CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CHO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ ĐÁ XÂY DỰNG, ĐẤT SAN LẤP VÀ ĐẤT SÉT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất cho hoạt động khai thác khoáng sản tại huyện Thạch Hà năm 2016
Tổng diện tích đất phục vụ cho các hoạt động khai thác khoáng sản, VLXD trên địa bàn huyện Thạch Hà năm 2016 đạt 512, 62 ha, chiếm 1,45% tổng diện tích đất tự nhiên và 5,41% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản có tổng diện tích là 457,84 ha chiếm 89% tổng diện tích của nhóm đất này. Toàn bộ phần diện tích đất này được giao hoàn toàn cho tư nhân quản lý. Trên địa bàn toàn huyện có một số mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn như mỏ sắt, mangan..., đặc biệt là mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng 544 triệu tấn và đã đi vào hoạt động từ năm 2013, nay đang tạm dừng khai thác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong 55,25 ha đất sản xuất các vật liệu xây dựng như cát, đất, đá... (chiếm 11% tổng diện tích của nhóm) thì chỉ có 6,93 ha đất do UBND cấp xã quản lý, 2,02 ha do các hộ gia đình, cá nhân quản lý, còn lại phần lớn diện tích 46,3 ha do các tổ chức kinh tế trong huyện và tỉnh quản lý.
Hình 3.2. Cơ cấu hiện trạng mục đích sử dụng đất cho khai thác khoáng sản, VLXD trên địa bàn huyện Thạch Hà
Điều tra thực địa về diện tích sản xuất của các mỏ khai thác đất, đá, sét trên địa bàn toàn huyện tại các điểm nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Diện tích của các mỏ đất, đá xây dựng điển hình trên địa bàn huyện Thạch Hà được điều tra
STT Đơn vị được cấp phép Địa điểm khai thác
Loại hình sản xuất
Diện tích (ha)
1 Công ty CPKT – CB đá
Thạch Hải xã Thạch Hải Đá 5,0
2 Công ty CPXD 1 Hà Tĩnh xã Thạch Bàn Đá 17,3
3 Công ty TNHH Tuấn Dũng xã Ngọc Sơn Đất đồi 5,6 4 Công ty CPXD và TM Vinaco xã Ngọc Sơn Đất đồi 3,9 5 Công ty CP Việt Hà - Hà Tĩnh xã Thạch Điền Đất sét 5,5 6 Công ty TNHH Thuận Hoàng xã Phù Việt Đất sét 10,6
7 Công ty CP Kinh doanh vật
liệu và Xây dựng Hà Tĩnh xã Thạch Kênh Đất sét 2,8 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2017
Từ số liệu ở bảng 3.4 chúng tôi nhận thấy rằng quy mô của các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn toàn huyện có quy mô từ nhỏ đến trung bình. Trong đó một số mỏ đã dừng khai thác như mỏ đất đồi ở xã Ngọc Sơn do công ty TNHH Tuấn Dũng làm chủ đầu tư, mỏ đất sét tại xã Thạch Điền do công ty CP Việt Hà – Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.
Trên địa bàn toàn huyện, biến động diện tích đất được trình bày ở bảng 3.2.
Hình 3.3. Biến động diện tích đất dành cho khai thác khoáng sản giai đoạn 2013 -2016
Trong giai đoạn 2013 – 2016, tổng diện tích đất giành cho hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng trên địa bàn toàn huyện giảm 135,72 ha, từ 648,34 năm 2013 xuống còn 512, 62 ha năm 2016. Diện tích giảm được chia đều cho đất sử dụng khai thác khoáng sản và đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ (bình quân là 67,34 ha). Nguyên nhân suy giảm diện tích là do một số mỏ khai thác đã dừng hoạt động, các mỏ mới đang trong giai đoạn thăm dò. Một nguyên nhân sâu xa nữa là do quá trình đo đạc, chỉnh lý bản đồ trong giai đoạn này. Chính nguyên nhân này đã làm cho tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện giảm 112,0 ha trong giai đoạn 2013– 2016.
Một trong những vấn đề quan trọng trong sử dụng tài nguyên đất là kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 5 năm. Đây là một trong những tham số được sử dụng để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 5 năm tiếp theo. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất khai thác khoáng sản kỳ đầu (giai đoạn 2011-2015) trên địa bàn toàn huyện được minh họa ở biểu đồ 3.3.
Năm 2013
Hình 3.4 Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất khai thác khoáng sản kỳ đầu (2011-2015)
Trong giai đoạn 5 năm từ 2011-2015, quỹ đất đưa vào sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng đạt tỷ lệ tương đối thấp so với tổng kế hoạch được duyệt, tương ứng là 54% và 37% cho đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản và đất sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên kết quả thực hiện của kế hoạch sử dụng đất đối với nhóm đất phi nông nghiệp nói chung đạt kết quả tương đối cao (90%). Theo kế hoạch được duyệt thì đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản và đất sản xuất vật liệu xây dựng năm 2015 tương ứng là 845,24 ha và 148,02 ha nhưng kết quả thực hiện chỉ đạt 457,84 ha và 54,78 ha. Nguyên nhân của tình trạng thực hiện thấp hơn kế hoạch đề ra thì có nhiều nhưng chủ yếu trong các vấn đề như trình tự và thủ tục cấp phép hoạt động khá phức tạp và tốn thời gian, hoạt động thăm dò nguồn tài nguyên tại địa phương và năng lực của các công ty khai thác còn hạn chế.
Dựa trên kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cho hoạt động khai thác khoáng sản, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phân bổ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn toàn huyện Thạch Hà đến năm 2020 nhằm tận dụng và phát huy được thế mạnh tiềm năng đất đai của địa phương. Số liệu cụ thể được trình bày ở biểu đồ 3.4.
Hình 3.5. Diện tích đất khai thác khoáng sản đến năm 2020 so với chỉ tiêu cấp trên phân bổ
Từ hình 3.4 chúng tôi nhận thấy rằng: Việc xác định tiềm năng đất đai và khả năng khai thác tiềm năng đất của địa phương (cấp huyện) và của tỉnh chênh lệch nhau khá lớn. Diện tích cấp huyện xác định và bổ sung cho nhóm đất khoáng sản và vật liệu xây dựng đến năm 2020 chỉ đạt bình quân từ 65 đến 75% so với diện tích phân bổ từ tỉnh. Theo tính toán từ Phòng Tài nguyên và môi trường huyện, đến năm 2020 tổng diện tích đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản ước tính đạt khoảng 963 ha và đất sản xuất vật liệu xây dựng ước tính đạt 154 ha. Đây là một tiềm năng đất đai rất lớn phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm tới.