Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tác động lên môi trường tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Ngành nông nghiệp (Ngư – nông - lâm nghiệp):

Tổng giá trị sản xuất ngành Ngư-Nông-Lâm năm 2014 đạt 1.824.854 triệu đồng, giảm 3,7% so với năm 2013.

- Ngư nghiệp: Năm 2014, tình hình thời tiết diễn biến tương đối thuận lợi cho một số lĩnh vực sản xuất; nuôi trồng thuỷ sản ao, đìa phát triển ổn định; dịch bệnh trên vật nuôi thủy sản hạn chế ở mức thấp, nhất là không để xảy ra dịch bệnh trên tôm hùm.

Triển khai thực hiện tốt các biện pháp quản lý nhà nước trên lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản.Công tác khuyến ngư theo hướng đa dạng hóa đối tượng thả nuôi, phòng trừ dịch bệnh trên các vật nuôi thủy sản, hỗ trợ xây dựng các mô hình bằng nguồn vốn khuyến ngư và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được chú trọng.

Tổng diện tích ao, đìa được đưa vào thả nuôi các loại hải sản năm 2014 là 682 ha; sản lượng đạt 2.060 tấn. Trong đó nuôi tôm sú 90 ha, sản lượng 100 tấn. Nuôi tôm thẻ chân trắng 290 ha, sản lượng 990 tấn. Nuôi thủy sản khác (cá mú, cá chẽm, ốc hương, cua, rong câu…) 302 ha, sản lượng 970 tấn.

Nuôi tôm hùm thịt năm 2014 là 18.272 lồng (tôm hùm bông 12.199 lồng và tôm hùm khác 6.073 lồng). Tổng sản lượng tôm hùm các loại đạt 432 tấn (trong đó gồm 12.000 lồng tôm thịt 2013 chuyển sang và 809 nuôi trong năm 2014). Nuôi tôm hùm ươm đạt 19.772 lồng các loại, trong đó: tôm hùm bông 7.842 lồng và tôm hùm khác 11.930 lồng. Nuôi cá mú đạt 3.000 lồng, sản lượng 100 tấn. Nuôi thủy sản khác đạt 24 ha (hàu 4 ha, sản lượng 15 tấn; rong sụn 15 ha, sản lượng 50 tấn, ốc hương chắn đăng 5 ha, sản lượng 20 tấn).

Nghề khai thác thủy sản vẫn giữ được sự ổn định, các phương tiện tàu thuyền công suất lớn tiếp tục đánh bắt đa nghề. Hiện nay trên địa bàn Thị xã có 2.750 phương tiện tàu thuyền, với tổng công suất 85.840; trong đó, có 277 chiếc có công suất từ 90Cv trở lên, chiếm 10,08% tổng số phương tiện trên địa bàn. Sản lượng khai thác thuỷ sản ước đạt 20.000 tấn (khai thác xa bờ đạt 4.800 tấn).

- Nông nghiệp: Năm 2014, do nắng hạn kéo dài nên một số diện tích trồng lúa và hoa màu khác bị chết hoặc phát triển chậm. Diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 4.386,3 ha. Tổng diện tích cây lúa gieo sạ ước đạt 2.347,2 ha; trong đó: diện tích lúa vụ Đông - Xuân 2013- 2014 đạt 903,7 ha; năng suất 46 tạ/ha; sản lượng 4.157 tấn; lúa vụ Hè - Thu 2014 diện tích 267 ha (do nắng hạn kéo dài chỉ thu hoạch được 163 ha, mất trắng 104 ha, năng suất thu hoạch 34,1 tạ/ha), sản lượng 555 tấn; lúa vụ Mùa diện tích ước đạt 1.176,5 ha, hiện đang thu hoạch 850 ha, năng suất 32 tạ/ha. Các loại cây trồng khác được bà con nông dân tiếp tục gieo trồng để phát triển sản xuất. Tổng đàn bò hiện có 14.974 con; tổng số đàn heo nuôi mới trong năm 2014 đạt 17.390 con.

- Lâm nghiệp: Diện tích trồng rừng tập trung là 2.149,98 ha. Diện tích rừng chăm sóc 1.670,82 ha. Triển khai trồng 46.050 cây phân tán (Keo lai hom), diện tích 30,7 ha.

Hoàn thành công tác giao trả đất rừng cho địa phương quản lý, với tổng diện tích 7.360,70 ha.

Năm 2014, do tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, khô hạn nên đã xảy ra 3 vụ cháy rừng trồng, với tổng diện tích thiệt hại 192,5 ha tại 3 xã: Xuân Bình, Xuân Thọ 1 và Xuân Lâm.

- Sản xuất muối: Thị xã Sông Cầu là nơi sản xuất duy nhất và truyền thống nghề muối của tỉnh Phú Yên. Sản lượng đạt khoảng 20.000 tấn. Tập trung ở xã Xuân Bình 160 ha, Xuân Phương 21,72 ha, Xuân Cảnh 2,8 ha.

3.1.2.2. Ngành kinh tế công nghiệp – xây dựng:

Tổng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - Xây dựng (giá hiện hành): Năm 2014 đạt 2.209.402 triệu đồng, tăng 18% so năm 2013.

- Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Phát triển ổn định, giá trị sản xuất Công nghiệp-TTCN năm 2014 (giá hiện hành) đạt 1.092.468 triệu đồng và tăng 7,6% so năm 2013.

- Xây dựng cơ bản: Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 1.540 tỷ đồng. Thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng 22 công trình; Tổ chức khởi công, quản lý giám sát thi công 22 công trình, lập thủ tục chuẩn bị đầu tư 22 công trình, dự án.

3.1.2.3. Ngành kinh tế Thương mại - dịch vụ - du lịch:

Tổng giá trị sản xuất ngành Thương mại - Dịch vụ - Du lịch năm 2014 đạt 2.957.524 triệu đồng, tăng 18,7% so với năm 2013. Nhìn chung, ngành Thương mại – Dịch vụ - Du lịch tăng trưởng so với năm 2013; các ngành hàng phong phú đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là trong các ngày Lễ, Tết. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2014 đạt 1.540.829 triệu đồng.

Kinh doanh du lịch đã thu hút được nhiều dự án đi vào hoạt động, tuy có quy mô chưa lớn nhưng đẳng cấp như khu du lịch Bãi Tràm, khu sinh thái Bãi Bàu, Bãi Rạng, Nhất Tự Sơn,... Một số dự án có quy mô lớn khác đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư như khu du lịch Bãi Ôm, khu du lịch Bãi Nồm, khu du lịch Long Hải Bắc nhưng chưa triển khai thực hiện,...

3.1.2.4. Dân số và lao động:

Dân số thị xã Sông Cầu năm 2005 có 95.548 người, năm 2010 là 99.682 người, năm 2014 là 100.947 người. Mật độ bình quân 206 người/km2. Trong đó: khu vực nông thôn là 70.055 người, khu vực đô thị có 30.892 người, mật độ đông nhất là phường Xuân Thành với 1.719 người/km2, thấp nhất là xã Xuân Lâm với 30 người/km2.

Về phân theo giới tính có tỷ lệ như sau:

Bảng 3.3. Tỉ lệ dân số của Thị xã Sông Cầu

TT Hạng mục ĐVT Năm 2005 Năm 2010 Năm 2017

1 Tổng dân số Người 95.548 99.682 100.947

2 Nam Người 47.265 50.543 50.737

3 Nữ Người 48.283 49.139 50.210

Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2010, 2017

3.1.2.5. Lao động và việc làm:

Nguồn lao động dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 57% dân số. Năm 2017 có khoảng 56,6 nghìn lao động. Số lao động có việc làm thường xuyên trong các ngành kinh tế năm 2014 khoảng 50,25 nghìn lao động, chiếm khoảng 88,7%

tổng số lao động. Trong đó lao động ngành nông nghiệp có xu thế giảm nhanh, trong năm 2005 chiếm tỉ lệ 82,3%, năm 2014 xuống còn 45,5%, lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 9,6% năm 2005 lên 30,0% năm 2014. Lao động trong ngành dịch vụ tăng từ 8,1% năm 2005 lên 24,5% năm 2017.

3.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:

* Giao thông

Diện tích đất sử dụng cho mục đích giao thông là: 581,11 ha, chỉ có loại hình giao thông là đường bộ. Có nhu cầu đi tàu lửa thì vào ga Tuy Hòa hay ga Diêu Trì, đi máy bay thì có thể sử dụng sân bay Tuy Hòa cách 55 km, sân bay Phù Cát Bình Định cách 45 km.

- Đường bộ: Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn thị xã có 342,3 km, đến tất cả các trung tâm thôn. Trong đó:

+ Quốc lộ 1A và Quốc Lộ 1D dài 68 km, chiếm 19,9%.

+ Tỉnh Lộ 642 và Tỉnh Lộ 644 dài 38,38 km, chiếm 10,3%.

+ Đường đô thị 33,6 km, chiếm 9,8%.

+ Đường huyện lộ, xã lộ, liên thôn, nội thôn 205,2 km, chiếm 60%.

Mật độ đường so với diện tích tự nhiên đạt 0,699 km/km2, so vớidân số đạt 3,42 km/1000 dân.

- Đường thủy: Tuy có sông Tam Giang hay Sông Cầu dài 26 km, bờ biển dài 80 km. Nhưng không có hoạt động đường thủy, ghe, thuyền, bè hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa.

- Bến cảng: Hệ thống cảng biển gồm 02 bến cá lớn:

+ Bến cá Dân Phước tại phường Xuân Thành, sản lượng hàng hóa qua cảng 5.000 tấn/năm, quy mô năng lực 50 lượt/200CV. Cảng đang hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên do mặt bằng trên đất liền hạn chế nên diện tích bến cảng còn nhỏ, cần đầu tư mở rộng quy mô cảng về hướng Đông Bắc, kết hợp với hoạt động du lịch tham quan vịnh Xuân Đài.

+ Bến cá Xuân Cảnh tại xã Xuân Cảnh, quy mô năng lực 30 lượt/150CV, sản lượng thuỷ sản qua cảng là 2.000 tấn/năm. Quy mô cảng còn nhỏ, chủ yếu tiếp nhận các loại tàu ≤ 150CV. Cần nâng cấp, mở rộng để có thể tiếp nhận các loại tàu cỡ lớn cập bến.

- Bến neo đậu tàu thuyền tránh trú bão: đã hoàn thành đưa vào sử dụng bến Xuân Phương - trong vịnh Xuân Đài, đang xây dựng bến neo đậu tại xã Xuân Thịnh trong đầm Cù Mông.

- Bến, bãi đỗ xe: Bến xe Sông Cầu: thuộc loại 5, nằm ở khu vực Đông Bắc chợ Sông Cầu, diện tích 1.400 m2. Xung quanh bến xe là nhà dân, không có tường bao, khu dịch vụ, hệ thống che chắn, điện chiếu sáng nên cần nghiên cứu di dời. Bãi đậu xe Xuân Lộc: là khoảng đất hẹp, cạnh chợ Xuân Lộc cần đầu tư hoàn chỉnh.

* Giáo dục – đào tạo

Hệ thống trường học phát triển tương đối nhanh, đồng bộ, phân bố phù hợp với các vùng dân cư, bao gồm:

Mầm non: Có 18 trường học với 117 phòng học.

Tiểu học: Có 21 trường với tổng số 266 phòng học.

Trung học cơ sở: có 12 trường với 156 phòng học.

Trung học phổ thông có 4 trường là THPT Phan Chu Trinh, THPT Phan Đình Phùng, THPT Võ Nguyên Giáp và THPT Nguyễn Khuyến.

Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp tổng hợp và trung tâm dạy nghề: tổ chức dạy nghề, liên kết đào tạo chuyên môn về nghề ngắn hạn, tin học, anh văn, bổ túc văn hóa, lái xe mô tô hạng A1, kế toán… nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu.

* Y tế

Mạng lưới y tế từng bước được củng cố và phát triển. Các cơ sở y tế của Thị xã gồm:

Bệnh viện Đa khoa Thị xã với 70 giường bệnh

Phòng khám đa khoa khu vực Xuân Bình có 5 giường.

Trạm y tế có 11 trạm tổng cộng 50 giường bệnh. Còn 3 xã, phường chưa có trạm y tế: Xuân Thành, Xuân Phú, Xuân Thọ 2.

Các cơ sở y tế luôn có các y, bác sĩ thường trực để đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân.

* Văn hóa

Các hoạt động văn hóa phát triển đa dạng, phong phú. Phát triển cả về quy mô và chất lượng; đã phát huy cao giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống như: Lễ hội sông nước Tam Giang, Lễ hội cầu ngư, hoạt động câu lạc bộ tuồng, tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng,... thường xuyên được tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

* Thể dục - thể thao

Hàng năm phong trào giáo dục thể chất học sinh trong nhà trường được chú trọng. Các giải việt dã, cờ tướng, võ Vovinam thường xuyên được tổ chức để tuyển chọn vận động viên bồi dưỡng thi đấu và phát triển phong trào quần chúng.

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tác động lên môi trường tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)