Đánh giá những tác động từ thực hiện QHSDĐ của thị xã Sông Cầu

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tác động lên môi trường tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 61 - 75)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 TÁC ĐỘNG LÊN MÔI TRƯỜNG

3.2.3. Đánh giá những tác động từ thực hiện QHSDĐ của thị xã Sông Cầu

3.2.3.1. Đánh giá thông qua kết quả điều tra, phỏng vấn: a. Thông tin điều tra, phỏng vấn

Trong những năm qua trên địa bàn thị xã quá trình chuyển dịch cơ cấu đất diễn ra mạnh mẽ hầu như trên tất cả các phường và các xã Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Cảnh, để đánh giá thực tế tình hình quản lý QHSDĐ trên địa bàn nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực địa, đồng thời trao đổi ý kiến với cán bộ địa chính của các phường, xã và lãnh đạo các phòng: Quản lý đô thị; Tài nguyên và Môi trường.

Để lấy thông tin điều tra các nhóm hộ nghiên cứu tôi tiến hành chọn 55 hộ ở các phường: Xuân Phú, Xuân Yên, Xuân Thành và xã Xuân Hải (nơi có sự đô thị hóa mạnh mẽ với nhiều công trình, dự án được xây dựng)

Bảng 3.7. Thông tin về đối tượng điều tra, phỏng vấn

TT

Phường điều tra Cán bộ điều tra

Tên Phường, xã Số hộ điều tra

Số cán bộ

điều tra Tên cán bộ

1 Phường Xuân Phú 15 1 Ông Lê Xuân Lâm

2 Phường Xuân Yên 15 1 Ông Trần Quốc Cường

3 Phường Xuân Thành 15 1 Ông Lê Xuân Lâm

4 Xã Xuân Hải 10 1 Ông Nguyễn Bảo Thọ

Nguồn: Số liệu điều tra, phỏng vấn tháng 01/2016.

b. Kết quả điều tra, phỏng vấn

Với mục đích đánh giá tình hình quản lý chung và trao đổi một số ý kiến với cán bộ thị xã, chúng tôi tiến hành phỏng vấn cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Quản lý đô thị.

Kết quả cho thấy nhìn chung, các ý kiến từ phía cán bộ thị xã cho thấy, hiện nay vấn đề quản lý và triển khai QHSDĐ vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa được kiểm tra thường xuyên về công tác quy hoạch, việc thực hiện giao đất, chuyển mục đích sử dụng chưa tuân thủ về mặt quy hoạch đã được phê duyệt, chưa đánh giá hết khả năng tác động, ảnh hưởng đến quá trình chuyển mục đích, quá trình thực hiện kỳ quy hoạch kế hoạch SDĐ một cách hợp lý, khai thác quỹ đất chưa có hiệu quả, để nảy sinh một số vấn đề về môi trường đô thị. Quá trình triển khai thực hiện chưa có các phương án quản lý phù hợp, vấn đề nảy sinh tồn tại giải quyết đang còn chậm và gặp nhiều vướng mắc, có những bất cập chỉ giải quyết được các vấn đề trước mắt, thiếu định hướng chiến lược lâu dài. Do đó, vấn đề quản lý QHSDĐ chưa thật sự có hiệu quả (Hộp 3.1).

Hộp 3.1. Tổng hợp ý kiến các Nhà quản lý

Ông Lê Văn Thế, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã, nhận xét về tình hình quy hoạch và quản lý QHSDĐ trên địa bàn thị xã Sông Cầu hiện nay như sau:

- Thực trạng quản lý: Còn nhiều vấn đề hạn chế, như: SDĐ sai mục đích, quy hoạch chưa đạt được hiệu quả, những bất cập về thể chế, chính sách, phân cấp trong quản lý quy hoạch, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về vi phạm quy hoạch chưa được thực hiện tích cực...Vấn đề phát triển quỹ đất, mở rộng đô thị, tuy nhiên trong công tác phát triển hạ tầng và các dự án có một số khu vực bị tác động đã làm mất quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường.

- Quá trình lập QHSDĐ còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập về quy hoạch: Công tác đánh giá các yếu tố môi trường trong quy hoạch chưa được chú trọng, công tác quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch chậm được triển khai. Việc lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập QHSDĐ chi tiết và quy hoạch chi tiết xây dựng chưa được thực hiện hoặc thực hiện còn hình thức, ít hiệu quả, nhiều nơi chưa được coi trọng; việc xây dựng các phương án quy hoạch để lựa chọn chưa thật khách quan.

- Các giải pháp để quản lý: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho mọi người dân, doanh nghiệp nắm được Luật Đất đai, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đất đai. Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra lập và triển khai thực hiện QHSDĐ và SDĐ, trong đó chú trọng đến khâu đánh giá tác động môi trường đối với các dự án SDĐ theo quy hoạch; đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

Ông Mai Hoàng Nam, Phó trưởng phòng Quản lý đô thị thị xã thị xã cho biết thêm:

Đánh giá về thực trạng quản lý: Hiện nay giữa QHSDĐ và quy hoạch xây dựng chưa thực sự có sự lồng ghép trong quản lý, việc triển khai quy hoạch đang còn thiếu mối quan hệ để thực hiện. Việc quy hoạch các khu CN thường chưa được xem xét đồng bộ gắn với quy hoạch phát triển đô thị, KDC, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công tác BVMT nên dẫn tới thiếu bền vững trong phát triển.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy hoạch, do chưa có đầy đủ các quy định về sự phối hợp trong tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch còn hạn chế, chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ và trong nhiều trường hợp chưa có sự phân định rõ ràng về trách nhiệm, về chức năng, nhiệm vụ.

Đối với công tác QHSDĐ, ngoài các cán bộ phòng ban có liên quan thì người dân là chủ thể chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình quy hoạch này. Chúng tôi đã phỏng vấn các hộ dân chủ yếu là các hộ gần các khu vực có diện tích đất bị ảnh hưởng hoặc liền kề trong khu vực có diện tích đất bị chuyển đổi mục đích SDĐ, kết quả thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Ý kiến hộ dân được điều tra

STT Nội dung và ý kiến Ý kiến trả lời

(phiếu)

Tỷ lệ (%)/tổng số hộ điều

tra

1

Gia đình ông (bà) có biết thông tin gì về QHSDĐ của thị xã đã được phê duyệt không?

- Có 14 25,45

- Không 41 74,55

2

Khu vực gia đình ông (bà) sinh sống có sự biến động

về SDĐ không? 0

- Có 50 90,91

- Không 5 9,09

3

Ông biết như thế nào về công tác QHSDĐ của chính quyền địa phương ?

- Qua công khai QHSDĐ 7 12,73

- Tự tìm hiểu 3 5,45

- Thông qua triển khai dự án 45 81,82

- Ý kiến khác

4 Ông (bà) có nhận thấy được việc SDĐ để xây dựng

STT Nội dung và ý kiến Ý kiến trả lời (phiếu)

Tỷ lệ (%)/tổng số hộ điều

tra các công trình, cảnh quan gần khu vực mình sinh

sống ảnh hưởng đến môi trường không?

- Có 47 85,45

- Không 8 14,55

5

Việc các công trình khi xây dựng trên đất, có tham vấn ý kiến của ông bà trước khi xây dựng không?

- Có 3 5,45

- Không 52 94,55

6

Ảnh hưởng của việc SDĐ để thực hiện xây dựng công trình như thế nào?

- Gây ảnh hưởng đến môi trường sống trong vùng 17 30,91

- Làm mất cảnh quan đô thi 14 25,45

- Hủy hoại môi trường đất 6 10,91

- Các vấn đề trên 15 27,27

- Hợp lý, không ảnh hưởng đến môi trường 3 5,45

7

Ông (bà) có suy nghĩ gì về việc thực hiện chuyển đổi mục đích SDĐ NN sang PNN ở địa phương?

- Đồng ý (Sự chuyển đổi làm thay đổi diện mạo đô

thị) 39 70,91

- Không đồng ý (do không đảm bảo được diện tích đất

sản xuất, ổn định đời sống) 16 29,09

- Ý kiến khác

8

Ông (bà) có nhận thấy việc thu hồi đất NN để sử dụng vào mục đích đất PNN như thế nào?

- Phù hợp 30 54,55

- Chưa phù hợp 18 32,73

- Không phù hợp 7 12,73

- Ý kiến khác

Nguồn: Kết quả điều tra tháng 01/2018.

Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy có đến 70,91% người dân được điều tra đồng ý về việc thực hiện chuyển đổi mục đích SDĐ NN sang PNN ở địa phương do có sự thay đổi về diện mạo, cảnh quan đô thị; 94,55% người dân được điều tra cho biết việc các công trình trước khi xây dựng và triển khai thực hiện nhu cầu SDĐ để xây dựng công trình

chưa có tham vấn ý kiến của dân hay những người sống xung quanh trước khi xây dựng, điều đó đã tác động phần nào đến vấn đề xã hội liên quan đến việc SDĐ của người dân;

54,55% cho rằng việc thu hồi đất NN để sử dụng vào mục đích đất PNN là phù hợp, bởi vì một số diện tích đất NN quá trình đô thị hóa đã bị thoái hóa đất, dẫn đến đất bị bạc màu hoặc một số quỹ đất chưa sử dụng nay đưa vào chuyển mục đích SDĐ đã phần nào đó tránh lãng phí quỹ đất, tăng vẻ đẹp cảnh quan, môi trường đô thị và 32,73% chưa phù hợp và cho rằng việc thực hiện lập QHSDĐ thiếu tính đánh giá, phát triển hạ tầng, dịch vụ thương mại đang còn nhiều bất cập, dẫn đến tác động môi trường và hoạt động sống của người dân (ý kiến này chủ yếu tập trung ở phường Xuân Phú, Xuân Yên nơi có quá trình đô thị hóa lớn, sự chuyển mục đích SDĐ từ đất NN sang PNN lớn);

12,73% người dân điều tra còn lại (chủ yếu là những hộ đã bị ảnh hưởng do mất đất lâm nghiệp nhiều) cho rằng là không phù hợp bởi vì việc thu hồi đất Lâm nghiệp (rừng phòng hộ) quá lớn trong kỳ QHSDĐ để phát triển thương mại dịch vụ đã ảnh hưởng đến sinh thái và môi trường trong vùng, ảnh hưởng đến đời sống cư dân (các hộ này chủ yếu ở xã Xuân Hải).

Nhận xét:

Qua kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp và ý kiến các ngành chuyên môn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhận thấy: Trong quá trình thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, việc triển khai thực hiện QHSDĐ trên địa bàn thị xã và thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN, CCN, khu đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH, các công trình công cộng là điều cần thiết, nhưng nhìn nhận chung vẫn còn những ý kiến cần phải xem lại phương án và kế hoạch, công tác tuyên truyền để triển khai thực hiện quy hoạch một cách hợp lý hơn và hiệu quả hơn.

3.2.3.2. Đánh giá về tác động môi trường, xã hội:

a. Nguồn tác động trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất lên môi trường thị xã Sông Cầu

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, kết quả đã chỉ ra một số nguồn gây tác động trong quá trình thực hiện QHSDĐ diễn ra ở địa bàn thị xã Sông Cầu như sau (bảng 3.9):

Bảng 3.9 Tóm tắt nguồn gây tác động chính lên môi trường đô thị

TT Nguồn gây

tác động Công trình tác động Yếu tố tác động

1

Các nguồn đang hoạt động phát triển CN: KCN, Khu đô thị, làng nghề; hoạt động NN, lâm nghiệp, thủy sản

KCN Đông Bắc Sông Cầu I, II, cụm công nghiệp Long Bình, Hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Quốc lộ 1 (07 khu gồm Đồng Ông Nhó – xã Xuân Cảnh, thôn Hòa Hiệp – xã Xuân Thịnh, Chánh Nam – Nhiêu Hậu – xã Xuân Thọ 1, KP Lê Uyên – P. Xuân Yên, Chánh Nam – Khoan Hậu – P. Xuân Đài, Xóm Cồn – P. Xuân Đài và Xóm Mới – KP An Thạnh – P.

Xuân Đài)…, các cơ quan công sở phát triển từ giai đoạn 2010-2015

- Khí thải CN, giao thông - Nước thải CN, sinh hoạt, NN;

Chất thải rắn

2

Sự phát triển hạ tầng kỹ thuật giao thông, y tế; Phát triển du lịch

Đường giao thông tránh nạn, cứu hộ xã Xuân Cảnh;

Đường tránh trú bão Sông Cầu – Đồng Xuân; Nâng cấp, sửa chữa đường Phạm Văn Đồng, đường Hoàng Hoa Thám; Đường vào bãi rác trung tâm thị xã

Sông Cầu …

- Khí thải giao thông, bụi xây dựng; nước thải sinh hoạt; chất thải rắn CN, sinh hoạt

- Phá huỷ hệ sinh thái, cảnh quan bản địa; thay đổi mục đích SDĐ

3

Khai thác tài

nguyên, bao gồm tài nguyên nước, khoáng sản

Khai thác đá vật liệu xây dựng, Khai thác cát tại xứ bà Đồng tại xã Xuân Lâm, Khai thác đất tại xã Xuân Đài…

- Phá vỡ cảnh quan - Phá huỷ hệ sinh thái

- Khí thải, nước thải và chất thải từ các hoạt động khai thác

4

Chuyển đổi mục đích SDĐ từ đất NN sang đất PNN

Khu dân cư Sở Canh Nông – P. Xuân Đài, Khu tái định cư bờ bắc sông Thị Thạc – P.

Xuân Yên…

- Phá vỡ cảnh quan, Phá huỷ hệ sinh thái

- Thay đổi các yếu tố vi khí hậu - Phá huỷ kết cấu đất

TT Nguồn gây

tác động Công trình tác động Yếu tố tác động - Thay đổi cơ cấu việc làm, văn hoá, lối sống

5 Tác động tích luỹ

Từ KCN, cụm công nghiệp, hoạt động phát triển mạng lưới giao thông, hạ tầng kỹ thuật, sản xuất NN…

- Khí thải - Nước thải - Chất thải rắn

- Thay đổi các yếu tố vi khí hậu - Phá huỷ hệ sinh thái

- Phá huỷ kết cấu đất

- Thay đổi nền tảng văn hoá, giáo dục, nếp sống

6 Gia tăng dân số

Hoạt động đời sống hàng ngày và nhu cầu thiết yếu xã hội và nhu cầu SDĐ canh tác, đất ở…

- Thay đổi cơ cấu việc làm, văn hoá, lối sống

- Khí thải - Nước thải - Chất thải rắn b. Tác động xã hội

Chuyển dịch cơ cấu SDĐ, cân đối điều hòa mục đích SDĐ cho các ngành, lĩnh vực, qua đó tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động và dân cư. Góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, giữ vững ổn định tình hình xã hội, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH.

Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu về dân số, số lượng người sử dụng đất ở thị xã Sông Cầu

Năm

Chỉ tiêu Dân số

(người) Số lượng người SDĐ ở

2010 98.551 17.689

2011 98.993 17.737

2012 99.659 19.010

2013 100.328 19.033

2014 100.947 19.087

2015 101.654 19.195

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Sông Cầu [8], Cục Thống kê thị xã Sông Cầu [6].

Nhìn vào bảng 3.10 có thể thấy dân số thị xã Sông Cầu trong những năm gần đây tăng nhanh, giai đoạn 2010-2015 tăng 3.103 người tức là trong vòng 5 năm bình quân tăng 620 người/ năm. Dân số đô thị tăng lên, có nghĩa nhu cầu lao động PNN tăng.

Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực đô thị sẽ gia tăng trong những năm tiếp theo.

Quá trình chuyển dịch đất NN sang đất PNN, trong đó một phần diện tích được dành cho đất ở, hạ tầng kỹ thuật phải được đầu tư xây dựng, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa phải được cải tạo, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, do đó nhu cầu SDĐ PNN phải tăng lên. Số lượng người SDĐ ở cũng tăng nhanh, đến năm 2015 số lượng người SDĐ ở tăng so với năm 2010 (năm đầu kỳ QHSDĐ) là 1.506 người. Có thể nói, việc chuyển dịch đất NN sang đất ở trên địa bàn thị xã đã góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người dân được diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn thị xã trong những năm gần đây, nhưng đã nảy sinh rất lớn những vấn đề bất cập về đô thị, sự bất cập ở đây là cơ sở vật chất và hạ tầng kỷ thuật thiết yếu tối thiểu cho một KDC, KĐT mới thì chưa thực sự đồng bộ. Nhu cầu SDĐ chưa thực sự đi đôi với yêu cầu phát triển đô thị theo quy cách, sự hy sinh của những người nông dân để dành quỹ đất canh tác cho việc chuyển dịch đất ở chưa thực sự hợp lý, đã phần nào làm gia tăng sự phát thải ở khu vực đô thị, gây ONMT.

c. Tác động môi trường

* Môi trường nước mặt

- So sánh các kết quả phân tích tại Phụ lục 02 với QCVN 08:2008/BTNMT (A1) cho thấy một số thông số phân tích nằm trong Quy chuẩn quy định. Riêng chỉ tiêu TSS, BOD, COD… vượt quy chuẩn quy định đối với nước cấp cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Đối với nước sử dụng cho tưới tiêu thủy lợi và mục đích sử dụng khác thì phần lớn các thông số phân tích đều nằm trong Quy chuẩn quy định. Riêng chỉ tiêu DO, BOD, COD, photphat… vượt quy chuẩn quy định.

Nhìn chung chất lượng môi trường nước mặt tại các điểm quan trắc của thị xã Sông Cầu qua các năm 2014, 2015 đang có dấu hiệu ô nhiễm.

* Môi trường nước ngầm

Trong những năm gần đây, hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh mẽ ở vùng ven biển Phú Yên, đặc biệt là thị xã Sông Cầu. Lượng nước ngầm được bơm lên phục vụ cho hoạt động này khá lớn và do vậy gây nguy cơ nhiễm mặn các mạch nước ngầm ở vùng này. Mặt khác, các chất thải tạo ra từ hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng có thể gây ô nhiễm nước ngầm, vì chúng có thể ngấm vào nước ngầm (do túi nước ngầm các vùng ven biển có mực nước tĩnh thấp)

Qua chuỗi kết quả quan trắc tại các địa điểm quan trắc qua năm 2014, 2015 (Phụ lục 03) thì chất lượng nước ngầm so sánh với QCVN 09:2008/BTNMT cho thấy chất lượng nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm, riêng coliform thì tất cả các điểm quan trắc đều vượt so với quy định.

* Hiện trạng môi trường không khí

Nhìn chung chất lượng không khí và tiếng ồn tại khu vực chưa bị ô nhiễm. Khu vực có nồng độ các chất ô nhiễm cao chủ yếu phát sinh từ các nút giao thông, các khu vực có công trường xây dựng, nơi tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp. Kết quả tại các điểm quan trắc thì các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép (Chi tiết tại Phụ lục 04).

* Hiện trạng môi trường đất

Các số liệu quan trắc chất lượng môi trường đất tại Phụ lục 05 cho thấy nồng độ các thông số ô nhiễm đều thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất. Tuy nhiên, tại các khu vực đổ chất thải rắn tự phát của dân cư, khu vực đất nông nghiệp do việc sử dụng phân bón hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật không đúng quy cách, liều lượng là nguyên nhân gây thoái hóa đất.

* Môi trường nước biển ven bờ

Thị xã Sông Cầu có địa hình đa dạng, nhiều đồi núi nhấp nhô, nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển Đông tạo nên các bán đảo như Tuy Phong, Từ Nham, các đầm vịnh như Cù Mông, Xuân Đài. Vùng đất ngập nước ở đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài được sử dụng để sản xuất, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do phát triển thiếu quy hoạch, thiếu thiết kế chi tiết, một số ao nuôi tôm đã phá đi các khu rừng ngập mặn như rừng đước, sú vẹt ở xã Xuân Lộc, Xuân Hòa, Xuân Cảnh và Xuân Hải. Vì vậy nó đã tác động rất lớn đến hệ sinh thái ven bờ, mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm cục bộ, xuất hiện nhiều bệnh lạ làm chết hàng loạt các vật nuôi.

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tác động lên môi trường tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 61 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)