, hạt kiểm lâm về biến động tài nguyên thực vật rừng tại vùng đệm và vùng lõi của khu bảo tồn .

- Báo cáo tác động của băng tuyết đến diện tích rừng bị tàn phá, suy thoái rừng ,cháy rừng tại rừng đặc dụng.

- Ảnh chụp, ảnh vệ tinh, ảnh tư liệu trước và sau khi xảy ra hiện tượng băng tuyết.

2.4.2. Phương pháp phỏng vấn

- Phỏng vấn Ban quản lý, cán bộ kiểm lâm các thông tin tài nguyên thực vật rừng bị ảnh hưởng do thời tiết cực đoan tại rừng dặc dụng .

- Bộ câu hỏi phỏng vấn điều tra thông tin những cây bị gãy đổ đang phục hồi sau hiện tượng băng tuyết ở trong khu vực vùng đệm của khu rừng đặc dụng.

Mẫu phỏng vấn Thông tin chung

Người trả lời phỏng vấn :………… Nghề nghiệp: ……….

Giới tính: ……… Độ tuổi: ………

Địa chỉ: ……… Người phỏng vấn: ………

Ngày phỏng vấn……….

Nội dung phỏng vấn

- Phỏng vấn về những trạng thái rừng chịu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan - Anh (chị) ở khu vực này có thường xuyên xảy ra hiện tượng băng tuyết hay không ? Nếu có thì đó là hiện tượng thời tiết như thế nào?

- Anh (chị) có thể cho biết thời tiết cực đoan nó có ảnh hưởng như thế nào đến tài nguyên thực vật rừng trong khu vực khu bảo tồn ? Nếu có thì bằng hình thức nào ?

- Khu vực khu bảo tồn đã xảy ra cháy rừng chưa ? Nguyên nhân cháy rừng có phải do hiện tượng thời tiết cực đoan không ? Hay là do nguyên nhân nào khác?

- Phỏng vấn về việc ứng phó những hậu quả do thời tiết cực đoan gây ra ? - Anh (chị ) có được tuyên truyền những hậu quả do thời tiết cực đoan gây ra đến hệ tài nguyên thực vật rừng trong khu vực ? Nếu có thì anh ( chị ) hiểu được những gì về hậu quả của nó gây nên?

- So với những năm trước đây thì diện tích rừng ở đây có chuyển biến gì không ? Số lượng thực vật rừng trong khu bảo tồn có bị suy giảm nhiều không ? 2.4.3. Điều tra tuyến

- Điều tra tuyến: Tuyến điều tra được thiết kế để cắt qua tất cả các dạng sinh cảnh rừng đại diện nhất tại khu vực. Trên tuyến điều tra đã thiết kế sẵn tiến hành thu thập số liệu bao gồm ghi lại được tọa độ của điểm và đầu điểm cuối tuyến điều tra. Trong khu bảo tồn thì điều tra 2 tuyến ở các trạng thái rừng khác nhau. Từ điều tra tuyến xác định được ô tiêu chuẩn cần lập ( mỗi ô có diện tích 1000 m2) , mỗi tuyến lập 3 ô tiêu chuẩn ở các vị trí , độ cao, trạng thái rừng khác nhau ; lập thêm 3 ô ở vùng phục hồi sinh thái . Vị trí lập nên chọn ô có cây bị gẫy, đổ do băng tuyết mấy năm trước.

- Lập được 2 tuyến điều tra đại diện cho trạng thái rừng bị ảnh hưởng do băng tuyết trong khu rừng đặc dụng Copia. Mỗi tuyến lập được 3 OTC ứng với các trạng thái rừng khác nhau: Rừng tự nhiên; Rừng bị ảnh hưởng do băng tuyết; Rừng bị cháy sau ảnh hưởng của băng tuyết; Rừng tự nhiên, rừng trồng phục hồi sau băng tuyết, đồng thời theo các đai khác nhau

+ Tuyến 1: Tuyến bản Huổi Pu Chiềng Bôm đến Hua Lương đai cao từ 700- 1000 m.

+ Tuyến 2: Từ Hua lương đi Long Hẹ, Co Mạ đai cao từ >1000m Nội dung điều tra và biểu điều tra

Bảng 2.1. Biểu điều tra tuyến có những cây bị gãy, đổ, đang phục hồi sau hiện tƣợng băng tuyết tại vùng đệm.

Số thứ tự tuyến điều tra:... Người điều tra:...…..

Tọa độ điểm đầu:... Tọa độ điểm cuối:...

STT Tọa độ

bắt gặp Trạng thái

rừng Độ cao

m Độ dốc Hướng

dốc Thổ

nhưỡng

Mô tả chi tiết

loài

1

2

Trên tuyến đi, tại điểm đầu bấm GPS ghi lại tọa độ điểm đầu. Tiếp tục đi tuyến, trên tuyến đi, gặp cây gãy đổ thì dừng lại bấm GPS ghi lại vào bảng trên.

Bảng 2.2. Biểu điều tra tầng cây cao

OTC số: Độ dốc: Người điều tra:

Tọa độ: Hướng dốc: Trạng thái rừng :

Độ cao: Ngày điều tra: Tuyến điều tra:

STT Tên Loài

D1.3 (m)

Hvn (m)

Hdc (m)

Dt (m) Trạng thái Ghi

max min Gãy đổ Đang phục hồi chú

- Điều tra tầng cây cao ( số cây, loài, D1.3, Hvn, Hdc, loài cây bị gãy đổ do tuyết,...): Trong OTC đã lập tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của toàn bộ các cây. Sử dụng đoạn thước dây 1m để đo chu vi thân cây tại vị trí cách gốc 1,3m, vòng thước dây vuông góc với thân cây, không siết quá chặt vào lớp vỏ cây vì sẽ gây ra sai số, đọc số đo trên thước lấy đến 2 chữ số thập phân. Đo chiều cao cây bằng thước đo cao Blume leis, đứng cách gôc cây khoảng cách 15m theo chiều dài cải bằng, ngắm thước lên ngọn cây ấn nút hãm kim và đọc giá trị 1 trên thang 15 của thước, sau đó mở nút hãm kim ngắm về gốc cây, làm tương thao tác, đọc được giá trị 2 trên thang đo 15. Nếu 2 giá trị này nằm cùng một phía so với số 0 thì trừ cho nhau hoặc khác phía thì cộng vào nhau, kết quả là chiều cao cây cần đo. Điều tra tương tự đối với chiều cao dưới cành của cây (vị trí ngắm thước là đoạn dưới cành và gốc cây).

Đo đường kính tán của cây bằng thước dây 30m, căng thước đo hình chiếu của tán cây trên mặt đất tại hai vị trí lớn nhất và nhỏ nhất của tán cây, lấy số trung bình của hai giá trị đó sẽ thu được số liệu đường kính tán của cây. Đánh giá trạng thái cây theo chỉ tiêu gãy, đổ, đang phục hồi. Điều tra các số liệu về tọa độ OTC, độ cao, độ dốc, hướng dốc... số liệu ghi vào biểu 2.

Bảng 2.3: Biểu điều tra cây bụi, thảm tươi OTC số : Độ dốc : Người điều tra : Tọa độ : Hướng dốc : Trạng thái rừng:

Độ cao: Ngày điều tra : Tuyến điều tra:

Số

ODB STT Tên loài Số lượng

Độ che phủ (%)

Chiều cao trung bình (m)

Sinh trưởng 1

2

Điều tra cây bụi thảm tươi: Trong OTC lập 5 ODB với diện tích 4m2 (2x2m), 4 ODB ở 4 góc của OTC và 1 ô ở chính giữa.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ các ODB

- Điều tra các chỉ tiêu cơ bản về tên loài, số lượng cây, chiều cao trung bình, độ che phủ, tình hình sinh trưởng, số liệu được ghi vào biểu 3.

Bảng 2.4. Biểu điều tra cây tái sinh

OTC số : Độ dốc : Người điều tra : Tọa độ : Hướng dốc : Trạng thái rừng : Độ cao: Ngày điều tra : Tuyến điều tra : Stt

ODB

Stt cây

Tên cây

Cấp chiều cao (m) Phẩm chất Nguồn gốc tái sinh

0.5 0.5-1 1 T TB X

1

2

Bảng 2.5. Biểu điều tra cây lỗ trống

(điều tra tại vị trí cây bị gãy, đổ do băng tuyết) OTC số : Độ dốc : Người điều tra : Tọa độ : Hướng dốc : Trạng thái rừng : Độ cao: Ngày điều tra : Tuyến điều tra : TT Loài

chủ yếu H(m) Dt(m) Sinh trưởng Nguồn gốc Ghi Tốt TB Xấu Hạt Chồi chú

1 2 …

- So sánh thành phần loài tái sinh giữa OTC và ô lỗ trống Bảng 2.6 . Biểu điều tra độ tàn che, che phủ OTC số: Độ dốc: Người điều tra:

Tọa độ: Hướng dốc: Trạng thái rừng:

Độ cao: Ngày điều tra: Tuyến điều tra:

STT Điểm

0 0,5 1

- Điều tra độ tàn, che phủ: Xác định độ tàn che, che phủ bằng phương pháp mục trắc. Kết quả ghi vào biểu 5.

Bảng 2.7. Biều tra khối lƣợng vật liệu cháy

OTC số: Độ dốc: Người điều tra:

Tọa độ: Hướng dốc: Trạng thái rừng:

Độ cao: Ngày điều tra: Tuyến điều tra:

Thời tiết:

STT ODB

Thành phần VLC

VLC khô

VLC tươi Khối

lượng

Bề dày thảm khô

(cm) Ghi chú

Dễ cháy Khó cháy

- Điều tra vật liệu cháy, kế thừa số liệu phỏng vấn, số liệu được học viên thu thập từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2016. Trong mỗi ODB tiến hành điều tra, thu gom toàn bộ vật liệu cháy rồi phân theo 3 loại: vật liệu tươi dễ cháy, vật liệu tươi khó cháy và thảm khô. Dùng cân xác định khối lượng của từng thành phần vật liệu , tính trung bình cho từng trạng thái rừng được điều tra (Đơn vị : tấn/ha) và dùng thước xác định bề dày của lớp thảm khô. Kết quả ghi vào biểu 6.

2.4.4. Công tác nội nghiệp

- Từ số liệu lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi, chế độ mưa, nhiệt độ lập được biểu đồ khí tượng của vùng.

- Số hóa bản bồ hiện trạng, nhập các dữ liệu tọa độ để xem trạng thái rừng nào bị ảnh hưởng do thời tiết nhiều nhất.

- Từ số liệu lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi, chế độ mưa, nhiệt độ lập được biểu đồ khí tượng của vùng bằng phần mềm ArcGis.

- Số hóa bản bồ hiện trạng, nhập các dữ liệu tọa độ để xem trạng thái rừng nào bị ảnh hưởng do thời tiết nhiều nhất.

2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thu thập từ các OTC được xử lý bằng các phương pháp thống kê toán học thích hợp.

Xác định các loài cây tham gia vào công thức tổ thành.

- Để xác định công thức tổ thành (CTTT), trước tiên cần phải xác định được thành phần các loài cây tham gia vào công thức tổ thành.

- Các loài cây chính là loài cây có số cây Ni≥Ntb sẽ được viết vào công thức tổ thành.

Trong đó:

Ni: Là số cây của loài i.

Ntb: Là số cây trung bình mỗi loài, Ntb được tính bằng:

Ntb=N / m (N: Tổng số cây các loài, m: tổng số loài).

Khi đó CTTT được xác định bằng công thức:

Trong đó Ki: Là hệ số tổ thành loài I, được xác định bằng:

Ki= x 10 Ni: Số loài i N: Tổng số các loài cây m: Số loài tham gia CTTT Xi: Tên loài i

Tính hệ số tổ thành theo đơn vị 1/10. Trong công thức thứ tự loài có hệ số lớn hơn viết trước, tên của các loài được viết tắt.

Những loài có hệ số ki ≥ 1 được ghi hệ số trước tên viết tắt của loài.

Những loài có hệ số 1> ki ≥ 0.5 có thể không ghi hệ số tổ thành mà đặt dấu “ + “ trước tên viết tắt của loài.

Những loài có hệ số 1< ki ≤ 0.5 có thể không ghi hệ số tổ thành mà đặt dấu “ - “ trước tên viết tắt của loài.

Những loài có Ni < Nb được gộp trong nhóm các loài khác (LK) và có hệ số ki = 10 – hệ số của các loài có Ni > Ntb.

Mật độ cây tái sinh:

Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau:

N/ha =

Trong đó: S : Tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2 ), n : Số lượng cây tái sinh điều tra được.

Chất lƣợng cây tái sinh

Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức:

N% =

Trong đó: N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu n: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu.

Đánh giá nguy cơ cháy của vật liệu cháy

Dựa theo các phân hạng của J.S .Gould, W.L (2007) chia thành các cấp:[18]

1. Nguy cơ thấp 4. Nguy cơ rất cao 2. Nguy cơ trung bình 5. Nguy cơ cực kỳ cao 3. Nguy cơ cao

Nguy cơ

Mô tả Điểm

số

Bề dầy(mm)

Khối lƣợng (tấn/ha)

Không Không có VLC bề mặt, đất chơ trụi 0 - 0

Thấp Một lớp rất mỏng, chưa phân dải, không liên tục

1 <10 2-6

Trung bình

Lớp mỏng, chưa phân dải, liên tục 2 10-20 6-10 Cao Có lớp VLC liên tục, đã phân dải 3 15-25 10-14 Rất cao Có lớp VLC dày liên tục, đang phân

dải, cành nhánh dụng khong nhiều

3,5 15-25 12-16

Cự kỳ cao

Có lớp VLC rất dầy, liên tục, có lớp cành nhánh dụng

4 >25 >16

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến tài nguyên thực vật rừng thuộc khu rừng đặc dụng copia huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 22 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)