Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tập đoàn dòng, giống kháng đạo ôn
nhiễm khá nặng cả đạo ôn lá và cổ bông, riêng dòng IRBLsh-S[CO] lại bị nhiễm đạo ôn lá ở mức độ trung bình nhưng hoàn toàn kháng với đạo ôn cổ bông. Điều này có thể lí giải rằng: Nguồn cho gen kháng của các dòng, giống lúa khác nhau nên mức độ nhiễm bệnh sẽ khác nhau. Theo nguồn gốc của dòng, giống lúa do IRRI cung cấp, thì nguồn cho gen kháng của dòng IRBLsh-Ku[CO] là giống Kusabue, trong khi đó nguồn cho gen kháng của dòng IRBLsh-S[CO] là giống SHIN 2 và nguồn cho gen kháng của dòng IRBLsh-B[CO] là giống BL1.
Tương tự đối với 2 dòng lúa IRBLk-Ku[CO] và IRBLk-Ka[CO] đều mang gen kháng Pik, nhưng mức độ kháng bệnh đạo ôn trên lá và cổ bông tại Bình Định lại hoàn toàn khác nhau. Trong đó dòng IRBLk-Ku[CO] biểu hiện kháng hoàn toàn với đạo ôn trên lá và trên cổ bông, ngược lại dòng IRBLk-Ka[CO] biệu hiện nhiễm bệnh ở mức độ trung bình đối với cả đạo ôn trên lá và cổ bông. Nguồn cho gen kháng của 2 dòng này cũng khác nhau, nguồn cho gen kháng của dòng IRBLk-Ka[CO] là giống KANTO 51, trong khi đó ngồn cho gen kháng của dòng IRBLk-Ku[CO] là giống K1.
3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tập đoàn dòng, giống kháng đạo ôn
Năng suất lúa là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh sâu sắc và đầy đủ nhất quá trình sinh trưởng và phát triển của một giống lúa. Năng suất lúa được tạo thành từ các yếu tố cấu thành năng suất bao gồm số bông/m2, tổng số hạt/bông, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Năng suất phản ánh bản chất di truyền của giống, mức độ thâm canh và biện pháp kỹ thuật áp dụng, cũng như khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên, môi trường.
Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm là rất cần thiết, giúp ta hiểu được cơ cấu năng suất của các giống lúa, nắm được mối tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của từng giống, để quyết định yếu tố nào có hiệu quả cho công tác chọn tạo. Ngoài ra, việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất còn giúp chúng ta biết được trong một điều kiện cụ thể thì yếu tố nào có tính chất quyết định đến năng suất cuối cùng của giống để có phương hướng tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp.
Qua quá trình nghiên cứu năng suất các giống lúa sử dụng trong vụ Đông xuân 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Định thu được kết quả ghi nhận ở bảng 3.17.
77
Bảng 3.17. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tập đoàn dòng, giống
Stt Tên dòng/Giống Số bông/m2 Số hạt/bông
Số hạt chắc/bông
P1000 hạt(g)
NSLT (Tạ/ha)
NSTT (Tạ/ha) 1 IRBLsh-Ku[CO] 265,60defg 148,33bc 87,67de 22,49de 52,36c 45,71bcd 2 IRBLsh-S[CO] 274,17bcde 109,50fg 76,80fg 24,43ab 51,50cde 44,43cde 3 IRBLsh-B[CO] 259,17fgh 128,93de 103,57ab 21,87efg 58,61b 49,96b 4 IRBLb-IT13[CO] 254,26ghi 97,53ghi 77,83fg 23,27cd 45,93fg 38,12ghi 5 IRBLz5-CA[CO] 252,24ghi 151,87b 110,97a 24,73a 69,15a 55,58a 6 IRBLzt-IR56[CO] 279,60bc 122,13ef 78,07fg 18,56j 40,39h 35,65hi 7 IRBL5-M[CO] 258,93fgh 81,62j 62,07h 21,24fgh 34,12i 27,40j 8 IRBLks-CO[CO] 257,43fghi 103,23gh 55,27h 20,24ghi 28,837j 24,69j 9 IRBLk-Ku[CO] 281,24bc 110,17fg 75,07g 21,48efg 45,32fg 41,05efg 10 IRBLk-Ka[CO] 244,59i 108,27fgh 71,87g 16,62k 29,14j 23,91j 11 IRBLkh-K3[CO] 269,41bcdef 99,13ghi 79,10fg 21,45efg 46,51fg 41,40defg 12 IRBLkp-K60[CO] 261,90efgh 94,96hij 8500def 21,05fgh 46,87def 40,42efg 13 IRBL1-CL[CO] 249,60hi 149,33bc 96,33bc 21,55efg 51,82cd 42,80def 14 IRBL7-M[CO] 255,56ghi 132,63de 78,70fg 21,84efg 43,40fgh 37,34ghi 15 IRBLta-Ya[CO] 282,84b 131,57de 76,30g 20,84ghi 44,94fgh 38,77fghi 16 IRBLta-Me[CO] 270,40bcdef 110,63fg 80,15efg 24,36ab 52,81c 47,5bc 17 IRBLta2-Pi[CO] 275,90bcd 104,27gh 77,47fg 21,48efg 45,73fg 39,21fgh 18 IRBLta2-Re[CO] 268,34cdef 136,66cd 88,83cd 19,84i 47,27def 39,18fgh 19 IRBLta2-IR64[CO] 273,74bcde 88,76ij 72,83g 21,24fgh 42,32gh 34,50i 20 CO39 278,48bcd 151,67b 88,67cd 23,58bc 58,21b 48,73bc 21 KD28 (đ/c) 307,82a 171,33a 92,67cd 21,91ef 62,41b 55,20a
LSD0,05 13,77 14,18 8,34 1.04 4,71 4,51
78
Hình 3.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các dòng, giống lúa thí nghiệm - Số bông/m2:
Số bông/m2 là yếu tố quyết định đến 74% năng suất, số bông/m2 được quyết định bởi số nhánh hữu hiệu nên đẻ nhánh là thời kỳ ảnh hưởng nhiều nhất đến việc hình thành số bông. Tuy nhiên, số nhánh hữu hiệu của giống lúa phụ thuộc nhiều vào mật độ gieo sạ, mực nước trong ruộng, liều lượng phân bón và thời gian bón phân. Do vậy, để tăng số bông trên đơn vị diện tích cũng như điều khiển quá trình đẻ nhánh hữu hiệu ở lúa thì chúng ta cần tác động đồng thời nhiều biện pháp kỹ thuật khác nhau như chọn thời vụ thích hợp, mật độ gieo cấy hợp lý, bón phân cân đối hợp lý.
Qua Bảng 3.17, chúng tôi thấy rằng, số bông/m2 của dòng, giống lúa khác nhau có sự khác nhau về mặt thống kê. Các dòng, giống có số bông trung bình dao động từ 244,59 - 307,82 bông/m2. Trong đó, giống KD28 đối chứng có số bông cao nhất với 307,82 bông/m2 và IRBLk-Ka[CO] là dòng có số bông thấp nhất với 244,59 bông/m2.
- Số hạt/bông:
Số hạt trên bông được quyết định bởi số hoa hữu hiệu. Thời kỳ quyết định số hạt trên bông chủ yếu là từ bắt đầu phân hóa đòng đến trước trổ bông 5 ngày. Số hạt/bông là chỉ tiêu không những do đặc tính di truyền giống quyết định mà còn chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố như: thời tiết, mật độ, liều lượng phân bón và cách bón phân...
Qua Bảng 3.17 số hạt/bông của các giống lúa thí nghiệm có chênh lệch lớn, trung bình số hạt dao động từ 81,63 hạt đến 171,33 hạt. Giống có số hạt/bông nhiều nhất là KD28 đối chứng (171,3 hạt) và dòng có số hạt/bông ít nhất là IRBL5-M[CO]
(81,63 hạt).
NSLT (Tạ/ha) NSTT (Tạ/ha)
79
- Số hạt chắc/bông:
Hạt chắc/bông là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất của giống lúa.
Tỷ lệ hạt chắc cao hay thấp thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, liều lượng phân bón và cách bón phân, mật độ sạ, thời tiết khí hậu và đặc biệt là tình hình sâu bệnh hại.
Số hạt chắc/bông của các công thức thí nghiệm có chênh lệch lớn, dao động từ 55,27-110,97 hạt. Dòng có số hạt chắc trên bông nhiều nhất và nhiều hơn đối chứng là IRBLz5-CA[CO] (110,97 hạt), tiếp đến là IRBLsh-B[CO] (103,57 hạt). Khả năng vào chắc của dòng IRBLks-CO[CO] là kém nhất, chỉ đạt 55,27 nguyên nhân do bị nhiễm đạo ôn cổ bông nặng.
- Trọng lượng 1000 hạt( P1000):
P1000 hạt là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành năng suất lúa. P1000 hạt chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố di truyền của giống. Ngoài ra, cũng còn chịu tác động bởi trình độ thâm canh nhưng không đáng kể. Thời kỳ ảnh hưởng đáng kể nhất đến khối lượng 1000 hạt là từ thời kỳ chuẩn bị trổ đến chín sáp.
Qua theo dõi cho thấy P1000 hạt của các giống lúa trong thí nghiệm dao động từ 16,62 gam - 24,73 gam. Dòng có trọng lượng hạt cao nhất và cao hươn đối chứng KD28 là IRBLz5-CA[CO] (24,73 gam), kế đến là các dòng IRBLsh-S[CO] (24,43 gam), IRBLta-Me[CO] (24,36 gam) và cuối cùng là dòng IRBLk-Ka[CO] có trọng lượng 1000 hạt thấp nhất với 16,62 gam. Nhìn chung, khối lượng 1000 hạt của các dòng, giống lúa khác nhau là hoàn toàn khác nhau.
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha):
Đây là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá tiềm năng cho năng suất của giống mà giống có thể đạt được. Năng suất lý thuyết là do các yếu tố cấu thành năng suất quyết định và phụ thuộc vào di truyền của giống. Qua bảng 3.17 (hình 3.4) chúng ta thấy năng suất lý thuyết của các giống dao động từ 23,84 - 69,15 tạ/ha. Trong đó dòng có năng suất lý thuyết cao nhất là IRBLz5-CA[CO] (69,15 tạ/ha) kế đến là giống KD28 đối chứng (62,41 tạ/ha) và dòng có năng suất lý thuyết thấp nhất là IRBLks-CO[CO] (28,84 tạ/ha) .
- Năng suất thực thu (tạ/ha):
Là kết quả của sự tác động giữa các yếu tố thời tiết và kỹ thuật canh tác. Năng suất thực thu phản sẽ phản ảnh kết quả cuối cùng của cả chu kỳ sản xuất của các giống lúa ngoài đồng ruộng. Kết quả cho thấy 21 giống nghiên cứu có sự chênh lệch về năng suất thực thu rất lớn, dao động từ 23,91 - 55,58 tạ/ha. Trong đó dòng có năng suất thực thu cao nhất và bằng giống đối chứng là IRBLz5-CA[CO] (55,58 tạ/ha). Giống KD28 có năng suất (55,21 tạ/ha). Dòng có năng suất thực thu thấp nhất là IRBLks-CO[CO]
(24,69 tạ/ha) và IRBLk-Ka[CO] (23,91 tạ/ha).
80