Chiều cao cây của các giống lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và kháng bệnh đạo ôn của tập đoàn giống lúa mang gen kháng tại bình định (Trang 61 - 64)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển của tập đoàn dòng, giống kháng đạo ôn

3.2.2. Chiều cao cây của các giống lúa

Chiều cao cây là đặc tính di truyền của mỗi giống và là đặc điểm hình thái rất được quan tâm trong quá trình thực hiện thí nghiệm. Đây cũng chính là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của lúa. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau thì sự tăng trưởng chiều cao cũng khác nhau. Sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh, mùa vụ, chân đất, chế dộ bón phân.

54

Việc nghiên cứu động thái tăng trưởng chiều cao cây cho biết được mức độ sinh trưởng của từng giống. Qua theo dõi chúng ta thu được kết quả như sau:

- Chiều cao cây sau gieo mạ 22 ngày (đẻ nhánh):

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, đẻ nhánh mạnh hay yếu sẽ ảnh hưởng đến số bông trên đơn vị diện tích. Sau cấy 10 ngày cây lúa ở trong giai đoạn bén rễ hồi xanh và bước vào giai đoạn đẻ nhánh. Qua bảng 3.8 (hình 3.1) ta thấy chênh lệch chiều cao của các giống trong thí nghiệm chưa lớn (25 - 34cm). Tính đến giai đoạn này thì dòng có chiều cao cao nhất là dòng IRBLta2-IR64[CO] (34 cm), dòng có chiều cao thấp nhất là IRBLta-Me[CO] (25cm).

- Chiều cao cây sau gieo mạ 44 ngày (kết thúc đẻ nhánh):

Thời kỳ này chiều cao phản ánh quá trình sinh trưởng của cây lúa trong giai đoạn đẻ nhánh, giai đoạn này cây lúa bắt đầu chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực, số lá và diện tích lá đều tăng. Chiều cao cây ở giai đoạn kết thúc đẻ nhánh của các giống khác nhau thì khác nhau, nó phụ thuộc vào mật độ cấy, chế độ phân bón, tưới tiêu, …Qua bảng 3.8 ta thấy chiều cao của các giống thí nghiệm dao động từ 63,33 - 80,8cm. Trong đó dòng, giống có chiều cao lớn nhất là IRBLkh-K3[CO]

(80,8cm) và KD28 đ/c (80,13cm), dòng có chiều cao thấp là IRBLta-Me[CO]

(63,33cm).

- Chiều cao cây giai đoạn trổ bông:

Nhìn chung, chiều cao cây lúa ở thời kỳ này tăng chậm và bắt đầu đi vào trạng thái ổn định và chiều cao trong thời kỳ này có sự quyết định khả năng chống đổ của cây lúa. Thời kỳ này cây lúa có quá trình quang hợp mạnh để tập trung dinh dưỡng cho hạt.

Qua theo dõi chiều cao thời kỳ trổ của các giống dao động từ 75,00 - 102,20 cm. Dòng có chiều cao lớn nhất và cao hơn giống đối chứng là IRBLkh-K3[CO] (102,20cm) rồi đến giống KD28 đ/c (101,87cm), dòng có chiều cao thấp là IRBLta-Me[CO] (75,00cm).

55

Bảng 3.8. Chiều cao cây của các dòng, giống lúa thí nghiệm qua các giai đoạn

ĐVT: cm

Stt Tên dòng/

Giống

Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn trổ bông

Chiều cao cuối cùng 22 ngày 44 ngày

1 IRBLsh-Ku[CO] 25,13gh 68,07i 78,93j 79,27lm

2 IRBLsh-S[CO] 27,73bcd 65,93j 77,00k 77,47mn

3 IRBLsh-B[CO] 25,73fgh 66,07j 77,07k 78,13lm

4 IRBLb-IT13[CO] 27,33bcde 71,13fg 83,80gh 84,27hi 5 IRBLz5-CA[CO] 26,40defgh 73,60de 90,93cd 91,80cde 6 IRBLzt-IR56[CO] 26,87cdef 75,47c 92,67b 93,73bc 7 IRBL5-M[CO] 27,53bcde 73,47de 87,30f 87,93fg 8 IRBLks-CO[CO] 27,47bcde 70,20gh 83,20h 83,93hij 9 IRBLk-Ku[CO] 27,00bcdef 67,87i 79,27j 80,20kl 10 IRBLk-Ka[CO] 26,67cdef 63,93j 76,33kl 77,13mn 11 IRBLkh-K3[CO] 27,93bc 80,80a 102,20a 103,53a 12 IRBLkp-K60[CO] 26,27defgh 68,93hi 82,67hi 83,07ij 13 IRBL1-CL[CO] 27,47bcde 74,97cd 89,33e 90,07ef 14 IRBL7-M[CO] 26,467defg 77,60b 93,27b 94,00b 15 IRBLta-Ya[CO] 26,73cdef 69,27hi 81,27i 82,07jk

16 IRBLta-Me[CO] 25,00h 63,33k 75,00i 75,47n

17 IRBLta2-Pi[CO] 28,40b 72,40ef 84,93g 85,93gh 18 IRBLta2-Re[CO] 27,33bcde 77,40b 91,73bc 92,33bcd 19 IRBLta2-IR64[CO] 34,00a 76,00bc 90,13de 91,20de

20 CO39 28,07bc 70,47gh 83,13h 83,67ij

21 KD28 (đ/c) 32,60a 80,13a 101,87a 102,60a

LSD0,05 1,44 1,66 1,58 2,14

56

Hình 3.1. Chiều cao cây giai đoạn đẻ nhánh và chiều cao cây cuối cùng của các dòng, giống lúa thí nghiệm

- Chiều cao cây cuối cùng:

Đây là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống cây trồng. Chiều cao cây thời kỳ này cũng chính là chiều cao cây cuối cùng, nó thể hiện đặc tính di truyền của giống. Nó là kết quả tăng trưởng chiều cao của các quá trình dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh, đất đai và chế độ canh tác.

Qua theo dõi chiều cao thời kỳ chín hoàn toàn của tập đoàn giống dao động từ 75,47 – 103,53 cm. Dòng có chiều cao lớn nhất và cao hơn giống đối chứng là IRBLkh- K3[CO] (103,53 cm), giống KD28 (102,6 cm) và dòng có chiều cao thấp là IRBLta- Me[CO] (75,47 cm) hình 3.1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và kháng bệnh đạo ôn của tập đoàn giống lúa mang gen kháng tại bình định (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)