Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tái sinh của rừng sau thời tiết cực đoan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến tài nguyên thực vật rừng thuộc khu rừng đặc dụng copia huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 74 - 94)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.7. Đánh giá khả năng phục hồi rừng sau khi chịu ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan

4.7.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tái sinh của rừng sau thời tiết cực đoan

- Thảm thực vật rừng: Tại rừng trồng bị gãy đổ do băng tuyết và rừng trồng bị cháy, rừng tự nhiên bị cháy độ tàn che rất nhỏ, có khi là 0%. Độ dầy tầng thảm mục lớn ( 36 cm tại rừng trồng bị gãy đổ do băng tuyết ) nguyên nhân là do khi xảy ra băng tuyết, những cây lớn bị bỏng lạnh dẫn đến bị chết sau đó các cành cây gãy đổ cành lá dụng xuống tạp thành lớp thảm thực vật phía dưới tán rừng

- Khả tái sinh chồi và gieo giống của cây bố mẹ, các loài chim: Khu rừng đặc dụng Copia là khu rừng có rất nhiều các trạng thái rừng khác nhau, đa dạng về loài cây, tầng tán, nhiều trạng thái rừng nên đây cũng là các lợi thế để các cây con tái sinh đối với khí hậu và thời tiết.[14][19]

- Điều kiện lập địa: Điều kiện lập địa đất đai khu vực này là những đất tốt có hàm lượng dinh dưỡng cao sau khi cây đổ gãy, chết đứng, cháy rừng trong vùng sẽ là lớp phân tốt mang lại hiệu quả rất cao cho sự sinh trưởng và phát triển của cây con. Loại đất là đất Feralit có màu vàng, xám phát triển trên đát phiến thạch sét và phiến thạch mica.

Bảng 4.10. Tổng hợp cây tái sinh và cây lỗ trống tại các trạng thái rừng Loài cây

Trạng thái rừng

TS dưới tán

rừng TS ở lỗ trống do gãy đổ

Độ tàn

che Sinh trưởng

Rừng tự nhiên

Thừng mực lông, Dẻ

xanh

Sơn, Vối thuốc, Thừng mực

lông

0.85

Tất cả đều phát triển mạnh ( H > 1m ) Rừng trồng

thông

Vối thuốc, thông 3 lá

Vối thuốc,

thông 3 lá 0.8

Tất cả đều phát triển mạnh ( H >

1m ) Rừng tự nhiên bị

gãy đổ do băng tuyết

Thành ngạnh, thừng

mực lông

Vối thuốc, Dẻ

xanh 0.1

Tất cả đều phát triển mạnh ( H > 1m ) Rừng tự nhiên bị

cháy

Vù hương, Vối thuốc

Vối thuốc, ba

gạc 0.05

Tất cả đều phát triển mạnh ( H > 1m ) Rừng trồng bị

cháy

Vối thuốc, thông 3 lá

Vối thuốc,

thông 3 lá 0

Tất cả đều phát triển mạnh ( H > 1m ) Qua bảng trên chúng ta thấy sau khi bị băng tuyết các cây gãy đổ đã có hiện tượng tái sinh trồi từ các khu rừng tự nhiên khả năng sinh trưởng và phát triển là rất mạnh. Một số cây có các trồi ẩn như vối thuốc lông đỏ không bị chết sau ki cháy đây cũng là yếu tố rất quan trọng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng cần phát triển cây bản địa này cho địa phương trong quá trình phát triển rừng.

Bảng 4.11. Tổng hợp các chất lƣợng cây lỗ trống tại chỗ có cây gẫy đổ do băng tuyết tại rừng đặc dụng Copia

OTC Trạng thái rừng

Nguồn gốc cây lỗ trống

%

Chất lượng cây lỗ trống

% Htb(m) Dttb(m)

Hạt Chồi Tốt TB Xấu

1 Rừng tự nhiên 6,92 3,08 6,92 5,38 ,70 1,95 0,8 2 Rừng bị cháy 100 0,00 100 0,00 0,00 2,5 1,2

3

Rừng có cây gãy đổ do hiện tượng TTCĐ

6,67 3,33 0,00 0,00 0,00 3,0 1,4

4 Rừng trồng

thông 5,71 4,29 1,42 4,29 4,29 2,2 0,5

5 Rừng tự nhiên 3,33 6,67 6,67 0,00 3,33 2,2 1 6

Rừng có cây gãy đổ do hiện tượng TTCĐ

5,00 5,00 3,33 6,67 ,00 2,8 1,3

B 82,94 17,06 79,72 14,38 5,90 2,4 1

Qua bảng trên chúng ta thấy các loài cây gỗ tái sinh chính trong rừng có nguồn gốc tốt chủ yếu là tái sinh hạt cố một số tái sinh trồi, do điều kiện của từng loài cây có khả năng thích ứng diêng biệt như có mắt ngủ, có vỏ dầy có thể tái sinh tốt sau khi cháy rừng hoặc băng tuyết. Về chất lượng tái sinh trồi được đánh giá là khả năng tái sinh mạnh hơn đây cúng là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn các loài cây trồng chính trong phát triển băng xanh chống cháy.

Hình 4.13. Một số hình ảnh rừng tự nhiên phục hồi tái sinh sau khi bị băng tuyết (ảnh chụp tháng 8 năm 2018)

4.8. Một số giải pháp nhằm hạn chế các yếu tố thời tiết cực đoan đối với rừng đặc dụng Copia.

4.8.1. Giải pháp về lâm sinh.

- Đối với vùng đệm các khu rừng tự nhiên, hoặc rừng trồng chúng ta lợi dụng các khe dông cạn, hoặc khe suối phát đường băng cản lửa chia nhỏ diện tích rừng từ 3- 5 ha một băng đối với rừng trồng (từ 50 đến 70 ha một băng đối với rừng tự nhiên) với chiều rộng băng phát từ 20-30 mét để sử dụng khi có tình huống sảy ra đối với trường hợp bất khả kháng, cho phép trồng xen một số loài cây mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương dưới tán

rừng từ như trồng xa nhân, trồng thảo quả, đẳng xâm, nấm linh chi, chăn nuôi ong…

- Nhằm giảm bớt lượng cành cây lá dụng đối với rừng trồng ta có thể thực hiện thêm biệt pháp đốt trước có kiểm soát, thực hiện tỉa thưa rừng trồng đã đến tuổi khai thác, khép tán để lại mật độ hợp lý, cho phép nhân dân vùng đềm thuộc khu bảo khai thác cành khô, cây chết đứng từ rừng trồng từ đó giảm bớt được khối lượng vật liệu cháy giảm bớt được nguy cơ cháy rừng.

- Đối với vùng lõi đây là khu bảo vệ nghiêm nghặt không được tác động bất cứ hành vi nào nên giải pháp duy nhất là tuyên truyên không cho dân mang lửa tùy tiện vào rừng, ghi chép quá trình diễn thế phục hồi và tác động làm cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn sau này.

4.8.2. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Sử dụng các phương pháp cảnh báo cháy rừng như công nghệ GiS trong viễn thám, các thiết bị cảnh báo cháy hiện đại, phần mềm Formis trong ứng dụng theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, các phương pháp điểm đen trong công nghệ Formis

4.8.3. Giải pháp về tổ chức quản lý đối với rừng đặc dụng.

- Tăng cường công tác quản lý lửa rừng, ngiêm cấm việc mang nguôn lửa vào khu đặc dụng như (đốt nương làm dãy, đốt bãi chăn thả, đốt ong)

- Cử cán bộ tuyên truyền vận động người dân sống gần rừng, ký các cam kết bảo vệ rừng thông qua các luật để nhân dân vùng đệm, và trong khu bảo tồn nâng cao nhận thức về tác hại của cháy rừng trong mùa khô hanh.

- Theo dõi chặt chẽ khu rừng được giao khoán dựa trên các yếu tố khí tượng, vật liệu cháy, thảm thực vật rừng, các điều kiện thời tiết độ ẩm, nhiệt độ từ đó đưa ra các cảnh báo về việc sử dụng lửa rừng trong mùa khô, tăng

cường công tác canh phòng trực cháy đối với những khu vực có nguy cơ sảy ra cháy lan cao.

4.8.4. Giải pháp về chính sách và các yếu tố tác động liên quan

- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo vệ rừng, tạo thêm thu nhập cho người dân tại địa phương bằng các nguồn thu khác nhau(tri trả môi trường rừng, các dự án trồng rừng…….)

- Thực hiện đào tạo nghề từ đó giải quyết công văn việc làm cho người dân địa phương, Phát triển du lịch sinh thái, Đầu tư cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, Khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm củi và hướng tới các nguồn chất đốt thay thế, tăng cường năng lực cán bộ quản lý, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hộ gia đình, phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch sử dụng và phát trển rừng trung hạn và dài hạn nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư khác để phát triển vùng đệm.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu tôi rút ra được một số kết luận sau:

1. Hiện trạng rừng

- Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn so với tổng diện tích và các loại đất trong khu vực trạng thái rừng giàu IIIb có diện tích không nhiều 443,7 ha, rừng trung bình chiếm gần 1800 ha tương đương với trên > 31%

diện tích, trạng thái rừng phục hồi IIa,IIb chiếm trên 20%.

- Căn cứ vào đai cao khu vực nghiên cứu rừng dặc dụng Copia có các kiểu thảm thực vật: kiểu thảm á nhiệt đới núi thấp từ độ cao từ 700-1000m trạng thái rừng chính IIa;IIb và IIIa1 cấu trúc rừng có nhiều tầng tán với nhiều loài cây gỗ lá rộng thường xanh xen nửa rụng là và một số loài cây là kim;

Đai cao lớn hơn >1000m có kiểu thảm thực vật á nhiệt đới núi cao cây lá rộng hỗn giao cây lá kim cấu trúc rừng cũng chia thành nhiều tầng tán với các trạng thái rừng IIIa1;IIIa2;IIIb, trong đó ở tầng trên có nhiều cây gỗ lớn chịu tác động cao của băng tuyết. Các tầng thứ của rừng là nơi cung cấp vật liệu cháy được tích tụ trên lớp thảm dưới tán rừng.

2. Kết quả nghiên cứu diễn biến của một số nhân tố khí hâu tại thời điểm 2016 nhiệt độ tối thấp(-2.0C) tập trung vào tháng 01 kéo dài khoảng 22 ngày xuất hiện băng tuyết đã làm cho nhiều diện tích rừng ở đai cao trên 1000m có khối lượng lớn phủ trên ngọn, thân và lá cây đây là nguyên nhân làm đổ gẫy tầng trên, làm chết lớp thảm tầng dưới, trực tiếp làm tăng đột biến khối lượng vật liệu cháy làm tăng nguy cơ gây nên cháy rừng. Nhiệt độ tối cao 370C, trùng với độ ẩm tối thấp của các tháng mùa khô đã làm nguy cơ cháy rừng tăng cao so với các năm khác.

3. Kết quả nghiên cứu về vật liệu cháy cho thấy ở các trạng thái rừng khác nhau thì nguy cơ cháy cũng khác tủy theo có thể từ mức độ cao, rất cao và cực kỳ cao, nguyên nhân do vật liệu cháy được tích lũy dưới tán rừng sau

rét đậm băng tuyết gây ra là cho các cành cây gẫy đổ, lượng thảm mục cành khô tăng lên đột ngột làm cho khối lượng vật liệu cháy tích lũy trên bề mặt là rất cao do đó Ban quản lý rừng đặc dụng cần phải có phương án chi tiết nhằm giảm thiểu tác hại cháy rừng. Số vụ cháy và diện tích cháy rừng tại Sơn La nói chung và tại khu rừng đặc dụng Copia nói diêng đều tăng rất mạnh so với các năm khác mà nguyên nhân chính là do thời tiết cực đoan và nắng nóng gây ra.

4. Đánh giá khả năng phục hồi của rừng sau khi chịu tác động của thời tiết cực đoan các tầng tán bị phá vỡ, các cây to lâu năm cũng bị gẫy đổ và chết làm giảm độ che phủ của rừng, các cây con tầng tán dưới có cơ hội vượt lên nhưng đa số là cây gỗ nhỡ và cây gỗ nhỏ, các hình thức tái sinh sau khi bị băng tuyết là rất mạnh chủ yếu là tái sinh bằng hạt, có một số loài như Thổ lộ có vỏ thân cây dầy sau hai năm mới chết, hoặc có một số sau khi cháy tái sinh rất mạnh đây cũng là cây cần lưu ý đưa vào trồng rừng cây băng xanh hoặc trồng một số điểm rễ cháy để làm cây gieo giống khi thành rừng, để đạt được các trạng thái rừng như ban đầu có thể phải mất thời gian dài vài chục đến hàng trăm năm vì vậy vấn để bảo vệ lửa rừng là hết sức quan trọng để rừng phục hồi nhanh hơn.

5. Từ kết quả nghiên cứu học viên đã đề xuất được một số giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng do thời tiết cực đoan gây ra như sau: (1) Biện pháp kỹ thuật lâm sinh tổng hợp;(2) Biện pháp quản lý đó là sử dụng các công cụ Luật hiện hành đưa ra giải pháp nhằm hợp lý nâng cao hiệu quả của rừng, đào tạo tập huấn chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ rừng đặc dụng nhằm nâng cao kỹ năng quản lý rừng; (3) Biện pháp về chính sách xã hội; (4) Biện pháp công khoa học công nghệ đó là sử dụng, ứng dụng các công nghệ khoa học hiện đại tiên tiến vào quản lý rừng như phần mềm GiS viễn thám, phần mềm Formis, phần mềm cảnh báo cháy rừng.

2. Tồn tại hạn chế

Nội dung: Đề tài mới chỉ dừng lại nghiên cứu cấu trúc thảm thực vật rừng và vật liệu cháy đánh giá tại thời điểm sảy ra thời tiết cực đoan chưa nghiên cứu đề cập đến các yếu tố tương quan khác và các năm tiếp theo.

Phạm vi nghiên cứu: Mới chỉ tập trung nghiên cứu tại các diện tích thuộc khu bảo tồn từ đai 700-1000 m và > 1000m chưa mở rộng nghiên cứ ra các khu vực khác thuộc tỉnh Sơn La.vì vậy kết quả nghiên cứu và kết luận chỉ dừng lại cho khu bảo tồn Copia.

Thời gian nghiên cứu mới chỉ tập trung chính là băng tuyết, các yếu tố nhiệt độ và thời gian ngắn từ 2015-2018, chưa thực hiện các nghiên cứu trước đó và các nghiên cứu khác cho các năm tiếp theo.

3. Kiến nghị

1. Cần nghiên cứu các mối tương quan của các yếu tố thời tiết cực đoan và các nguyên nhân gây cháy rừng như tốc độ gió, hướng gió, địa hình, chỉ số khô hạn……..

2. Phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu cần mở rộng trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La và các đai khác nhau.

3. Tiếp tục theo dõi diễn biến vật liệu cháy ở các tạng thái rừng, đai cao của những năm tiếp theo, nghiên cứu về các dạng thời tiết cực đoan đối với thảm thực vật rừng trên toàn tỉnh.

4. Tiếp tục nghiên cứu đối với vùng đệm, để giảm khối lượng vật liệu cháy và giảm bớt các nguy cơ cháy rừng đề nghị Ban quản lý rừng đặc dụng cho phép khai thác tận dụng cành khô cây đổ làm củi đối với rừng tự nhiên, và tỉa thưa tận thu khai thác đôi với rừng trồng thông đã đến tuổi, khuyến khích trồng và phát triển các loài lâm sản phụ trồng dưới tán rừng như sa nhân, nấm linh chi, chăn nuôi ong …

TÀI LIÊU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Bế Minh Châu & Phùng Văn Khoa (2002), Lửa rừng: giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp việt nam

2. Lê Trần Châu (2012), Báo cáo tổng hợp dự án điều tra đa dạng sinh học tại khu rừng đặc dụng Copia huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La.

3. Ban quản lý rừng đặc dụng (Năm 2016), Báo cáo tình hình thiệt hại về tài nguyên rừng và băng tuyết trên địa bàn rừng đặc dụng Copia ngày 15/02/2016.

4. Ban quản lý rừng đặc dụng (Năm 2016, 2017, 2018), Báo cáo về việc các vụ cháy rừng của Ban quản lý rừng đặc dụng Copia huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La.

5. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2016), Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn đến 2050. Hà Nội

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội.

7. Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc (2016). Đặc điểm khí tượng thủy văn Sơn La. 2007-2016. Sơn La

8. Nguyễn Tiến Bân. Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập I (2001), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Tiến Bân. Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập II (2003), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Tiến Bân. Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập III (2005), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Phạm Ngọc Hưng (2001), Thiên tai khô hạn cháy rừng và giải pháp phòng cháy rừng ở Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

12. Lê Văn Hương (2012), Nghiên cứu thành phần vật liệu cháy của rừng thông ba lá làm cơ sở đề xuất các biện pháp phòng cháy tại Vườn quốc gia Núi Bà tỉnh lâm đồng, Luận vân tốt nghiệp Thạc sĩ trường Đại học Lâm nghiệp.

13. Phạm Thanh Ngọ(1998), Nghiên cứu một số biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng thông ba lá (Pinus kesyia Royle ex Gordon),rừng tràm (Melalueca cajuputi Powel) ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

14. Lê Đồng Tấn, Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư (2001), Quá trình diễn thế thứ sinh trên đất sau nương rẫy tại Bắc Yên, Sơn La , CCTNCSTH&TNSV, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.522-526.

15. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004). Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16. Thái Văn Trừng (1999), Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam.

Nxb KHKT, Hà Nội.

17. PP.Kulatxki, (2002), Lửa rừng, Giáo trình Đại Học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp 2002.

18 .J.S . Gould, W.L. McCaw. N.P. Cheney, P.F Ellis & S. Matthews (2007), Nghiên cứu đánh giá khả năng và nguy cơ cháy rừng của vật liệu cháy bề mặt đối rừng trồng.

19. G. Baur, 1979. Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa. Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1979, Hà Nội.

Tài liệu tiếng nước ngoài

20. ARMITTAGEF.B. and J BULAY (eds) (1980), introduction Chepte 1pp. 1-7 in Pinus kisiya Royleex Gordon(syn.P.khasya Royle; P. insulates Endlicher). Tropical Forestry, Papers No.9.Commonwealth Forestry Institute, University of Oxford.

21. Buchholz, G.&Wseidemann (2000), The use of simple fire danger rating systems as a tool for early warning in forestry, IFFN No.23 December 2000, P.32-37

22. Johnson.E .A. & Miyanishi.K(eds)(2001) , Forest fires-behaviiour and ecological effects, Academic Press, San Diego.

23. JICA(2009), Viet Nam forestry, (second Edition)

24. Hương Lê, Van (2007), Fuel assessment and fire prevention in pine plantantion during the tending stagein Dalat Lam Dong Province-Viet Nam, Internation Forest Fire News(IFFN) No. 36/January-June2006, pp.76-86.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến tài nguyên thực vật rừng thuộc khu rừng đặc dụng copia huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 74 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)