ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT TRANG TRẠI CỦA HUYỆN THẠCH HÀ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 73 - 77)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC

3.5. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT TRANG TRẠI CỦA HUYỆN THẠCH HÀ

3.5.1. Giải pháp về chính sách đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, là yếu tố hàng đầu trong sản xuất trang trại, chính vì vậy việc giải quyết đúng đắn các môi quan hệ về đất đai là một việc làm cần thiết, góp phần vào việc phát triển nông nghiệp hiện nay. Thạch Hà là một huyện có diện tích đất khá rộng lớn và bình quân đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người là 1,12 m2/người. Để phát triển nông nghiệp của huyện nói chung và việc phát triển sản xuất trang trại nói riêng một cách hiệu quả, rất cần có những chính sách hợp lý về đất đai. Các giải pháp cụ thể:

- Đẩy nhanh tiến trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

- Cần khắc phục tình trạng manh mún đất đai để tạo tiền đề cho quá trình chuyển từ sản xuất hộ lên kinh tế trang trại một cách thuận lợi, theo nguyên tắc tự nguyện.

- Tiếp tục chỉ đạo chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp gắn với việc tích tụ ruộng đất hình thành các mô hình trang trại, gia trại.

- Khuyến khích, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các chủ trang trại khai thác sử dụng đất hoang hóa, đất trống, đồi núi trọc để phát triển kinh tế trang trại.

- Khuyến khích mở rộng đối tượng giao đất, thuê đất cho các tổ chức. Cá nhân ở ngoài huyện có khả năng đầu tư đến lập trang trại trên địa bàn huyện.

- Tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định cụ thể các vùng chuyên canh các loại cây trồng vật nuôi, gắn chuyên canh với đa canh để phát huy tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương. Từ đó, xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại cho từng vùng, từng địa phương phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh,

huyện hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn sản xuất với chế biến nhằm khắc phục đến mức thấp nhất tình trạng phát triển tự phát, hiệu quả thấp, kém bền vững của các trang trại, thực hiện khai thác có hiệu quả đất đai, tài nguyên nước, lao động, vốn và các tiềm năng kinh tế khác, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

3.5.2. Giải pháp về chính sách đào tạo, khuyến nông

Qua kết quả điều tra, và khảo sát thực tế cho thấy, đa số những người tham gia sản xuất trang trại không được đào tạo qua một khóa học nào về quản lý cũng như kỹ thuật trong sản xuất trang trại mà chủ yếu là họ tự học hỏi, tìm tòi qua sách báo cũng như tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực đó. Bên cạnh đó, một số chính sách khuyến nông của huyện cũng được triển khai trên địa bàn huyện nhưng chưa thực sự có hiệu quả đối với sản xuất nông nghiệp của người dân, chủ yếu mới chỉ dừng ở việc tuyên truyền mà chưa có các hoạt động đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật đến với nông dân. Chính vì vậy, huyện Thạch Hà cần có những giải pháp cụ thể , hữu hiệu trong vấn đề đào tạo trình độ khoa học kỹ thuật cũng như trình độ quả lý cho các chủ trang trại, bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp khuyến nông tích cực, cụ thể như sau:

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho người sản xuất nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và hiệu quả các mặt của việc sản xuất quy mô theo hướng mô hình trang trại; các chủ trương chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế trang trại.

- Cần có những lớp đào tạo về quản lý trang trại cho các chủ trang trại, nhằm giúp họ có các biện phát quản lý tốt hơn về vốn, lao động để từ đó có thể phát triển và mở rộng được mô hình sản xuất.

- Mở các tập huấn về kỹ thuật sản xuất cho các mô hình trang trại để giúp họ có những kiến thức cần thiết để sản xuất.

- Đối với công tác khuyến nông cần tăng cường sử dụng các phương pháp tập huấn kết hợp lý thuyết với thực hành. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với hội nông dân ở từng địa phương để tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân.

- Mở các lớp tập huấn về sử dụng vốn có hiệu quả.

- Cần phải tăng cường đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên mô cho các cán bộ khuyến nông để thực hiện tốt các chính sách khuyến nông của huyện của tỉnh, đưa được các chính sách này đến được với người nông dân

3.5.3. Giải pháp về chính sách vốn – tín dụng

Vốn là một trong những vấn đề đặc trưng của sản xuất nói chung và của sản xuất trang trại nói riêng. Hầu hết những người sản xuất trang trại là những nông dân nghèo chủ yếu họ muốn qua hình thức sản xuất này để làm giàu. Vì vậy, thiếu vốn sản

xuất được xem như là yếu tố hàng đầu hạn chế sự phát triển của các mô hình sản xuất trang trại. Do đó, để khắc phục tình trạng này cần có các biện pháp cụ thể sau:

- Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ theo các Quyết định số 24, Quyết định 26, Quyết định 43/QĐ-UBND của UBND Tỉnh, Quyết định 1035/QĐ-UBND huyện, tranh thủ nguồn vốn đào tạo nghề cho nông dân theo quyết định 1956/QĐ-TTg nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, thâm canh cây trồng, nâng cao tay nghề, năng lực quản lý, điều hành của hộ làm vườn và phát triển kinh tế trang trại.

- Khuyến khích thành lập các tổ chức, hiệp hội; huy động mọi nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ phát triển trang trại.

- Các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong huyện cần linh hoạt hơn, thủ tục cho vay cần đơn giản hơn, cho vay không chỉ ở vốn ngắn hạn mà chủ yếu bằng vốn trung hạn và vốn dài hạn với lãi suất thấp hơn, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng loại mô hình trang trại, từng cây, từng con, thủ tục vay vốn cần được công khai theo như ý muốn của đại đa số các chủ trang trại trên vùng huyện Thạch Hà.

- Đa dạng nguồn vốn vay cũng như tăng số lượng vốn cho vay đối với các chủ trang trại, xem xét chu kỳ vốn vay cho từng mô hình trang trại.

- Cho vay đúng đối tượng, áp dụng hình thức thế chấp phù hợp với người dân.

- Cần có những biện pháp kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn một cách thường xuyên.

3.5.4. Giải pháp về chính sách dịch vụ và thị trường

Thực tế hiện nay, tuy quy mô sản lượng hàng hoá tiêu thụ các trang trại của địa phương chưa lớn, song việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm hàng hoá của các trang trại đã ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách, vì hầu hết các sản phẩm mà trang trại sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng thô, dạng hàng tươi sống, tiêu thụ phần nhiều qua các dịch vụ trung gian nên rất cần các giải pháp mang tính chiến lược lâu dài về thị trường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trên địa bàn huyện Thạch Hà, để đảm bảo tốt khâu dịch vụ và thị trường thì một số giải pháp cụ thể sau đây rất cần được quan tâm:

* Đối với thị trường các yếu tố đầu vào

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh vào thị trường này, đặc biệt là những nhà nghiên cứu, nhà sản xuất và cung cấp máy móc, thiết bị, công cụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn, giúp các trang trại nhanh chóng tiếp cận với các yếu tốt thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

- Nâng cao các cơ sở nghiên cứu trong sản xuất và cung cấp giống cây trồng vật nuôi phục vụ nhu cầu sản xuất của trang trại.

* Về thị trường đầu ra

- Chính quyền địa phương cần có những thông tin về thị trường cũng như các biện pháp dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại, giúp cho các chủ trang trại nắm bắt được các thông tin về thị trường cũng như định hướng tốt hơn cho việc phát triển sản xuất của mình.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh, các dịch vụ thu mua, chế biến và bảo quản hàng hóa nông sản, từng bước hình thành các cơ sở, các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tập trung sản xuất của các trang trại bằng cách hỗ trợ lãi xuất bước đầu trong việc vay vốn của các tổ chức để thu mua sản phẩm, thực hiện giảm thuế ở những năm đầu.

- Nâng cấp các chợ nông sản, các đại lý thu mua nông sản để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người dân và các trang trại.

- Khuyến khích các chủ trang trại liên kết với nhau trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thông qua việc thành lập các nhóm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)