ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tác động lên môi trường tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

3.4.1. Phương hướng chung

Những vùng cần phải được quan tâm hơn về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trong quá trình xây dựng các dự án đầu tư ở thị xã Sông Cầu:

1. Các vùng giáp với sông, suối trong khu vực. Việc tập trung nhiều dân cư, cơ sở thương mại sát dọc theo sông sẽ dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và chất thải rắn không được thu gom.

2. Các vùng có độ dốc quá lớn >30o(không thuận lợi cho xây dựng). Nên hạn chế xây dựng ở các khu vực này. Nếu xây dựng thì phải có các biện pháp giảm thiểu xói mòn, trượt lở đất, tìm các kỹ thuật xây dựng phù hợp và chỉ xây các công trình có dốc cao vừa phải để bảo đảm an toàn cho công trình.

3. Khu vực ven đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài là khu vực có hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng, phong phú. Khi phát triển du lịch ở khu vực này cần kết hợp với bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái.

Trong quá trình quy hoạch, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu các tác động môi trường:

Trong khu công nghiệp phải quy hoạch bố trí các dự án đầu tư theo nhóm ngành hàng, tập trung hóa để thuận tiện trong việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.

Khuyến khích các dự án đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch có thể kiểm soát và hạn chế được lượng chất thải.

Khu đô thị mới phải có hệ thống xử lý nước thải và hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các khu, cụm, điểm phát triển trong khu kinh tế.

Đối với vấn đề xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, cần nhanh chóng xây dựng quy hoạch các bải rác thải sinh hoạt trên phạm vi toàn khu vực.

Khuyến khích những hoạt động và thói quen của con người trong việc sử dụng đất đai nhằm hỗ trợ cho hệ sinh thái để duy trì và củng cố cho đa dạng sinh học.

3.4.2. Các giải pháp bảo vệ môi trường

- Phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật bảo vệ môi trường, xây dựng Thị xã phát triển nền kinh tế xanh, không có các điểm đen về môi trường, không có vùng đất ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước sạch, không khí trong lành, tất cả các loại chất thải từng bước được thu

gom, xử lý, tăng cường công tác quan trắc và phân tích môi trường ở các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu môi trường tại các khu vực đô thị, cơ sở công nghiệp, quan tâm công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, phát triển cây phân tán, xây dựng Thị xã có môi trường xanh, sạch, đẹp.

- Bảo vệ dãi ven bờ: là Thị xã du lịch có lợi thế nhiều bãi biển đẹp cần tuyên truyền nhân dân, du khách bảo vệ chất lượng môi trường vùng ven bờ, bảo vệ các rạn san hô trong đánh bắt thủy sản và tham quan, quy hoạch ổn định các vùng nuội lồng bè, nuôi theo chuỗi sinh thái để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.

- Trong canh tác nông nghiệp: tại các khu vực đất dốc, cần hạn chế trồng cây hàng năm, cần chuyển dịch sang trồng cây lâu năm, trồng rừng để bảo vệ đất giảm thiểu xói mòn rửa trôi đất, sạt lở, đẩy mạnh công thức luân canh có tác dụng bảo vệ đất, chống suy kiệt độ phì trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng giảm diện tích.

- Đối với các vùng đất chưa sử dụng: cần sớm đầu tư trồng rừng mới, để tăng độ che phủ, tăng hiệu quả sử dụng đất, đất đã có rừng trồng cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật khai thác theo băng hay theo đám có quy mô vừa phải, khai thác xong cần trồng lại kịp thời để giảm thiểu xói mòn rửa trôi đất, khuyến khích các chu kỳ sau trồng cây gỗ lâu năm có giá trị cao, rừng nhiều tầng để tăng hiệu quả bảo vệ môi trường, tạo nguồn sinh thủy, giảm thiểu rửa trôi vùng đất dốc, chống cát bay, vùng ven đầm, vịnh cần trồng thêm nhiều đai rừng ngập mặn để bảo vệ đất, bảo vệ các đê kè trong đầm, vịnh.

- Tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, cụm công nghiệp phải xây dựng, vận hành hệ thống xử lý môi trường, thu gom xử lý các loại chất thải đạt chuẩn theo quy định pháp luật.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm quy định về môi trường

- Xây dựng và hoạt động cần thiết kế hệ thống cây xanh để đảm bảo cảnh quan và môi trường, tận dụng tối thảm thực vật bản địa có giá trị tạo cảnh quan, đồng thời phát triển một số chủng loại cây thích hợp nhằm cải thiện chất lượng môi trường.

Hình 3.10. Mô hình thiết kế hệ thống cây xanh để đảm bảo cảnh quan và môi trường Thiết lập vùng đệm xanh giữa các khu vực có tiềm năng xung khắc với khu vực nhạy cảm môi trường như: Khu xử lý nước thải, trạm trung chuyển chất thải rắn tập trung: Thực hiện theo công nghệ sinh học, có sân phơi bùn, có máy làm khô bùn, có thiết bị xử lý mùi hôi và đảm bảo khoảng cách ly trên 20 m tới công trình xung quanh, vùng đệm khu xử lý nước thải sẽ xây dựng hàng rào quanh công trình, trồng cây xanh với chiều rộng 10 m, hệ thống giao thông vào khu vực thuận lợi với giao thông đối ngoại; Khu vực bãi đỗ xe: xung quanh bãi đỗ xe cần tính toán việc trồng cây xanh bao phủ xung quanh bãi đỗ xe, nghiên cứu biện pháp bố trí khuất tầm mắt không gây ảnh hưởng đến khu vực xung quanh; Khu vực trạm biến áp: cùng với việc xây dựng hàng rào xung quanh công trình thực hiện trồng cây với chiều rộng 5 m bao quanh công trình để không gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tác động lên môi trường tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)