Một số biện pháp lâm sinh phục hồi và phát triển rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên lá rộng rụng lá tại ban quản lý rừng phòng hộ ia mơ tỉnh gia lai (Trang 83 - 89)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT LÂM SINH PHÙ HỢP

3.4.3. Một số biện pháp lâm sinh phục hồi và phát triển rừng

Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên cho thấy, tất cả các trạng thái mật độ cây còn rất thấp kể cả rừng phục hồi RLP. Nguyên nhân chính đó là sau nhiều năm khai thác gỗ không bền vững, rừng khô rụng lá cây họ dầu ưu đã trở nên nghèo về gỗ, sự phân bố không đồng đều của cây rừng trên toàn bộ diện tích, đám trống lớn trong rừng tự nhiên vẫn còn nhiều. Trong khi đó, tái sinh lỗ trống diễn ra chậm chạp và luôn bị đe dọa bởi lửa rừng cũng như các tác động tiêu cực khác từ con người. Để nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng phòng hộ của rừng nhằm kinh doanh rừng theo hướng bền vững. Làm giàu rừng là giải pháp kỹ thuật tối ưu nhất, đem lại hiệu quả nhanh nhất, tuy nhiên vốn đầu tư, kỹ thuật cũng cao hơn so với một số giải pháp khác.

Bước đầu lựa chọn những loài đáp ứng được điều kiện khắc nghiệt về khí hậu và đất đai của kiểu rừng này như: khô hạn trong mùa khô, ngập úng trong mùa mưa, dễ cháy hàng năm. Ví dụ: Tếch, Gáo, …

3.4.3.2. Khảo nghiệm và tuyển chọn loài cây trồng thích nghi tại vùng nghiên cứu

Trên nguyên tắc chọn loài cây phòng hộ, những loài bản địa, đặc hữu đáp ứng nhu cầu thị trường trước mắt và lâu dài để trồng bổ sung.

3.4.3.3. Tuyển chọn cây tái sinh kế cận

Từ kết quả nghiên cứu tái sinh cho thấy, thành phần loài ở rừng lá rộng lá ít, tập trung ở một vài loài cây họ Dầu. Bởi vậy cầy lựa chọn và giữ lại những loài cây này để ưu tiên phát triển. Nguyên tắc: Giữ lại cây tốt, bài bỏ cây xấu. Điều chỉnh mật độ tái sinh cây mục đích phân bố đều trên diện tích. Đơn giản hóa tổ thành loài cây tái sinh phù hợp với xu hướng diễn thế sau này.

3.4.3.4. Thúc đẩy tái sinh tự nhiên

Sau khi tuyển chọn loài cây làm giàu rừng và tuyển chọn cây thích nghi, tái sinh kế cận, cần thiết tiến hành các biện pháp kỹ thuật sau: Điều tiết tổ thành loài cây tái sinh kế cận thông qua chặt bỏ một số loài tái sinh giá trị kinh tế thấp. Điều chỉnh mật độ cây tái sinh mục đích kế cận phân bố đều trên diện tích thông qua chặt bỏ một phần cây tái sinh của các loài gỗ khác, giải quyết mối quan hệ cạnh tranh giữa tái sinh của các loài cây mục đích với các loài cây gỗ khác.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên lá rộng rụng lá tại Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Mơ – tỉnh Gia Lai” cho phép tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Từ hồ sơ và bản đồ hiện trạng đã tiến hành điều tra, thu thập số liệu và xác định được 4 trạng thái rừng tự nhiên lá rộng rụng lá tại khu vực nghiên cứu là: rừng lá rộng rụng lá trung bình (RLB), rừng lá rộng rụng lá nghèo (RLN), rừng lá rộng rụng lá nghèo kiệt (RLK) và rừng lá rộng rụng lá phục hồi (RLP), với các trữ lượng lần lượt là 139,9 m3/ha, 57,4 m3/ha, 40,0 m3/ha và 66,3 m3/ha.

2. Quy luật cấu trúc tầng cây cao nhìn chung tương đối ổn định, phản ánh một cách rõ nét và phù hợp với những kết quả của các Nhà khoa học đi trước khi nghiên cứu những quy luật này cho đối tượng rừng tự nhiên, lá rộng rụng lá ở Việt Nam, cụ thể:

* Đường biểu diễn quy luật cấu trúc đường kính và chiều cao theo số cây ở cả 4 trạng thái rừng đều có dạng đường cong giảm liên tục, tính chất giảm theo cỡ đường kính và chiều cao tăng lên. Cụ thể

- Với phân bố cấu trúc N-D1.3: thì hàm Khoảng cách là hàm tốt nhất dùng để mô phỏng cho tất cả các trạng thái rừng nghiên cứu.

- Với phân bố cấu trúc N-Hvn: thì hàm Weibull là hàm tốt nhất dùng để mô phỏng cho tất cả các trạng thái rừng nghiên cứu.

- Với phân bố cấu trúc NL-D1.3: thì hàm Khoảng cách và hàm Weibull đều mô phỏng tốt cho tất cả các trạng thái rừng nghiên cứu.

- Với phân bố cấu trúc NL-Hvn: thì hàm Weibull là hàm tốt nhất dùng để mô phỏng cho tất cả các trạng thái rừng nghiên cứu.

* Phương trình Logarithmic (bo+b1lnX) là dạng phương trình toán học tốt nhất để mô phỏng cho cả 4 trạng thái rừng về mối quan hệ giữa chiều cao với đường kính thân cây rừng.

* Giữa đường kính tán cây với đường kính ngang ngực tồn tại chặt chẽ dưới dạng phương trình đường thẳng Linear (Y = bo+b1X). Tuy nhiên, mức độ chặt chẽ cũng biều hiện rất khác nhau thể hiện ở hệ số tương quan tính toán được cũng chưa có sự đồng nhất theo chiều hướng tăng giảm theo từng loại rừng cụ thể.

3. Đề tài đã xây dựng công thức tổ thành cho 4 trạng thái rừng: Rừng RLB, RLN, RLK và RLP trên cơ sở chỉ số quan trọng IV%, trong đó số loài cây tầng cây cao lần lượt là 36, 32, 35 và 18 loài.

4. Về tái sinh rừng đã xác định được công thức tổ thành cho các loài cây cho từng loại rừng với tổng số loài cây tái sinh Rừng RLB, RLN, RLK với lần lượt số loài là 12, 29, 17 và 29 loài.

* Chất lượng, mật độ cây tái sinh số cây trên ha và chất lượng theo cỡ chiều cao cho thấy cây tái sinh có triển vọng thấp và không đồng đều giữa các trạng thái rừng.

Điều này phản ánh khá trung thực với tính hình hiện tại của rừng lá rộng rụng lá hiện nay cũng như kết quả của các Nhà khoa học đi trước khi nghiên cứu về tái sinh rừng khộp.

5. Số lượng loài hay độ phong phú của tầng cây cao và tây tái sinh thấp. Với những số liệu thu thập, thông qua phân tích đánh giá. Đề tài đã xác định được chỉ có duy nhất 1 loại ưu hợp chính, duy nhất cho cả 4 trạng thái rừng nghiên cứu đó là: Dầu đồng + Cà chít. Do vậy có thể khẳng định chỉ số tương đồng Cs về thành phần loài tầng cây cao giữa các trạng thái rừng nghiên cứu có mức độ tương đối cao.

6. Chỉ số tương đồng Cs về thành phần loài tầng cây cao tầng cây tái sinh ở 4 trạng thái rừng: Rừng RLB, RLN, RLK và RLP lần lượt là: 0,38 ; 0,54 ; 0,42 và 0,34.

Mức độ tương đồng các loài trong quần xã là khá cao. Điều đó cho rằng diễn thế tiếp theo của các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu là ổn định.

7. Về chỉ số đa dạng về thành phần loài tầng cây tái sinh thì rừng giảm dần từ 4 Rừng RLB, RLN, RLK và RLP.

8. Đề xuất được một số giải pháp lâm sinh phục hồi và phát triển rừng cho từng loại rừng cụ thể.

TỒN TẠI

Vì điều kiện thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài còn một số tồn tại sau:

- Rừng tự nhiên tại khu vực có diện tích tương đối lớn, chúng tôi chỉ nghiên cứu trên những đối tượng điển hình nhất, nên chắc chắn không thể bao quát hết được tình hình cụ thể của rừng trên phạm vi quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Mơ.

- Quy luật cấu trúc rừng tự nhiên rất đa dạng, phong phú. Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu một số quy luật cấu trúc cơ bản, điển hình.

- Đề tài chưa đủ điều kiện để nghiên cứu ảnh hưởng của lửa rừng (số lần cháy rừng, thời điểm cháy rừng, …) đến số lượng và sinh trưởng của lớp cây tái sinh để đánh giá và đề xuất giải pháp là đốt rừng có kiểm soát vào thời điểm nào là ít ảnh hưởng tới lớp cây tái sinh nhất.

KIẾN NGHỊ

Từ những kết quả thu được và những tồn tại nêu trên, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Cẩn mở rộng phạm vi nghiên cứu, tăng dung lượng mẫu quan sát trên toàn bộ diện tích quản lý của Ban quản lý.

- Cần nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố lửa rừng (số lượng, cường độ, thời gian) tới số lượng và sinh trưởng của lớp cây tái sinh.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài về mặt lý luận cũng như thực tiễn có thể đưa vào áp dụng trong thực tế. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu mở rộng tiếp theo mà hạn chế đề tài đã nêu ra, để nâng cao hơn nữa giá trị sử dụng và tính thiết thực của đề tài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên lá rộng rụng lá tại ban quản lý rừng phòng hộ ia mơ tỉnh gia lai (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)