Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án
Quản lý các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng
- Qui định tải trọng, loại xe, máy đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải mới đƣợc phép hoạt động, quy định về lịch trình và vận tốc của xe trong khu vực dự án.
- Xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm qui định.
- Để đảm bảo giảm thiểu các tác động đến tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu thi công nhà thầu thi công đƣa ra 1 số quy định đối với các xe vận chuyển ra vào dự án nhƣ sau:
Số lượng xe ra vào công trường cùng một thời điểm: 20 xe/lượt;
Thời gian giữa các lượt xe ra vào công trường: 5 phút;
Tải trọng xe trung bình qui định ≤ 16 tấn;
Vận tốc xe chạy trong khu vực dự án: 10 km/h;
Hạn chế các loại xe vận chuyển hoạt động vào những thời điểm có cường độ gió cao để hạn chế bụi và khí thải phát tán đi xa;
Thời gian hoạt động trong ngày: Buổi sáng từ 8 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 2h giờ đến 5h30 giờ;
Rửa bánh, lốp, gầm xe ra vào dự án định kì hàng ngày vào cuối buổi.
Nếu thực hiện tốt các giải pháp và qui định trên, những ảnh hưởng của bụi và khí thải và tiếng ồn tới môi trường khu vực là không nhiều.
Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân
- Trang bị 2 nhà vệ sinh di động 1 buồng, sử dụng vật liệu composite chống chịu, khối lƣợng chứa 2 m3/nhà vệ sinh để đảm bảo thu gom, xử lý hết nguồn nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
- Định kỳ 1 lần/1 tuần thuê đơn vị có đủ chức năng đến thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải sinh hoạt tại 2 nhà vệ sinh di động trên.
- Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nước cho các hoạt động xây dựng và rửa máy móc thiết bị thi công.
- Giảm thiểu lượng nước thải bằng việc tăng cường tuyển dụng công nhân xây dựng là người địa phương. Tổ chức hợp lý nhân lực trong giai đoạn thi công xây dựng.
- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước thải.
Nước thải thi công
Do trong quá trình thi công dự án chủ đầu tư sử dụng bê tông thương phẩm, không tiến hành trộn bê tông. Nước thải thi công của dự án chủ yếu là nước rửa phương tiện vận chuyển vật liệu và nước rửa phương tiện thi công.
Nước thải thi công được chứa vào 2 hố lắng tạm thời có kích thước khoảng 3 m3.
Đối với nước mưa chảy tràn
- Xây dựng hệ thống thoát nước mưa chảy tràn và vạch tuyến phân vùng thoát hướng ra kênh tiêu nội đồng phía Đông dự án. Các tuyến thoát nước đảm bảo tiêu thoát triệt để, không gây úng ngập trong suốt quá trình xây dựng và không làm ảnh hưởng đến khả năng thoát thải của các khu vực bên ngoài dự án.
- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn, tiến hành nạo vét định kỳ 2 tuần/1 lần để khơi thông dòng chảy.
- Không tập trung các loại nguyên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thoát rò rỉ vào đường thoát nước thải.
- Các tuyến thoát nước mưa được thực hiện phù hợp với quy hoạch thoát nước của toàn khu vực dự án.
Giảm thiểu tác động do chất thải rắn
- Thực hiện tốt việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt ngay tại nguồn phát sinh. Hạn chế các phế thải sinh hoạt trong thi công.
- Lƣợng rác thải sinh hoạt sẽ đƣợc thu gom vận chuyển tập trung bằng xe thu gom rác đẩy tay về khu tập trung rác thải và định kỳ 1 ngày/lần thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Các xe tải đƣợc đảm bảo gia cố thùng xe chặt chẽ, vận tốc di chuyển dưới 40 km/h để đảm bảo an toàn giao thông và tránh rơi vãi đất thải
4.5.2. Biện pháp giảm thiều tác động xấu trong giai đoạn hoạt động của dự án
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
- Khuyến khích trồng cây xanh có bóng mát, cây ăn quả như bưởi, nhãn, xoài trong khuôn viên hộ dân cƣ.
- Nghiêm túc thực hiện các nội quy về vệ sinh môi trường của địa phương, không vứt rác bừa bãi ra khu vực công cộng, đường giao thông…
- Tự trả kinh phí để thuê tổ vệ sinh môi trường của địa phương đến thu gom rác thải phát sinh tại từng nhà với tần suất tối thiểu 2lần/tuần.
- Phân các làn đường cho xe ra vào khu vực có lối vào, ra riêng và có biển chỉ dẫn, giúp cho hoạt động giao thông trong khu vực dự án đƣợc phân bố hợp lý.
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Các hộ dân trong khu vực dự án có trách nhiệm: Kí cam kết với chủ đầu tƣ về việc sẽ thiết kế, xây dựng hệ thống thu gom trong khu đất của mình đảm bảo thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh về hệ thống thi gom chung của khu dân cƣ.
Biện pháp quản lý giảm thiểu chất thải rắn
- Mỗi hộ dân sẽ tự trang bị thùng chứa rác cho gia đình mình. Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình sẽ đƣợc phân loại tại nguồn (rác thải hữu cơ, vô cơ, chất thải nguy hại) và chứa trong thùng nhựa PVC dung tích 120 l đƣợc bố trí dọc đường giao thông của dự án.
- Tần suất thu gom 1 ngày/lần.
- Lƣợng chất thải này sẽ đƣợc thu gom và vận chuyển đi định kỳ do đơn vị có chức năng thực hiện. Chủ đầu tƣ sẽ ký hợp đồng với đơn vị này trong giai đoạn thi công dự án; trong giai đoạn vận hành dự án ban quản lý dự án sẽ có trách nhiệm tiếp tục ký hợp đồng với đơn vị thu gom và xử lý CTNH.
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đánh giá chất lượng môi trường nền cho thấy môi trường không khí, nước và đất đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn Việt Nam hiện hành; địa điểm thực hiện dự án đáp ứng được sức chịu tại môi trường.
Đánh giá tác động môi trường dự án trong các giai đoạn: Vận hành, thi công, chuẩn bị xây dựng. Đã nhận dạng và định lƣợng đƣợc hầu hết các nguồn thải phát sinh cũng như các sự cố môi trường có khả năng xảy ra. Nhìn chung, mức độ tác động của dự án đến môi trường và dân cư khu vực là không lớn và có thể xử lý, giảm thiểu bằng các biện pháp bảo vệ môi trường.
Phạm vi ảnh hưởng chủ yếu là trong khuôn viên thực hiện dự án.
Từ kết quả đánh giá thu đƣợc, luận văn đã nêu và đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý các tác động tiêu cực của dự án, các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Các biện pháp đề xuất có tính phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và có khả năng thực thi cao.
2. Tồn tại
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn còn những tồn tại sau: chƣa phân tích được nhiều mẫu môi trường nền, chưa đi sâu vào nghiên cứu các tác động của dự án đến môi trường đất, chưa đánh giá sâu tác động của chất thải rắn.
3. Kiến nghị
Các nghiên cứu tiếp theo nên tổ chức điều tra khảo sát trên phạm vi rộng hơn gồm các thành phần môi trường đất, nước, không khí và đánh giá tác động của chất thải rắn.
Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương và chủ dự án đưa ra các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường của dự án.