CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Lâm phận Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Mơ nằm trên địa bàn xã: Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai với diện tích quản lý là 10.429,30 ha.
Có tọa độ địa lý:
- Từ 13022’30’’ đến 13036’10’’ độ vĩ Bắc
- Từ 107039’29’’ đến 107048’24’’ độ kinh Đông.
Giới cận:
Phía Đông giáp: tiểu khu 948 xã Ia Ga; TK 998 xã Ia Mơ.
Phía Tây giáp: các tiểu khu 982, 992 và 1013 do UBND xã Ia Mơ quản lý Phía Nam giáp: tiểu khu 1011, 1012 và suối Ia Lốp.
Phía Bắc giáp: xã Ia Púch, huyện Chư Prông 3.1.2. Đặc điểm tự nhiên
3.1.2.1. Địa hình
Địa hình: Kết quả phân tích trên nền địa hình của bản đồ VN 2000, tỷ lệ 1/25.000, địa hình của Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Mơ như sau:
- Kiểu địa hình núi thấp (N1): Chiếm khoảng 20% diện tích lâm phần Công ty, phân bố chủ yếu ở phía Nam, Tây Nam lâm phần, độ cao tuyệt đối trung bình từ 600 - 700 m, đỉnh cao nhất là 720 m. Độ dốc trung bình từ 10 - 200, đặc biệt có những khu vực dốc cục bộ trên 300 và chia cắt phức tạp, gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất, quản lý bảo vệ rừng.
- Kiểu địa hình sơn nguyên thấp (S3): Chiếm khoảng 80% diện tích lâm phần Ban quản lý, bề mặt của kiểu địa hình này có dạng lượn sóng. Phân bố của kiểu địa hình này tập trung ở vùng trung tâm, phía Đông và phía Tây Nam phần Ban quản lý.
Độ cao trung bình 400 m – 500 m, độ dốc bình quân từ 5 đến 150.
3.1.2.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn a) Khí hậu
Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Mơ nằm trọn trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm đặc trưng của vùng Bắc Tây Nguyên, một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ bình quân năm: 21,0oC
+ Nhiệt độ bình quân tháng cao nhất: 32,0oC + Nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất: 17,0oC - Lượng mưa bình quân năm: 1.231mm - Độ ẩm tương đối bình quân năm: 80%
- Hướng gió chính: Gió mùa Đông - Bắc và gió mùa Tây - Nam.
b) Thủy văn
Hệ thống suối phân bố đều khắp lâm phận quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Mơ với các suối Ia Mơ, Ia Tải, Ia Yor...có nguồn nước quanh năm. Lưu lượng nước lớn trong mùa mưa và nhỏ trong mùa khô.
Ngoài ra các khe suối nhỏ là phụ lưu của các sông, suối trên phân bố tương đối đồng đều trong vùng dự án. Đặc điểm của hệ thống các khe, suối này chỉ có nước trong mùa mưa con mùa khô hầu như khô cạn.
3.1.3. Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội
Xã Ia Mơ là xã biên giới nằm phía Tây Nam huyện Chư Prông gồm 05 làng với 463 hộ, 1975 nhân khẩu. Ngoài ra còn có một lượng lớn người từ các địa phương khác vô làm công nhân cho các doanh nghiệp trồng cao su. Phần đông người dân trong xã là đồng bào Jarai, trình độ dân trí thấp, phương thức sản xuất còn lạc hậu, chủ yếu canh tác nông nghiệp theo truyền thống phát, đốt, chọc, tỉa từ đó đời sống của người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn, thường xuyên thiếu đói trong mùa giáp hạt từ 1 đến 2 tháng. Một số hộ cũng đã canh tác ruộng lúa nước nhưng chưa biết áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng chưa cao.
Thực trạng trong những năm qua: Trên địa bàn xã Ia Mơ trong những năm qua được nhà nước có chủ trương cho một lượng lớn diện tích rừng nghèo thực hiện các dự án (trồng cao su, xây dựng hồ thủy lợi Ia Mơ).
Một số nương rẫy của người dân nằm trong dự án được đền bù giải phóng mặt bằng, từ đó người dân đi phát dọn lại những nương rẫy đã bỏ hoang cách nay hàng chục năm để làm lại, gây khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng mặc dù đơn vị chủ rừng đã phối hợp với chính quyền địa phương, các nghành chức năng thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng nhưng do nhận thức của người dân còn hạn chế nên vẫn còn vi phạm. Vì đời sống còn khó khăn nên người dân trong vùng thường xuyên lén lút vào rừng khai thác gỗ trái phép về sử dụng và đồng thời mua bán, trao đổi để kiếm tiền sinh sống, từ đó gây khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
3.1.4. Phân loại trạng thái rừng và hiện trạng tài nguyên rừng của BQL 3.1.4.1. Phân loại trạng thái rừng tự nhiên lá rộng rụng lá
Phân loại trạng thái rừng tự nhiên lá rộng rụng lá hiện tại của Ban quản lý nhằm xác định rõ đối tượng nghiên cứu cũng như như đối tượng kinh doanh để định hướng cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động hợp lý.
Trong chương trình kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2012 đến 2016 theo Quyết định số 689/QĐ - TCLN - KL ngày 23/12/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp, hệ thống phân loại trạng thái rừng và đất lâm nghiệp được xây dựng trên cơ sở quy định của Thông tư số 34/2009/TT - BNN ngày 10/06/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổng số có 93 trạng thái, trong đó có 13 trạng thái rừng nguyên sinh và 80 trạng thái rừng thứ sinh và đất không có rừng. Đáng chú ý trong phân loại trạng thái rừng này có rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng rụng lá được phân theo cấp giàu, trung bình, nghèo, nghèo kiệt, phục hồi với trữ lượng từ 10 đến hơn 200 m3/ha. Đây là kiểu rừng phổ biến ở nước ta, đối tượng rừng được quan tâm phục hồi, phát triển triển rừng là đối tượng nghèo và phục hồi với trữ lượng giao động từ 10 đến 100 m3/ha.
Từ tài liệu thu thập ở đối tượng rừng tự nhiên lá rộng rụng lá của khu vực nghiên cứu, đề tài đã sử dụng hệ thống phân loại hiện trạng rừng theo Quyết định số 689/QĐ - TCLN - KL ngày 23/12/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp vì hệ thống phân loại này đã dự trên theo quy định hiện hành tại Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng. Và đề tài đã được chúng tôi sử dụng chỉ tiêu định lượng về trữ lượng bình quâN-Ha là chỉ tiêu chính để xác định, đồng thời kết hợp mô tả kiểu trạng thái trực tiếp trong quá trình điều tra thực địa để phân loại trạng thái rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Mơ. Kết quả phân loại trạng thái rừng như sau:
Bảng 3.1. Kết quả phân loại trạng thái rừng tự nhiên lá rộng rụng lá
TT Trạng thái OTC
N-ô (cây/ô)
N-ha (Cây/ha)
G/ha (m2/ha)
M/ha (m3/ha)
1 RLB
1 114 570 19,99 137,39
2 119 595 21,02 142,15
3 119 595 20,39 140,25
2 RLN
1 94 470 12,61 60,28
2 100 500 12,48 57,54
3 95 475 11,62 54,31
3 RLP
1 84 420 7,37 37,85
2 86 430 7,89 40,47
3 81 405 8,51 41,78
4 RLK
1 188 940 15,59 68,34
2 194 970 15,89 69,11
3 205 1.025 15,01 66,27
(Nguồn điều tra thực địa tháng 2/2018)
3.1.4.2. Hiện trạng tài nguyên rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Mơ Theo số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Mơ tính đến tháng 5 năm 2018 thì tổng diện tích quản lý của đơn vị là: 10.429,30 ha;
Bảng 3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Mơ Đơn vị: ha
TT Loại đất, loại rừng Tổng Phòng hộ Đặc dụng Sản xuất Đất khác
Tổng 10.429,30 5.027,82 5.017,07 384,41
1 Đất có rừng 9.273,94 4.595,53 4.678,41 a Rừng tự nhiên 9.018,51 4.476,39 4.542,12
RLB 174,61 101,48 73,13
RLG 25,52 25,52
RLK 160,71 70,18 90,53
RLN 2.155,74 1.000,15 1.155,59
RLP 5.235,76 2.246,47 2.989,29
TXB 296,02 281,90 14,12
TXN 9,09 9,09
TXP 961,06 741,60 219,46
b Rừng trồng 255,43 119,14 136,29
2 Đất chưa có rừng 770,95 432,29 338,66
3 Đất khác 384,41 384,41
(Nguồn kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Gia Lai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030)
Theo kết quả Bảng 3.2. Ta thấy tổng diện tích rừng tự nhiên lá rộng rụng lá (RLB, RLG, RLN, RLK và RLP) là 7.752,34 ha chiếm 86,0% diện tích đất có rừng tự nhiên của Ban quản lý, diện tích rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ((TXB, TXN, TXP) là 1.266,17 ha, chiếm 14% diện tích rừng tự nhiên hiện có của Ban quản lý. Như vậy có thể nói rằng diện tích tự nhiên lá rộng rụng lá của Ban quản lý chiếm tỷ trọng cao trong lâm phận quản lý.
Hình 3.1. Sơ đồ tổng thể hiện trạng rừng khu vực nghiên cứu