Tình hình phát triển các mô hình sản xuất trang trại trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.3. Tình hình phát triển các mô hình sản xuất trang trại trên thế giới

Từ những năm cuối thế kỷ XIX Nhật Bản bắt đầu chú ý đến việc hình thành các trang trại sản xuất nông nghiệp và phát triển mạnh đến năm 1945 – 1950. Sau đó, số lượng trạng trại giảm nhanh chóng. Cuối thế kỷ XIX ở Nhật Bản có 3.800.000 trang trại, năm 1950 tăng lên 6.176.000 trang trại và sau đó giảm dần, đến năm 1990 chỉ còn 3.739.000 trang trại. [6].

Bảng 1.1. Tình hình phát triển trang trại của Nhật Bản qua các năm

TT Năm Số lượng trang trại Diện tích bình quân (ha/trang trại)

1 1945 5.700.000 0,70

2 1950 6.176.000 0,81

3 1970 5.342.000 1,05

4 1980 4.661.000 1,15

5 1990 3.739.000 1,20

Nguồn: [6], [12 Một trong những nguyên nhân làm cho số lượng trang trại giảm là do nền công nghiệp của Nhật Bản có bước đột phá, những trang trại có diện tích nhỏ nhanh chóng bị thay thế bởi những trang trại có diện tích đất đai lớn, có trình độ công nghiệp hóa trong nông nghiệp diễn ra sâu rộng và mạnh mẽ. Diện tích bình quân của mỗi trang trại không lớn, chỉ từ 1 – 2 ha.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã tiến hành cải cách ruộng đất với mục đích nhằm chuyển giao ruộng đất cho những người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Năm 1946 – 1949, nhà nước Nhật đã mua 1,95 triệu ha ruộng đất của các chủ ruộng bán lại cho những người nông dân thiếu ruộng hoặc không có ruộng trước đây theo thể thức trả tiền dần trong một số năm. Về tính sở hữu và sử dụng ruộng đất, trước cải cách ruộng đất (1945), 35 % số trang trại có ruộng đất riêng, 40%

phải lĩnh canh một phần và 25% phải lĩnh canh hoàn toàn. Sau cải cách ruộng đất (1950), 62% trang trại có ruộng đất riêng và còn lại 5% phải đi thuê hoàn toàn. Tình hình này đến nay vẫn chưa có thay đổi nhiều. Với 4 triệu lao động ở trang trại (3,7%

dân số) đã đảm bảo được lương thực, thực phẩm cho 125 triệu người (gạo 107%, thịt 81%, trứng 98%, sữa 89%, rau quả 76 -95%, đường 84%). [3].

1.2.3.2. Ở Mỹ

Mỹ là quốc gia rộng lớn,phát triển bậc nhất thế giới cả về kinh tế xã hội cũng như quân sự, tuy nhiên từ những năm 20 của thế kỷ XIXMỹ đã chú trọng đến việc phát triển sản xuất theo các mô hình trang trại. Hiện nay, diện tích bình quân một trang trại ở Mỹ là 150 – 250 ha. Trong vòng 40 – 50 năm qua tốc độ tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp để hình thành nên các trang trại tăng 2,5 – 3 lần, trên cơ sở tăng diện tích đất đai bình quân của các trang trại, giảm số lượng các trang trại chủ yếu là ở các trang trại nhỏ. Năm 1940 số lượng trang trại ở Mỹ là 6.350.000 trang trại nhưng đến năm 1990 số lượng trang trại giảm xuống còn 2.140.000, tuy nhiên diện tích mỗi trang trại lại tăng lên đáng kể từ 70 ha/trang trại lên 200 ha/trang trại.[3]

Hiện nay, ở Mỹ có khoảng 60 – 70% số trang trại sử dụng ruộng đất riêng và khoảng 52 – 85% số trang trại gia đình có máy móc riêng, số còn lại đi thuê đất đai để sản xuất, thời hạn thuê đất ở Mỹ là 10 – 50 năm. Lao động làm việc trong trang trại thường không phụ thuộc nhiều vào diện tích đất đai sản xuất mà chủ yếu phụ thuộc vào trình độ công nghệ sản xuất của trang trại.

Bảng 1.2. Tình hình phát triển trang trại của nước Mỹ qua các năm

TT Năm Số lượng trang trại Diện tích bình quân (ha/trang trại)

1 1940 3.250.000 70

2 1960 2.649.000 120

3 1970 2.300.000 180

4 1980 2.220.000 185

5 1985 2.140.000 200

Nguồn: [12]

Về hình thức tổ chức quản lý trang trại ở Mỹ hiện nay có 87% trang trại gia đình độc lập, có tư cách pháp nhân riêng do người chủ gia đình là chủ quản lý chiếm 65% đất đai và 70% giá trị sản lượng nông sản, cò lại trang trại liên doanh và trang trại hợp doanh.

Việc sử dụng đất đai của trang trại ở Mỹ cũng như các nước khác trên thế giới phụ thuộc vào đặc điểm của vùng sinh thái và loại hình sản xuất. Các trang trại ở Mỹ đã sản xuất ra một số lượng nông sản lớn, hạt ngũ cốc chiếm 41% dự trữ lúa mì và 87% dự trữ ngô trên thế giới.

1.2.3.3. Ở Pháp

Nước cộng hòa Pháp, sau cuộc cách mạng tư sản triệt để vào năm 1789 đã xuất hiện những chủ trang trại mới trong nông nghiệp, họ áp dụng những phương pháp sản xuất, cách quản lý và điều hành kinh doanh tiên tiến. Nước Pháp đã khuyến khích và ủng hộ những người chủ trang trại thực hiện quyền tự chủ của mình, cho hưởng ưu đãi về thuế, tạo điều kiện thuận lợi về đầu ra, đầu vào được thông suốt…

Từ cuối thế kỷ XIX (giai đoạn đầu của công nghiệp hóa), số lượng trang trại ở Pháp tăng từ 5 triệu lên 5,6 triệu với quy mô về đất đai bình quân mỗi trang trại là 11 ha. Cuối thế kỷ XX, khi mà nhà nước Pháp đã có nền công nghiệp hiện đại, số trang trại giảm xuống còn 980.000, song quy mô của mỗi trang trại đã lớn hơn nhiều lần so với trước đây, khoảng 25 – 30 ha/trang trại.

Bảng 1.3. Tình hình phát triển trang trại của nước Pháp qua các năm

STT Năm Số lượng trang trại Diện tích bình quân (ha/trang trại)

1 1929 3.966.000 11,6

2 1950 2.285.000 14,0

3 1960 1.588.000 19,0

4 1970 1.263.000 23,0

5 1987 982.000 29,0

Nguồn: [12]

Từ số liệu của bảng 2.3 cho thấy, số lượng trang trại giảm dần theo năm nhưng quy mô tích tụ và tập trung ruộng đất trong mỗi trang trại ngày càng tăng, điều này phù hợp với quy luật chung của các nước có nền công nghiệp phát triển. Các nước công nghiệp phát triển mạnh nói chung và nước Pháp nói riêng trong những năm 70 – 80 nguồn lao động từ nông nghiệp nông thôn bị thu hút vào khu vực sản xuất công nghiệp nên số lượng trang trại giảm dần. Mặt khác, do phải áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào công nghệ sản xuất tiên tiến, trình độ hiện đại hóa, tự động hóa cao nên các trang trại ngày càng phải mở rộng quy mô diện tích và phạm vi hoạt động kinh doanh không chỉ trồng trọt mà còn chăn nuôi, chế biến. Mặc dù, quy mô mỗi trang trại ngày nay ở Pháp bình quân từ 25 – 30 ha nhưng chỉ cần 1 – 2 lao động chính của gia đình và sử dụng thêm vài lao động thuê mướn. Nói đến sự phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Pháp không thể không nói đến đội ngũ chủ các trang trại, họ phần lớn là những người đã tốt nghiệp ở các trường đào tạo cả về chuyên môn lẫn quản lý, họ không chỉ là một nhà chuyên môn giỏi mà còn là một nhà kinh tế năng động và giàu kinh nghiệm.

Kinh tế sản xuất trang trại ở Pháp đã đem lại những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Chỉ với gần 1 triệu trang trại đã sản xuất ra số lượng nông sản phẩm gấp 2,2 lần nhu cầu trong nước, tỷ lệ về hạt ngũ cốc là 95%, thịt sữa là 70 – 80% và rau quả trên 70%. Đây là những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân trong nước và xuất khẩu. Nguồn: [12]

1.2.3.4. Ở Thái Lan

Ở Thái Lan, vấn đề sản xuất trang trại được hình thành và phát triển muộn hơn so với Pháp, Mỹ cũng như một số nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, gần đây nước này cũng đã bắt đầu chú trọng đến việc phát triển kinh tế trang trại nhằm giải quyết lao động việc làm cũng như đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia.

Bảng 1.4. Tình hình phát triển trang trại của Thái Lan qua các năm

TT Năm Số lượng trang trại Diện tích bình quân (ha/trang trại)

1 1963 3.214 3,50

2 1978 4.018 3,72

3 1982 4.464 3,56

4 1988 5.245 4,52

Nguồn: [9]

Nhìn chung, Thái Lan cũng như các nước khác trong khu vực như Philipines, Ấn Độ, trong các thời kì bắt đầu công nghiệp hóa nền kinh tế thì các trang trại có xu hướng ra tăng về số lượng. Trong những năm gần đây lao động trong nông nghiệp lại giảm đi so với sự thu hút lao động của các ngành công nghiệp và du lịch, dẫn đến sự suy giảm mạnh về số lượng trạng trại ở Thái Lan vào những năm 1985 – 1990. Bình quân việc sử dụng lao động ở Thái Lan là 3.7 lao động/trang trại, việc tiến hành cơ giới hóa cũng rất được coi trọng, có 95% số máy kéo lớn và 50% số máy kéo nhỏ chủ yếu được sử dụng vào việc làm thuê cho trang trại.

Sự đóng góp to lớn của các trang trại được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản, Thái Lan đã trở thành một trong những nước xuất khẩu trái cây đứng đầu thế giới (sầu riêng, nhãn, vải, dứa…) và hàng năm xuất khẩu gạo 5 – 6 triệu tấn gạo. Nguồn: [12]

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)