CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ QUY LUẬT CẤU TRÚC TẦNG CÂY CAO CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG
3.2.4. Quy luật phân bố các nhân tố điều tra cơ bản
Đường kính là chỉ tiêu cơ bản tham gia vào công thức xác định thể tích lâm phần. Phân bố số cây theo cỡ đường kính là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất
phản ánh quy luật kết cấu lâm phần. Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc phân bố số cây theo cỡ đường kính phần nào đánh giá được trạng thái rừng, góp phần đưa ra những nhận định về sự phát triển của rừng, xây dựng các kế hoạch quản lý, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để tác động vào lâm phần rừng trong tương lai. Trước khi nghiên cứu về phân bố số cây theo cỡ đường kính, chúng tôi tính toán một số các đặc trưng mẫu về đường kính, kết quả được thể hiện bảng sau:
Bảng 3.6. Một số đặc trưng mẫu về đường kính (D1.3)
TT Trạng thái
rừng N S2 S S% Sk Ex
1 RLB 352 17,8 11,252 126,596 63,10 1,351 1,350
2 RLN 289 16,4 7,370 54,314 44,90 1,166 1,325
3 RLK 251 14,1 6,445 41,537 45,60 1,182 1,294
4 RLP 587 12,5 6,820 46,518 54,74 1,663 2,376
Qua kết quả tổng hợp tại bảng 3.6, nhận thấy: Các chỉ tiêu thống kê cho các dấu hiệu quan sát về đường kính cây rừng trên các trạng thái rừng nghiên cứu khác nhau là có sự khác nhau rõ rệt. Cụ thể:
- Mật độ cây rừng trong khu vực nghiên cứu còn ở mức khá thấp (tính từ cây có đường kính trên 6,0 cm) biến động từ 251 cây đến 587 cây. Mật độ trạng thái rừng rụng lá nghèo kiệt là thấp nhất đó là kết quả của quá trình khai thác, phá rừng nhiều lần không theo quy tắc, trong rừng chỉ còn sót lại những cây có đường kính to nhưng phẩm chất kém, cong queo sâu bệnh. Mật độ cao nhất ở trạng thái rừng phục hồi đó là quá trình phục hồi lại rừng sau khi chặt, phá rừng làm rừng nhưng chưa làm nương rẫy, rừng vẫn còn tính chất đất rừng cao.
- Giá trị đường kính cây rừng cao nhất tại rừng rụng lá trung bình (D1.3 = 17,8 cm), tiếp đến là rừng rụng lá nghèo (D1.3 = 16,4 cm); rừng rụng lá nghèo kiệt (D1.3 = 14,1 cm), thấp nhất là rừng rụng lá phục hồi ((D1.3 = 12,5 cm), điều này phù hợp cả về mặt lý thuyết lẫn thực tế vì rừng rụng lá trung bình vẫn còn sót lại một số cây gỗ lớn ít có giá trị kinh tế hoặc có giá trị kinh tế nhưng phẩm chất cây kém, rừng rụng lá nghèo và rụng lá nghèo kiệt đã là rừng bị tác động mạnh (do khai thác quá mức, không khoa học) thời gian phục hồi chậm và thường xuyên bị đe dọa bởi chặt phá rừng nên mức độ phục hồi hạn chế. Còn đối với rừng rụng lá phục hồi đã có thời gian phục hồi dài, những cây lớn bị chặt bỏ nhiều nên khi phục hồi chỉ còn có những cây có đường kính nhỏ.
Qua thực tiễn cho thấy, với mỗi một loại hình tác động vào rừng, ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới hoàn cảnh rừng từ đó ảnh hưởng tới cấu trúc của rừng. Một tác động phù hợp với quy luật khách quan có thể góp phần điều chỉnh cấu trúc rừng một cách hợp lý tạo điều kiện cho rừng phát triển tốt, dẫn dắt rừng theo ý muốn của nhà lâm học.
Ngược lại, những tác động không phù hợp, trái với quy luật vốn có tự nhiên của rừng sẽ làm tổn hại đến rừng, thậm chí đưa rừng với vị trí diệt vong.
Từ số liệu điều tra trên các ô mẫu cho các kiểu trạng thái rừng. Để xác lập phân bố số cây theo cỡ đường kính thì việc chia tổ cỡ kính có ý nghĩa quan trọng. Chia tổ ghép nhóm các trị số quan sát theo công thức kinh nghiệm của Brooks và Carruthere. Dùng phương pháp xử lý số liệu thống kê, nhóm điều tra đã thu được dãy số phân bố số cây theo cỡ đường kính (N-D1.3). Kết quả thể hiện tại bảng sau.
Bảng 3.7. Phân bố số cây theo cỡ đường kính của các trạng thái rừng
Rừng rụng lá trung bình (RLB)
Rừng rụng lá nghèo (RLN)
Rừng rụng lá nghèo kiệt (RLK)
Rừng rụng lá phục hồi (RLP) Di (cm) Ni Di (cm) Ni Di (cm) Ni Di (cm) Ni
8 25 8 15 8 24 8 15
12 22 12 15 12 20 12 13
16 23 16 17 16 17 16 9
20 17 20 12 20 10 20 6
24 12 24 8 24 10 24 5
28 11 28 7 28 6 28 4
32 7 32 2 32 3 32 3
36 8 36 2 36 2 36 3
40 5 40 3 40 1 40 2
44 4 44 2
48 2
52 4
Tổng 140 83 93 60
Kết quả tại bảng 3.7 cho thấy: Các loại rừng tại khu vực nghiên cứu khác nhau thì kích cỡ cây rừng cũng khác nhau, rừng có trữ lượng lớn (giàu) thì số cây phân bố ở cỡ đường kính lớn càng nhiều. Tuy nhiên từ bảng dãy số phân bố thực nghiệm ở trên cho thấy ở các loại rừng này có một đặc điểm chung là số cây giảm dần khi đường kính tăng lên. Để có thể minh họa một cách trực quan về sự phân bố của cây rừng trong không gian, đề tài đã minh họa quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính bằng biểu đồ. Kết quả đã vẽ biểu đồ phân bố N-D1.3 thực nghiệm của 4 trạng thái rừng được minh họa tại hình 3.2 dưới đây:
Hình 3.2. Biểu đồ phân bố số cây theo cỡ đường kính N-D1.3 của các trạng thái rừng Từ số liệu phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ kính thu được tại khu vực nghiên cứu, tiến hành thử nghiệm mô phỏng phân bố (N-D1.3) theo các dạng phân bố lý thuyết khác nhau (Meyer, Khoảng cách, Weibull) và kiểm tra mức độ phù hợp giữa phân bố lý thuyết với phân bố thực nghiệm bằng tiêu chuẩn Khi bình phương với mức ý nghĩa 0,05. Kết quả kiểm tra được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 3.8. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố (N-D1.3)
Trạng thái rừng
Dạng phân bố
α β γ λ χ2t χ 20,05 Kết luận
RLB
Meyer 140,6898 0,0678 11,01 15,51 Ho+
Khoảng cách 0,7140 0,2898 9,23 14,07 Ho+
Weibull 1,0000 0,0838 8,89 14,07 Ho+
RLN
Meyer 257,1429 0,1093 40,98 12,59 Ho-
Khoảng cách 0,6260 0,2042 11,53 12,59 Ho+
Weibull 1,6000 0,0187 7,82 11,07 Ho+
RLK
Meyer 371,4388 0,1428 48,13 12,59 Ho-
Khoảng cách 0,5524 0,3028 8,58 9,49 Ho+
Weibull 1,3500 0,0514 7,13 9,49 Ho+
RLP
Meyer 622,3205 0,1301 35,40 11,07 Ho-
Khoảng cách 0,5807 0,5043 9,03 11,07 Ho+
Weibull 1,0000 0,1486 21,05 11,07 Ho-
Kết quả mô phỏng phân bố N-D1.3 bằng phân bố lý thuyết cho thấy:
- Hàm Meyer có 1/4 trạng thái rừng phù hợp (trạng thái rừng RLB), với tham số α =140,6898 và tham số β = 0,0678.
- Hàm Khoảng cách có 4/4 trạng thái rừng phù hợp, với tham số α biến động từ 0,55 đến 0,71 và tham số γ biến động từ 0,20 đến 0,50.
- Hàm Weibull có 3/4 trạng thái rừng phù hợp (trạng thái rừng RLB, RLN và RLK), với tham số α biến động từ 1,0 đến 1,6 và tham số λ biến động từ 0,0187 đến 0,0838.
Từ những kết quả trên, đề tài đã mô phỏng phân bố lý thuyết sử dụng hàm Khoảng cách để xây dựng cấu trúc phân bố N-D1.3 của rừng tự nhiên lá rụng rộng lá tại địa bàn nghiên cứu.
Kết quả mô hình hóa quy luật cấu trúc tần số số cây theo cỡ đường kính N-D1.3 là phù hợp và được chấp nhận ở mức ý nghĩa α = 0,05.
Sau đây là biểu đổ minh họa phân bố N-D1.3 theo hàm Khoảng cách của các trạng thái rừng ở vùng nghiên cứu.
Hình 3.3. Phân bố N-D1.3 trạng thái RLB Hình 3.4. Phân bố N-D1.3 trạng thái RLN
Hình 3.5. Phân bố N-D1.3 trạng thái RLK Hình 3.6. Phân bố N-D1.3 trạng thái RLP
Từ biểu đồ phân bố tại các hình 3.3, 3.4, 3.5 và 3.6. Dễ dàng nhận thấy khi đường kính cây rừng tăng lên thì số cây rừng giảm theo. Tuy vậy, tại trạng thái rừng rụng lá trung bình và rừng rụng lá phục hồi có mức độ giảm đều và trơn tru hơn, ngược lại rừng rụng lá nghèo và nghèo kiệt sự giảm không có sự đồng đều. Điều này đã được giải thích ở trên.
3.2.4.2. Phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N-Hvn)
Phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N-Hvn) là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hình thái của quần thể thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Về phương diện sinh thái học nó biểu thị cho quá trình cạnh tranh để giành không gian sống của các cá thể cùng loài hay khác loài, trong quá trình đó những cá thể nào có sức sống tốt sẽ vươn lên tầng trên, những cá thể có sức sống yếu sẽ bị đào thải. Đối với rừng tự nhiên nhiều tầng, cấu trúc này rất phức tạp, việc nghiên cứu cấu trúc số cây theo cỡ chiều cao có thể đánh giá được cấu trúc tầng thứ cũng như tỷ lệ các loài trong các tầng rừng qua đó hiểu được quy luật phân bố tán cây trong lâm phần. Đối với rừng tự nhiên nhiều tầng tán, cấu trúc này rất phức tạp, thêm nữa là sự phân tầng tán không rõ ràng. Việc nghiên cứu tìm ra quy luật này là cần thiết, làm cơ sở điều chỉnh cấu trúc theo mặt phẳng đứng, đưa ra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp tạo điều kiện cho cây rừng của các tầng tán nhận được lượng ánh sáng, dinh dưỡng tốt nhất. Trước khi nghiên cứu về phân bố số cây theo cỡ chiều cao, chúng tôi tính toán một số các đặc trưng mẫu về chiều cao, kết quả được thể hiện bảng sau:
Bảng 3.9. Một số đặc trưng mẫu về chiều cao (Hvn)
TT Trạng
thái rừng N S2 S S% Sk Ex
1 RLB 352 11,6 3,551 12,611 30,49 0,170 -0,214
2 RLN 289 8,9 2,456 6,030 27,50 -0,004 -0,859
3 RLK 251 9,5 2,696 7,268 28,50 0,355 -0,599
4 RLP 587 7,6 2,209 4,879 28,96 0,562 -0,291
Từ bảng kết quả tính toán ở trên ta thấy, trong cùng một trạng thái rừng nhưng biên động về chiều cao của các cây rừng ở đây là không cao và sự biến động của các loại rừng không có sự khác biệt lớn. Chứng tỏ sự phân hóa về chiều cao chưa thể hiện rõ nét. Điều này có thể giải thích như sau: Rừng lá rộng rụng lá theo mùa thường có quá trình sinh trưởng theo mùa nhất định, nên lượng tăng trưởng về chiều cao là không quá rõ ràng, đồng thời lập địa phân bố của những loại rừng này chủ yếu là nơi có độ phì không cao, độ dầy tầng đất mỏng, khô và nóng, điều đó ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng chiều cao của loại rừng này không có sự khác biệt cao, …
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập là trung vào mục đích tìm hiểu luật phân bố số cây theo chiều thẳng đứng, từ đó dẫn dắt rừng theo mục đích sử dụng tức là
điều chỉnh số cây ở từng cỡ chiều cao sao cho phù hợp nhất với quy luật phân bố thông qua những biện pháp lâm sinh tác động phù hợp.
Để giải quyết bài toán đặt ra, đề tài tiến hành nghiên cứu cấu trúc đứng của các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng rụng lá tại khu vực nghiên cứu.
Trên cơ sở phân bố N-Hvn thực nghiệm của các trạng thái rừng theo cỡ chiều cao trong các ô nghiên cứu thể hiện ở bảng 3.10 đường cong thực nghiệm có nhiều đỉnh như hình 3.7.
Bảng 3.10. Phân bố số cây theo cỡ chiều cao của các trạng thái rừng
Rừng rụng lá trung bình (RLB)
Rừng rụng lá nghèo (RLN)
Rừng rụng lá nghèo kiệt (RLK)
Rừng rụng lá phục hồi (RLP) Hi (m) Ni Hi (m) Ni Hi (m) Ni Hi (m) Ni
3,75 4 3,75 5 3,75 2 3,75 16
5,25 12 5,25 31 5,25 11 5,25 121
6,75 30 6,75 55 6,75 49 6,75 148
8,25 40 8,25 48 8,25 51 8,25 141
9,75 42 9,75 63 9,75 49 9,75 68
11,25 50 11,25 50 11,25 34 11,25 56
12,75 63 12,75 30 12,75 29 12,75 30
14,25 46 14,25 7 14,25 18 14,25 7
15,75 41 15,75 8
17,25 11
18,75 6
20,25 7
Tổng 352 289 251 587
Hình 3.7. Biểu đồ phân bố số cây theo cỡ chiều cao N-Hvn của các trạng thái rừng Từ hình 3.7 cho thấy: Phân bố thực nghiệm cho thấy đỉnh đường cong của phân bố thực nghiệm nằm ở cỡ chiều cao từ 6-8m, trong đó:
Rừng RLB: Cỡ chiều cao từ 12-16m chiếm số lượng lớn, từ 16 m số lượng cây rừng giảm dần. Rừng RLN: Từ cỡ chiều cao trên 10m số lượng cây rừng giảm dần.
Rừng RLK và RLP: Cỡ chiều cao từ 6-8m chiếm số lượng lớn, cho thấy sự phân tầng của trạng thái này khá rõ nét cụ thể một số lượng ít cá thể vượt khỏi tầng trên của tán rừng và một số lượng lớn cá thể nằm dưới tán rừng.
Nhìn chung: Đường cong phân bố thực nghiệm có nhiều đỉnh tập trung ở cỡ chiều cao 6-10m, sau đó giảm mạnh ở các cỡ chiều cao tiếp theo. Ngoài đỉnh chính đường thực nghiệm còn nhiều đỉnh phụ điều đó cho thấy sự thiếu hụt số cây ở một số cỡ chiều cao và có sự tích tụ ở một số tầng tán.
Từ phân bố thực nghiệm N-Hvn của các trạng thái rừng, tiến hành mô phỏng theo các hàm phân bố lý thuyết, phân bố Meyer, Weibull và phân bố Khoảng cách. Từ đó chọn phân bố hợp lý trên cơ sở kết quả kiểm tra sự phù hợp giữa phân bố lý thuyết và phân bố thực nghiệm bằng tiêu chuẩn Khi bình phương với mức ý nghĩa α = 0,05.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.11. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố (N-Hvn)
Trạng thái rừng
Dạng phân bố
α β γ λ χ2t χ 20,05
Kết luận
RLB
Meyer 24,9581 0,0151 260,93 16,92 Ho-
Khoảng cách 0,8143 0,0114 223,44 14,07 Ho-
Weibull 2,7000 0,0021 14,02 15,51 Ho+
RLN
Meyer 22,9887 -0,0173 148,93 11,07 Ho-
Khoảng cách 0,7205 0,0173 121,66 11,07 Ho-
Weibull 2,6000 0,0069 9,55 11,07 Ho+
RLK
Meyer 10,5922 10,5922 148,74 12,59 Ho-
Khoảng cách 0,7510 0,0080 97,77 11,07 Ho-
Weibull 2,5000 0,0066 10,84 11,07 Ho+
RLP
Meyer 157,5973 0,1301 370,06 11,07 Ho-
Khoảng cách 0,6477 0,0273 93,86 11,07 Ho-
Weibull 2,2500 0,0220 10,84 11,07 Ho+
Từ bảng 3.11 cho thấy:
- Hàm Meyer có không trạng thái rừng phù hợp, với các tham số α biến động từ 10,5922 đến 24,9581và β biến động từ -0,0173 đến 10,5922.
- Hàm Khoảng cách không trạng thái rừng phù hợp, với các tham số γ biến động từ 0,0080 đến 0,0273 và α biến động từ 0,6477 đến 0,08143.
- Hàm Weibull có 4/4 trạng thái rừng phù hợp, với các tham số α biến động từ 2,25 đến 2,70 và λ biến động từ 0,0020 đến 0,0069.
Như vậy, hàm Weibull là phân bố lý thuyết phù hợp nhất dùng để mô phỏng phân bố N-Hvn cho đối tượng nghiên cứu. Phân bố N-Hvn thực nghiệm của các trạng thái rừng là dạng phân bố một đỉnh lệch trái, có nhiều đỉnh phụ hình răng cưa. Phân bố số cây theo chiều cao ở các dạng trạng thái khác nhau có dạng lệch trái ở một đỉnh khác nhau cho thấy các chiều cao của cây rừng chưa có sự phân hóa thành những tầng rừng riêng biệt. Điều đó phù hợp với mật độ cây rừng thấp và phân bố tương đối đều.
Nhìn chung phân bố số cây theo chiều cao tập trung nhiều ở cỡ chiều cao 6- 10m sau đó giảm mạnh ở các cỡ chiều cao tiếp theo. Ngoài đỉnh đường chính thực nghiệm còn nhiều đỉnh phụ răng cưa điều đó có nghĩa rằng ở các cỡ chiều cao có sự thiếu hụt về số cây và có sự tích tụ chiều cao ở một số tầng tán.
Sau đây là biểu đổ minh họa phân bố N-Hvn theo hàm Weibull của các trạng thái rừng nghiên cứu.
Hình 3.8. Phân bố N-Hvn trạng thái RLB Hình 3.9. Phân bố N-Hvn trạng thái RLN
Hình 3.10. Phân bố N-Hvn trạng thái RLK Hình 3.11. Phân bố N-Hvn trạng thái RLP
3.2.4.3. Phân bố số loài cây theo cỡ đường kính (NL-D1.3)
Cùng với các nhân tố điều tra đã nên trên, phân bố số loài cây theo cỡ đường kính NL-D1.3 phản ánh rõ thêm đặc điểm cấu trúc và tổ thành của lâm phần. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh điều chỉnh cấu trúc tổ thành loài cây rừng phù hợp với mục đích kinh doanh, từng loại rừng cụ thể.
Từ bảng dãy số phân bố số loài cây theo cỡ đường kính thực nghiệm thể hiện tại bảng 3.12 và biểu đồ phân bố thực nghiệm hình 3.12.
Bảng 3.12. Phân bố số loài cây theo cỡ đường kính của các trạng thái rừng
Rừng rụng lá trung bình (RLB)
Rừng rụng lá nghèo (RLN)
Rừng rụng lá nghèo kiệt (RLK)
Rừng rụng lá phục hồi (RLP) Di (cm) Ni Di (cm) Ni Di (cm) Ni Di (cm) Ni
8 25 8 15 8 24 8 15
12 22 12 15 12 20 12 13
16 23 16 17 16 17 16 9
20 17 20 12 20 10 20 6
24 12 24 8 24 10 24 5
28 11 28 7 28 6 28 4
32 7 32 2 32 3 32 3
36 8 36 2 36 2 36 3
40 5 40 3 40 1 40 2
44 4 44 2
48 2
52 4
Tổng 140 83 93 60
Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy: Ở cả 4 trạng thái rừng nghiên cứu số loài cây thường tập trung vào các cỡ đường kính nhỏ. Số loài cây ở các trạng thái rừng thì có sự khác nhau.
Nhìn chung rừng có thời gian phục hồi càng dài thì số lượng loài cây càng lớn cao nhất là 140 loài tại rừng RLB, tiếp đến 92 loài ở rừng RLK và ít nhất là 60 loài ở rừng RLP.
Từ phân bố thực nghiệm tại hinhg 3.12 ở trên, đề tài đã minh họa phân bố số loài cây theo cỡ đường kính cho 4 loại rừng theo biểu đồ sau:
Hình 3.12. Biểu đồ phân bố số loài cây theo cỡ đường kính của các trạng thái rừng Từ hình 3.12 cho thấy: Phân bố thực nghiệm số lượng loài cây theo cỡ đường kính ở các trạng rừng khác nhau tương đối đa dạng. Số loài cây ở tất cả các trạng thái rừng nghiên cứu đều giảm, đường cong có đỉnh nằm ở cỡ kính 8-12 cm. Trong quản lý rừng bền vững cần duy trì các loài cây hiện có còn có thể bổ sung thêm một số loài cây phù hợp với lập địa để rừng được bền vũng hơn. Tuy nhiên đối với rừng lá rộng rụng lá thì việc bổ sung các loài cây phù hợp với lập địa và khí hậu là rất khó, đòi hỏi việc tuyển chọn những loài phù hợp cần thời gian đánh giá, khảo nghiệm và tốn kém.
Kết quả phân bố thực nghiệm thu ở các ô mẫu nghiên cứu, đề tài đã chọn 3 hàm phân bố Meyer, phân bố Khoảng cách và Weibull, để mô hình hóa giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết. Kết quả nắn phân bố thực nghiệm của các ô nghiên cứu, theo các hàm khảo sát ở trên. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.13. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố (NL-D1.3)
Trạng thái rừng
Dạng phân bố
α β γ λ χ2t χ 20,05
Kết luận
RLB
Meyer 45,0768 0,0540 2,39 14,07 Ho+
Khoảng cách 0,7500 0,1786 5,69 12,59 Ho+
Weibull 1,4000 0,0192 8,09 12,59 Ho+
RLN
Meyer 36,2520 0,0691 5,83 9,49 Ho+
Khoảng cách 0,69091 0,1807 3,36 7,81 Ho+
Weibull 1,7000 0,0103 6,27 9,49 Ho+
RLK
Meyer 71,5668 0,0983 15,14 12,59 Ho-
Khoảng cách 0,6443 0,2581 3,20 7,81 Ho+
Weibull 1,5500 0,0217 7,57 7,81 Ho+
RLP
Meyer 24,2703 0,0627 0,37 7,81 Ho+
Khoảng cách 0,6875 0,2500 1,92 5,99 Ho+
Weibull 1,5000 0,0206 7,40 7,81 Ho+
Từ bảng 3.13 nhận thấy:
- Hàm Meyer có 3/4 trạng thái rừng phù hợp, tham số α biến động từ 24,2703 đến 71,5668 và β biến động từ 0,0540 đến 0,0983.
- Hàm Khoảng cách có 4/4 trạng thái rừng phù hợp, tham số α biến động từ 0,6443 đến 0,750 và biến động từ 0,1786 đến 0,2581.
- Hàm Weibull có 4/4 trạng thái rừng phù hợp, tham số biến động từ 1,4 đến 1,77 và biến động từ 0,0103 đến 0,0206.
Kết quả cho thấy dùng hàm Weibull và Khoảng cách có thể mô phỏng phân bố lý thuyết số loài cây theo đường kính ngang ngực là phù hợp cho cả 4 loại trạng thái rừng.
Kết quả minh họa được thể hiện tại biểu đồ hình 3.12