Đặc điểm cấu trúc tầng thứ theo đai cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến tài nguyên thực vật rừng thuộc khu rừng đặc dụng copia huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 42 - 47)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Đặc điểm cấu trúc tầng thứ theo đai cao

Đai cao(m)

Tầng cây gỗ Tầng cây tái sinh Tầng cây bụi thảm tươi, ngoại tầng

Đai Cao

>1000m

- Tầng vượt tán gồm những cây có chiểu cao từ 25-30m . Đường kính

>80cm tán cây rộng từ 15-20 m cây phân cành cao tán thường nhô lên khỏi tầng tán chính gồm những loài như Pơ mu, Bách xanh, Chò chỉ…

- Tầng tán chính có chiều cao từ 15- 25m các tán cây giao nhau tạo nên độ tàn che chính của rừng gồm những loài cây như Vối thuốc, Giổi xanh, Thông lông gà, Côm, Sổi SP, Kháo, Chắp tay tra, Chẹo…

- Tầng dưới tán Cây gỗ có chiều cao dưới 15m gồm các loài đại diện như Mé cò ce, Giẻ, Giẻ cau, Côm SP, Đứa, Thị rừng, Nóng, Sặt gai.

Bao gồm tái sinh của các loài cây gỗ có đường kính

< 6cm gồm các loài Chò chỉ, Vối thuốc, Bách xanh, Thông lông gà, Kháo, Thị rừng, Nóng…. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của một số loài dương sỉ thân gỗ, Cau dừa tham gia ở tầng này

Gồm những loài cây phân cành sớm ngay sát gốc, có chiều cao

< 3m hoặc một số loài dây leo điển hình như Bọ mắm, Mua rừng, Bóng nước. Dây leo như dây Mấu, Chắp dây Hoang đằng, Huyết đằng, Song đá, Hèo, Gắm, Hà thủ ô đỏ, Hà thủ ô trắng….

Thảm tươi như các loại Dương xỉ, Cô tai bổ..…

Đai cao 700- 1000m

- Tâng vượt tán Giẻ đỏ, Giẻ xanh, Giổi xanh, Thông tre, Bách xanh.

- Tầng tán chính Kháo nước, Giàng giàng Mít, Vối thuốc, Đinh, Thừng Mực trơn, Thành Ngạnh ra ổi, Trâm sừng, Trâm trắng, Trám đen, Giẻ ăn quả, Trám trim.

- Tầng dưới tán Đỏ mực lông, Thừng Mực lông, Bứa, Tai Chua, Cánh kiến, Hoắc quang trắng, Hoắc quang tía, Dâu da đất, Chẩn, Sung, Vả, Ngõa, Trám.

- Cây tái sinh gồm các loài cây như Côm tầng, Đứa, Thị rừng, Giẻ, Giẻ cau.

Bao gồm tái sinh của các loài cây gỗ có đường kính

< 6cm gồm các loài Vối thuốc, Bách xanh, Kháo, Nóng…. Cau dừa tham gia ở tầng này, Thừng Mực lông, Bứa, Hoắc quang trắng, Chẩn

Gồm những loài cây phân cành sớm ngay sát gốc, có chiều cao

< 3m Mua rừng, Bóng nước. Hoang đằng, Huyết đằng, Song đá, Hèo, Hà thủ ô đỏ, Hà thủ ô trắng, Thành Ngạnh, Dương xỉ

Qua bảng trên cho thấy mức độ phân bố của các loài trên tầng tán chính là rát lớn từ đai cao 700-1000m và trên >1000m các tầng thứ đa dạng phong

phú về các loài cây khác nhau như Đứa, Thị rừng… cũng tham gia vào tầng cây cao đây cũng là yếu tố bất lợi khi các cây tầng cao và tầng dưới tán bị đóng băng sẽ tạo nên khối lượng cành cây đè lên cây tái sinh và cây bụi thảm tươi làm cho khối lượng vật liệu cháy tăng lớn gây nên nguy cơ cháy rừng ở cấp độ rất cao.

4.3. Đặc điểm cấu trúc tổ thành cây gỗ và cây tái sinh ở rừng đặc dụng Copia.

Bảng 4.2. Bảng tổng hợp cấu trúc tổ thành cây gỗ và cây tái sinh ở khu vực Copia

Đai cao(m) Tổ thành cây gỗ Tổ thành cây tái sinh Đai cao

700-1000m Núi đất

1,5 Vối thuốc+ 1Bời lời + 1,2 Dẻ.ấn + 0,9Trâm tía +1,2 Kháo +

0,7 Cáng lò + 0,6 Thông nàng + 2,6 Loài khác

2,50 Ba gạc + 2,27 Chè + 1,59 Cò ke + 0,68 Đỏm lông + 0,45 Kè đuôi giông + 0,23 Kén son + 0,23 Kháo + 0,23 Tai nghé + 0,23 Thành ngạnh nam + 0,23 Thừng mực lông + 0,23 Trâm.

Đai cao

>1000m Núi đất

2,3Vối thuốc +1,7Cáng lò +1,2Tr âm +0,7 Kháo +0,6 Lòng mang

+0,3 Pơ mu + 3,2 Loài Khác

4,24 Chẩn + 2,73 Chẹo bông + 0,91 Cơm nguội + 0,61 Dẻ + 0,3 Dẻ ấn + 0,3 Dẻ bonnet + 0,3 Ràng ràng mít + 0,3 Thần linh lá to + 0,3 Xăng mã thon

Đai cao 700-1000 Núi đá vôi

1,85Ràng ràng mít +1,25 Trường sang +0,78 Nghía +0,7 Trai lý+0,58 Nhội + 0,52O + 4,32 Loài

Khác

2,5 Re hương +1,7 Ô rô+1,2 Trường sang +0,8Nghía

+0,7Trâm +0,8 Nhội +2,3 Loài Khác

Chúng ta thấy có sự khác biệt khá rõ nét về thành phần loài cây gỗ ỏ tầng vượt tán và tầng tán chính của đai cao từ 700-1000 m và đai cao >

1000m ở khu vực cụ thể ở đai cao >1000m xuất hiện một số loài lá kim (Bách xanh,Thông nàng…) hỗ giao cùng các loài cây lá rộng thuộc hộ dẻ(Fagaceae) Họ long não(Lauraceae), họ Ngọc lan (Magnoniaceae) cùng với các loài trong tầng chính. Đây là những loài cây gỗ lớn và gỗ nhỡ mà sống lâu năm là tầng vượt tán ở đai cao nên rất dễ bị tổn thương của yếu tố bất lợi do thời tiết cực đoan gây ra như băng tuyết, bão khô nóng… hình thái bị tác động mức độ ảnh hưởng do thời tiết cực đoan gây ra sẽ phân tích ở phần sau của kết quả.

Đai cao từ 700-1000 m chủ yếu là các loài cây lá rộng thường xanh và sự xuất hiện của một số loài cây gỗ lá kim đại diện như Thông tre, Thông đai cao từ 700 -1000 m và từ 1000-1300 m có những vách đá vôi với độ dốc cao nhìn gần như thẳng đứng xuất hiện những loài theo vách đại diện cho rừng núi đá vôi, như Nghiến, Trai lý, Kim giao, Mạy tèo, Teo nông,… Do mọc ở một địa hình hiểm trở và phân tầng.

Đặc biệt trong đầu năm 2016 vào các ngày từ đầu tháng 01 đến tháng 02 năm 2016 đã có đợt rét đậm kéo dài, do đó các đai cao >1000m, và 700- 1000m xuất hiện băng tuyết phủ kín thảm thực vật rừng bám trên cành cây, đây cũng chính là yếu tố thời tiết cực đoan do nhiệt độ xuống dưới 00Ctrong năm gây tác động trực tiếp đến thảm thực vật rừng ở Copia, tiếp theo đó thời kỳ nắng nóng cao từ ngày 20 tháng 4 đến 30 tháng 5 và thời điểm của tháng 9 đến tháng 11 năm 2016.

Băng tuyết kéo dài khiến nhiều cây bị đổ gẫy cành, lớp thảm bị bỏng lạnh và chết khô băng tan đã tạo ra một số “Tăng đột xuất” của vật liệu cháy, khi nắng nóng cao điểm là nguyên nhân chính gây cháy rừng nhiều hơn 2016 (Phân tích sâu hơn ở phần sau)

Hình 4.2. Cấu trúc tầng thứ của khu rừng đặc dụng Copia

Tầng vượt tán: chỉ có các loài Lithocarpus spp. (Dẻ), Elaeocarpus spp.

(Côm) là những cây vượt tán với chiểu cao khoảng 23-25m, đường kính thân khoảng 60-80cm và tán rộng khoảng 10-15m, đôi khi có những cây gỗ tán tròn chỉ rộng khoảng 7-8m nhưng phân cành sớm, đó là những cây còn xót lại sau khai thác hoặc bị tác động do thời tiết. Ngoài ra, theo quan sát của chúng tôi, trong trạng thái rừng này, những nơi khác cũng có những cây gỗ cao như Parashorea chinensis (Chò chỉ), Exbuklandia pupulnea (Chắp tay tra),cũng có chiều cao tương tự và nhô lên một chút cho với tầng sinh thái. Ở một số điểm khảo sát nhưng không lập được ô tiêu chuẩn, ghi nhận có các cá thể loài Dacrycarpus imbricatus (Thông lông gà) cao trên 30m, đây là những cây vượt tán khá rõ còn sót lại.

- Tầng ưu thế tái sinh: Gồm các cây gỗ trung bình cao 15 đến 22m, đường kính gốc trung bình khoảng 30-40cm, một số cây có thể đạt đến 60cm, chủ yếu là Lithocarpus sp. (Dẻ) hoặc Quercus sp. (Sồi) hoặc Elaeocarpus sp.

(Côm), Grewia sp. (Cò ke), chúng đều khá cao, 19-22m và có tán rộng 7- 12m, đây cũng là những cây trong tầng ưu thế tái sinh.

- Tầng chịu bóng: gồm các cây gỗ có chiều cao dưới 15m, tán thường có hình trụ, chiều cao tán trung bình 4-12m, rộng trung bình 4-5m, các cây gỗ nhỏ, đường kính gốc khoảng 10-25cm. Các loài cây gỗ nhỏ và chịu bóng trong phạm vi ô tiêu chuẩn gặp nhiều loài đặc trưng của vùng á nhiệt đới như Illicum sp. (Hồi), Phoebe sp (Kháo), Prunus sp. (Vàng nương), Elaeocarpus sp. (Côm), Quercus (Sồi), Lithocarpus (Dẻ),…

- Tầng cây bụi và gỗ nhỏ cao 2-3m, che phủ thưa, gồm các loài Brassaiopsis glomerulata(Than), Macaranga denticulata(Ba soi), M.tanarius (Mã rạng), Millettia pulchra (Bạch chỉ nam), Ficus auriculata (Vả), Helicia grandis (Chẹo thui to), Photinia arguta var. salicifolia (Thạch nam lá liễu), P.

impressivena var. urceolocarpa (Dự gân rõ), Vitex quinata (Mạn kinh), Pouzolzia sanguinea (Bọ mắm rừng), Saurauja griffithii var. annamica (Nóng lông), Dasymaschalon rostratum (Chuối chác dẻ, < 1300m). Dương xỉ thân gỗ có Cycas pectinata (Tuế lược, <1200m), Cyathea podophylla (Ráng gỗ dày). Ngoài ra Con có một số loài trong các họ Rubiaceae (Cà phê), Rutaceae (Cam chanh), Melastomataceae (Mua), Myrsinaceae (Đơn nem), Arecaceae (Cau dừa).

- Tầng cỏ: gồm các loài Selaginella rolandi-principis (Quyển bá hoa đá), Adiantum caudatum (Ráng vệ nữ có đuôi), A. flabellulatum (Ráng vệ nữ quạt), Diplazium subsinuatum (Rau dớn gần chẻ thùy), Cibotium barometz (Lông cu li), Drynaria fortunei (Tắc kè đá), Paraphlomis foliata (Bên lá tròn), Pogostemon glaber (Tu hùng nhẵn).

- Thực vật ngoại tầng: Dây leo khá phổ biến, thường gặp Gnetum latifolium (Dây sót), G. montanum (Dây mấu < 1200m), Actinidia coriacea

(Dương đào dai), Hodgsonia macrocarpa (Đại hái, thường ở vùng thấp), Dalbergia rimosa (Trắc dây), Epipremnum pinnatum (Ráy xẻ), Fibraurea tinctoria (Hoàng đằng), Stephania dielsiana (Củ dòm), Sargentodoxa cuneata (Huyết đằng).

Rừng cây lá rộng thường xanh á nhiệt đới ở Copia hiện phân bố khá phổ biến trong khu bảo tồn tuy nhiên chúng phần lớn đã bị tác động và không còn ở trạng thái nguyên sinh. Hậu quả của việc chặt chọn làm do trữ lượng gỗ của các khu rừng này suy giảm đáng kể, bên cạnh đó, việc các cây gỗ lớn bị khai thác dẫn đến tán hở, không có cây vượt tán, mật độ cây gỗ tăng lên nhưng chủ yếu là cây gỗ nhỏ tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến tài nguyên thực vật rừng thuộc khu rừng đặc dụng copia huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)