Thành phần và mức độ phổ biến các loài sâu bệnh hại xuất hiện trên ruộng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và kháng bệnh đạo ôn của tập đoàn giống lúa mang gen kháng tại bình định (Trang 69 - 77)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá tính kháng bệnh đạo ôn của các dòng, giống mang gen kháng bệnh đạo ôn ngoài đồng ruộng

3.3.1. Thành phần và mức độ phổ biến các loài sâu bệnh hại xuất hiện trên ruộng thí nghiệm

Sâu bệnh là đối tượng gây hại nguy hiểm đối với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra cho lúa có thể làm giảm năng suất từ 10 - 30%. Đặc biệt vào các giai đoạn làm đốt, làm đòng, trổ bông và chín nếu bị sâu bệnh phá hại nặng có thể không cho thu hoạch. Trong sản xuất nông nghiệp, với điều kiện khí hậu thời tiết của từng địa phương và từng giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau mà

62

sâu bệnh có khả năng phát sinh gây hại ở các mức độ khác nhau. Vì vậy cần phải thường xuyên thăm đồng, phát hiện kịp thời để phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả. Qua theo dõi tập đoàn giống vụ Đông Xuân 2014 - 2015 ngoài đồng ruộng tôi thấy xuất hiện một số đối tượng hại chính xuất hiên trên ruộng thí nghiệm bảng 3.11.

63

Bảng 3.11. Thành phần và mức độ phổ biến các loài sâu bệnh hại xuất hiện trên ruộng thí nghiệm.

STT Tên Việt Nam Tên khoa học Mức độ

phổ biến SÂU HẠI

1 Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee + + +

2 Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal + +

3 Sâu đục thân 2 chấm Scirpophaga incertulas Walk + +

4 Bọ trĩ Halothrips aculeatus Fabricius + +

5 Sâu keo Spodoptera mauritia Boisduval ++

BỆNH HẠI

1 Bệnh đạo ôn Pyricularia oryzae Cavara + +

2 Bệnh khô vằn Rhizotonia solani Kuhn + + +

3 Bệnh thối thân Pseudomonas fuscovaginae Miyalima + + 4 Bệnh đen lép hạt Pseudomonas glumae Kurita.et Tabei + +

* Ghi chú: + :Ít phổ biến (tần suất xuất hiện < 25%);

++ :Phổ biến (tần suất xuất hiện 25-50%);

+++ :Rất phổ biến (tần suất xuất hiện > 50%)

Đối với sâu hại xuất hiện 5 đối tượng: Sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, sâu đục thân 2 chấm, bọ trĩ và sâu keo, trong đó sâu cuốn là nhỏ là đối tượng gây hại rất phổ biến. Còn đối với bệnh hại ngoài bệnh đạo ôn xuất hiện phổ biến còn xuất hiện thêm đối tượng:

Khô vằn, đen lép hạt và thối thân, trong đó bệnh khô vằn gây hại rất phổ biến.

3.3.1.1. Diễn biến sâu cuốn lá nhỏ

Kết quả điều tra thành phần và mức độ phổ biến của các đối tượng sâu bệnh hại trong ruộng thí nghiệm chỉ ra rằng sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện phổ biến trên ruộng thí nghiệm. Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành điều tra diễn biến sâu cuốn lá nhỏ trên tập đoàn dòng, giống lúa nghiên cứu, kết quả ghi nhận được thể hiện ở bảng 3.12.

64

Bảng 3.12. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ của các dòng, giống qua các kỳ điều tra

Đơn vị tính: con/m2

Stt Tên dòng/Giống Ngày điều tra

25-1 1-2 8-2 15-2 22-2 29-2 1 IRBLsh-Ku[CO] 2,03c 7,07c 4,52bcd 10,50e 15,60e 9,16ab 2 IRBLsh-S[CO] 1,67de 3,85e 3,1d 5,60g 7,00g 2,60e 3 IRBLsh-B[CO] 0,99e 5,00de 3,2cd 8,25f 11,00f 7,66bc 4 IRBLb-IT13[CO] 0,00f 0,00f 0,00e 0,00h 0,00h 0,00f 5 IRBLz5-CA[CO] 4,44a 13,26b 11,29a 13,92cd 16,00de 6,60cd 6 IRBLzt-IR56[CO] 2,89b 6,60c 5,15bcd 16,99b 21,73b 10,13a 7 IRBL5-M[CO] 0,00f 0,00f 0,00e 0,00h 0,00h 0,00f 8 IRBLks-CO[CO] 0,00f 0,00f 0,00e 0,00h 0,00h 0,00f 9 IRBLk-Ku[CO] 2,54bc 4,68e 3,71bcd 7,13fg 10,44f 4,87d 10 IRBLk-Ka[CO] 0,00f 0,00f 0,00e 0,00h 0,00h 0,00f 11 IRBLkh-K3[CO] 0,00f 0,00f 0,00e 0,00h 0,00h 0,00f 12 IRBLkp-K60[CO] 2,59bc 7,52c 5,50b 13,19cd 15,93de 8,65ab 13 IRBL1-CL[CO] 2,27bc 15,36a 12,37a 19,29a 24,68a 7,70bc 14 IRBL7-M[CO] 2,30bc 6,24cd 4,57bcd 12,63d 15,07e 6,11cd 15 IRBLta-Ya[CO] 0,00f 0,00f 0,00e 0,00h 0,00h 0,00h 16 IRBLta-Me[CO] 1,83bc 6,57c 5,37bc 14,53c 17,72cd 5,13đ 17 IRBLta2-Pi[CO] 0,00f 0,00f 0,00e 0,00h 0,00h 0,00f 18 IRBLta2-Re[CO] 0,00f 0,00f 0,00e 0,00h 0,00h 0,00f 19

IRBLta2- IR64[CO]

0,00f 0,00f 0,00e 0,00h 0,00h 0,00f

20 CO39 0,00f 0,00f 0,00e 0,00h 0,00h 0,00f

21 KD28 (đ/c) 2,33bc 7,03c 5,26bcd 10,70e 18,86c 9,33ab

65

LSD0,05 0,77 1,44 2,21 1,83 1,81 1,94

Qua kết quả ở bảng 3.12 chúng tôi nhận thấy: trên ruộng thí nghiệm sâu cuốn lá chỉ xuất hiện ở các dòng, giống có màu sắc lá xanh đậm đến xanh vừa còn lại các dòng:

IRBLb-IT13[CO], IRBL5-M[CO], IRBLks-CO[CO], IRBLk-Ka[CO], IRBLkh- K3[CO], IRBLta-Ya[CO], IRBLta2-Pi[CO], IRBLta2-Re[CO], IRBLta2-IR64[CO] và giống CO39 không có sự xuất hiện của sâu cuốn lá .

Thời gian 20 ngày (ngày 25-1) sau khi sạ bắt đầu có sự xuất hiện của sâu cuốn lá nhỏ nhưng với mật độ thấp dao động từ 1,17 - 4,44 con/m2. Trong đó sâu có mật độ lớn nhất trên dòng IRBLz5-CA[CO] (4,44 con/m2), dòng có mật độ thấp IRBLsh- B[CO] (1,17 con/m2). Thời điểm sau gieo 29 ngày (ngày 1-2) mật độ sâu cuốn lá tăng, dao động từ 3,85 - 15,36 con/m2, dòng có mật độ cao là IRBL1-CL[CO] (15,36 con/m2), dòng có mật độ thấp IRBLsh-S[CO] (3,85 con/m2). Đến thời điểm sau gieo 36 ngày (ngày 8-2) mật độ sâu cuốn lá nhỏ có giảm xuống, dao động từ 3,13 - 12,37 con/m2 nguyên nhân do sâu lớn tuổi đã vào nhộng ngừng gây hại. Đến ngày 15/2 (36 ngày sau gieo) do lứa tiếp theo có sự tích luỹ và bắt đầu nở nên mật độ có tăng trên đồng ruộng, dao động từ 5,6 - 19,29 con/m2, trong đó dòng có mật độ lớn nhất là IRBL1-CL[CO] (23,92 con/m2) và dòng có mật độ thấp nhất là IRBLsh-S[CO] (5,6 con/m2). Đến ngày 22/2 (42 ngày sau gieo) sau gieo mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở mức cực đại, dao động từ 7,0 đến 24,68 con/m2, dòng có mật độ lớn nhất là IRBL1-CL[CO]

(24,68 con/m2). Giai đoạn lúa 49 ngày (ngày 29-2) sau sạ mật độ sâu cuốn lá giảm xuống đột ngột do lúc này sâu tuổi lớn vào nhộng nên ngừng gây hại, mật độ sâu dao động từ 2,60 đến 10,13 con/m2. Dòng có mật độ sâu cao hơn giống đối chứng KD28 là IRBLzt-IR56[CO], IRBL1-CL[CO]. Nhìn chung, mức hại sâu cuốn lá trên ruộng thí nghiệm không gây thiệt hại năng suất đáng kể.

3.3.1.2 Bệnh khô vằn

Khô vằn là đối tượng bệnh hại quan trọng trên cây lúa. Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao. Bệnh thường phát sinh trước tiên ở các bẹ lá và lá già sát mặt nước hoặc ở dưới gốc. Tốc độ lây lan lên các lá phía trên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nắng mưa xen kẻ, ẩm độ tần lá cao, đặc biệt ở vùng cấy dày, giống có tán lá xòe... Bệnh gây hại làm giảm năng suất và chất lượng lúa gạo, hạt lúa bị lép lửng, gạo xay bị nát, chất lượng gạo thấp. Việc phòng trừ bệnh khô vằn phải áp dụng các biện pháp tổng hợp ngay đầu vụ bao gồm sử dụng gống sạch bệnh, gieo sạ với mật độ vừa phải, bón phân cân đối, hợp lý. Nếu gieo sạ dày, bón thừa phân đạm sẽ có nguy cơ bị

66

bệnh khô vằn sẽ gây hại nặng. Trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015, qua quá trình tiến hành thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.13.

67

Bảng 3.13. Diễn biến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh khô vằn qua các kỳ điều tra

Đơn vị tính: %

Tên dòng/

Giống

Ngày điều tra

3-3 10-3 17-3 24-3

TLB CSB TLB CSB TLB CSB TLB CSB 1 IRBLsh-Ku[CO]

0,00 e

0,00 d

1,60ef 1,29e 8,19d 2,33f 9,58c 6,95c

2 IRBLsh-S[CO]

0,00 e

0,00 d

0,00g 0,00h 0,00g 0,00h 0,00e 0,00f

3 IRBLsh-B[CO]

2,00 c

1,27 b

19,70a 6,62a

35,61 a

15,15 b

38,28 a

19,35 a 4 IRBLb-IT13[CO]

0,00 e

0,00 d

2,10ef 1,04ef 5,22ef 2,71ef 6,05d 2,87e

5 IRBLz5-CA[CO]

2,95 a

2,21 a

10,41 b

4,25b

12,53 c

16,35 a

17,80 b

8,43b

6 IRBLzt-IR56[CO]

0,00 e

0,00 d

0,00g 0,00h 0,00g 0,00h 0,00e 0,00f

7 IRBL5-M[CO]

0,00 e

0,00 d

1,48f 0,56g 3,15f 1,50g 4,97đ 2,23e

8 IRBLks-CO[CO]

0,00 e

0,00 d

0,00g 0,00h 0,00g 0,00h 0,00e 0,00f

9 IRBLk-Ku[CO]

0,00 e

0,00 d

1,61ef 0,6efg 6,7de 3,16e 8,58c 4,22d

10 IRBLk-Ka[CO]

0,00 e

0,00 d

0,00g 0,00h 0,00g 0,00h 0,00e 0,00f

11 IRBLkh-K3[CO]

0,00 e

0,00 d

0,00g 0,00h 0,00g 0,00h 0,00e 0,00f

12 IRBLkp-K60[CO]

0,00 e

0,00 d

2,54eg 1,86cd

15,07 b

5,85c

17,92 b

6,55c

68

13 IRBL1-CL[CO]

0,00 e

0,00 d

0,00g 0,00h 0,00g 0,00h 0,00e 0,00f

14 IRBL7-M[CO]

0,00 e

0,00 d

0,00g 0,00h 0,00g 0,00h 0,00e 0,00f

15 IRBLta-Ya[CO]

0,00 e

0,00 d

0,00g 0,00h 0,00g 0,00h 0,00e 0,00f

16 IRBLta-Me[CO]

0,00 e

0,00 d

2,59e 1,37e 8,08d 4,15d 9,93c 4,89d

17 IRBLta2-Pi[CO]

0,00 e

0,00 d

0,00g 0,00h 0,00g 0,00h 0,00e 0,00f

18 IRBLta2-Re[CO]

0,00 e

0,00 d

0,00g 0,00h 0,00g 0,00h 0,00e 0,00f

19

IRBLta2- IR64[CO]

1,25 d

0,51 3,81d 1,45de

6,81d e

3,12e 8,66c 4,89d

20 CO39

0,00 e

0,00 d

0,00g 0,00h 0,00g 0,00h 0,00e 0,00f

21 KD28 (đ/c)

2,25 b

1,20 6,89c 2,26c

16,86 b

6,36g

19,48 b

6,55c LSD0,05 0,24 0,21 1,10 0,44 2,08 0,93 2,04 1,27

69

Qua bảng 3.13 cho thấy bệnh khô vằn trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 xuất hiện muộn trong giai đoạn lúa đòng già, đây là giai đoạn ẩm độ tầng lá cao, lượng mưa thấp là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh trên ruộng lúa. Giai đoạn 59 ngày (ngày 3 - 3) sau khi sạ mới thấy có sự xuất hiện của bệnh khô vằn trên 4 giống lúa nhưng ở mức thấp, trung bình dao động từ 1,25 - 2,95%. Giai đoạn 66 ngày sau sạ (ngày 10 - 3) chúng tôi thấy bệnh xuất hiện gây hại trên các dòng, giống IRBLsh-B[CO], IRBLz5-CA[CO], IRBLkp-K60[CO], IRBLta-Me[CO], IRBLk-Ku[CO], IRBLta2- IR64[CO], IRBLsh-Ku[CO], IRBLb-IT13[CO], IRBL5-M[CO] và KD28 (đ/c) nhưng cũng chỉ ở mức gây hại từ 1,48 - 19,70%, chỉ số bệnh trung bình dao động từ 0,56 - 8,26%. Giai đoạn 73 ngày sau gieo (ngày 17 - 3) trùng thời điểm cây lúa giai đoạn chắc xanh bệnh gây hại với tốc độ nhanh, tỷ lệ bệnh trung bình dao động từ 3,15 - 35,61%, chỉ số bệnh trung bình giao động 1,50 - 15,18%. Nhưng đến ngày điều tra cuối cùng 80 ngày sau gieo bệnh gây hại ở mức rất chậm, tỷ lệ hại dao động từ 4,97 – 32,28%, chỉ số bệnh giao động từ 2,23 - 19,25%. Dòng có chỉ số bệnh cao nhất là IRBLsh-B[CO] ( 19,25%), dòng có chỉ số bệnh thấp nhất là IRBL5-M[CO] (2,23%). Tỷ lệ bệnh của dòng IRBLsh-B[CO] cao hơn giống KD28 đ/c, các dòng còn lại tỷ lệ bệnh thấp hơn đối chứng. Qua theo dõi ngoài đồng ruộng các dòng không bị nhiễm bệnh khô vằn trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 gồm: IRBLsh-S[CO], IRBLzt-IR56[CO], IRBLks-CO[CO], IRBLk-Ka[CO], IRBLkh-K3[CO], IRBL1-CL[CO], IRBL7-M[CO], IRBLta-Ya[CO], IRBLta2-Pi[CO], IRBLta2-Re[CO] và giống CO39.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và kháng bệnh đạo ôn của tập đoàn giống lúa mang gen kháng tại bình định (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)