Hiệu quả sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyệnthạch hà, tỉnh hà tỉnh (Trang 77 - 88)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CHO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ ĐÁ XÂY DỰNG, ĐẤT SAN LẤP VÀ ĐẤT SÉT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

3.3.3. Hiệu quả sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh

3.3.3.1. Hiệu quả kinh tế của các loại hình khai thác khoáng sản

Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện diễn ra tương đối phong phú, đặc biệt là các loại hình hoạt động phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như khai thác cát, đất, đá xây dựng. Về sản lượng khai thác, chế biến của các loại khoáng sản theo giấy phép khai thác của UBND huyện trong các năm từ 2013 đến nay được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Sản lượng của một số loại khoáng sản trên địa bàn toàn huyện giai đoạn 2013 đến 2016

Loại khoáng sản 2013 2014 2015 2016

Đá xây dựng (m3) 127.644 167.386 157.199 282.814

Sét gạch ngói (m3) 17.000 23.645 28.038 39.568

Cát san lấp (m3) 322.375 413.785 515.998 583.680 Đất san lấp (m3) 247.202 279.844 377.177 387.985

Sắt (tấn) 14.795 15.365 0 0

Mangan (tấn) 1.536 3.000 0 0

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thạch Hà, năm 2017 Từ bảng 3.5 chúng tôi thấy rằng: Sản lượng khai thác của các loại hình khoáng sản trên địa bàn toàn huyện liên tục tăng trong giai đoạn 2013 đến năm 2016. Riêng về nhóm vật liệu xây dựng như đất, đá, cát,... sản lượng khai thác trên năm đạt cao nhất là hoạt động khai thác cát, năm 2016 đạt 583.680 m3, tiếp theo là đất san lấp đạt 387.985 m3, hoạt động khai thác sét gạch ngói có sản lượng khá thấp, do nguồn tài nguyên này ở địa phương tương đối hạn chế.

Đối với nhóm khoáng sản phục vụ cho ngành công nghiệp như sắt và mangan, sản lượng khai thác không ngừng tăng qua các năm, tuy nhiên hai loại khoáng sản này đã ngừng khai thác từ năm 2015 do nguồn khoáng sản đã hết (mangan) và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phải tạm dừng khai thác (sắt).

Khi so sánh quy mô khai thác khoáng sản của Thạch Hà với các địa phương trong tỉnh về một số hoạt động khai thác khoáng sản, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Quy mô khai thác khoáng sản của Thạch Hà so với các huyện khác trong tỉnh Hà Tĩnh

TT Tên huyện Đơn vị tính

Loại khoáng sản

Đá xây dựng Sét gạch ngói Cát sỏi xây dựng Đất san lấp

Số mỏ Diện

tích (ha)

Sản lượng (ngàn m3)

Số mỏ

Diện tích (ha)

Sản lượng (ngàn m3)

Số mỏ

Diện tích (ha)

Sản lượng (ngàn m3)

Số mỏ

Diện tích (ha)

Sản lượng (ngàn m3)

1 Hương Sơn mỏ 11 18 177 1 3 20 1 5 150 2 12 73

2 Vũ Quang mỏ 1 5 20 3 8 180 3 6 133

3 Đức Thọ mỏ 1 2 100 6 20 199

4 Nghi Xuân mỏ 15 63 282 1 5 20 6 33 255

5 Hồng Lĩnh mỏ 27 70 830

6 Can Lộc mỏ 9 20 191 1 6 24 3 11 185

7 Lộc Hà mỏ 3 13 83 2 7 103

8 Hương Khê mỏ 3 5 115 4 32 99 1 2 50 1 5 80

9 Thạch Hà mỏ 3 27 365 2 13,4 35 2 15 520 9 61 447

10 Cẩm Xuyên mỏ 4 17 120 1 5 30 1 3 30 5 27 257

11 Kỳ Anh mỏ 55 319 1.521 1 7 33 10 116 915

Cộng: 131 557 3.704 11 71,4 261 9 35 1.030 57 308 2.647

Nguồn: Phòng Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, năm 2017

Trong 4 loại hình tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện đem so sánh, nhóm đất san lấp có số lượng mỏ tương đối lớn so với bình quân chung trên toàn tỉnh (chiếm 15,7%). Tiếp theo là nhóm cát xây dựng, mặc dù chỉ có 02 mỏ khai thác nhưng sản lượng khai thác chiếm gần 50% tổng sản lượng trên toàn tỉnh (có tổng số mỏ là 9). Số mỏ khai thác đá và sét của huyện Thạch Hà lần lượt là 3 và 2 mỏ với sản lượng bình quân chiếm 10 và 13% tổng sản lượng trên toàn tỉnh.

Một trong những chức năng quan trọng của hoạt động khai thác khoáng sản là đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương. Số liệu về tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Thạch Hà được trình bày chi tiết ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của các tổ chức cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản

Đơn vị tính: 1000 đồng

Loại hình hoạt động 2013 2014 2015 2016

Đá xây dựng 1.787.016,0 2.343.404,0 2.200.786,0 2.559.396,0 Sét gạch ngói 229.500,0 319.207,5 378.513,0 534.168,0 Cát xây dựng, cát san

lấp 3.546.125,0 4.551.635,0 5.675.978,0 6.420.480,0 Đất san lấp 1.977.616,0 2.238.752,0 3.017.416,0 3.103.880,0

Sắt 7.180.013,5 7.456.634,5 0,0 0,0

Mangan 1.362.124,8 2.660.400,0 0,0 0,0

TỔNG 16.082.395,3 19.570.003 11.272.693 12.617.924 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thạch Hà, năm 2017.

Từ số liệu ở bảng 3.7 chúng tôi thấy rằng: Ngân sách đóng góp từ hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện tương đối cao, trong đó năm 2013 là 16 tỉ và tăng lên 19 tỉ năm 2014. Tỉ trọng đóng góp từ hoạt động khai thác sắt chiếm tỉ lệ cao nhất (dao động từ 38 đến 44%), tiếp theo là hoạt động khai thác cát xây dựng, cát san lấp (chiếm tỉ trọng từ 20 đến 50% tỉ lệ đóng góp). Tỉ trọng đóng góp vào thu nhập của địa phương từ hoạt động khai thác sét phục vụ làm gạch ngói chiếm tỉ trọng bé nhất (dao động từ 1,4 đến 4,2%). Đối với họat động khai thác mangan và sắt do dừng khai thác từ năm 2015 nên không thực hiện đóng góp vào thu nhập của địa phương.

Thu nhập bình quân của các công nhân tham gia vào lĩnh vực khai thác khoáng sản ở địa phương được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Thu nhập bình quân/người ở các loại hình hoạt động khai thác khác nhau Đơn vị tính: đồng/người/tháng

Loại hình hoạt động 2013 2014 2015 2016

Đá xây dựng 5.562.000 5.677.000 5.802.000 6.233.000 Sét gạch ngói 4.783.000 4.898.000 5.023.000 6.154.000 Cát xây dựng 5.307.000 5.422.000 5.547.000 6.678.000 Đất san lấp 5.458.000 5.573.000 5.698.000 5.929.000

Sắt 6.482.000 6.597.000 6.722.000 6.167.000

Mangan 6.167.000 6.282.000 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, năm 2017.

Từ bảng số liệu 3.8 chúng tôi thấy rằng: thu nhập bình quân đầu người/tháng của các công nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản có xu hướng gia tăng. Năm 2013 thu nhập bình quân đạt 5,7 triệu đồng tăng lên 6,2 triệu đồng năm 2016, xấp xỉ và cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh (dao động từ 5 đến 6 triệu đồng).

Lĩnh vực có thu nhập thấp nhất là hoạt động khai thác sét (bình quân đạt 5,0 triệu đồng) và cao nhất là 6,7 triệu đồng (khai thác sắt).

3.3.3.2. Tác động xã hội của hoạt động khai thác khoáng sản

Quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, các doanh nghiệp đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, kết hợp đầu tư xây dựng, tu bổ đường giao thông, hệ thống điện phục vụ dự án khai thác mỏ, ưu tiên sử dụng lao động tại địa phương; ngoài ra các doanh nghiệp đã tích cực ủng hộ về vật chất và kinh phí để giúp các địa phương xây dựng trường học, nhà văn hoá, trạm y tế, xây dựng các công trình thuộc dự án nông thôn mới…

Bên cạnh đó, hoạt động khai thác khoáng sản đã góp phần tạo công ăn việc làm cho một số lượng người dân trong địa phương. Bảng 3.9 trình bày số lao động thường xuyên hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản của địa phương.

Bảng 3.9. Số lao động sử dụng trong các ngành khai thác khoáng sản

Đơn vị tính: người

Loại hình hoạt động 2013 2014 2015 2016

Đá xây dựng 23 27 34 38

Sét gạch ngói 35 42 45 43

Cát xây dựng 18 22 24 25

Đất san lấp 36 37 39 21

Sắt 32 35 18 9

Mangan 18 21 0 0

Tổng 172 184 160 136

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Thạch Hà, năm 2017 Từ bảng 3.9 chúng tôi thấy rằng: hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện đã tạo công ăn việc làm cho bình quân 202 người trong giai đoạn 2013 đến năm 2016. Lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực khai thác khoáng sản có xu hướng giảm từ năm 2013 (172 người) còn 136 người (năm 2016). Từ năm 2015, 2016 có biến động giảm do một số lượng lao động trong lĩnh vực khai thác mangan và sắt bị mất việc làm do ngừng hoạt động. Lĩnh vực đóng góp nhiều lao động nhất là hoạt động khai thác sét làm gạch ngói (bình quân đạt 41 người). Hoạt động khai thác cát, sỏi giải quyết cho bình quân 22 người (chiếm tỉ trọng ít nhất).

3.3.3.3. Tác động môi trường của quá trình khai thác khoáng sản

Trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn huyện, các đơn vị hoạt động khoáng sản đã có bản cam kết bảo vệ môi trường và đã được UBND huyện cấp giấy xác nhận hoặc Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt. Quá trình hoạt động, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức bảo vệ môi sinh, môi trường như trồng cây xanh xung quanh khu vực mỏ, nhà điều hành và nhà ở công nhân; tại khu vực chế biến đã lắp đặt hệ thống phun sương hoặc dùng biện pháp tưới nước nhằm giảm độ bụi; niêm yết công khai các nội dung về bảo vệ môi trường; áp dụng phương pháp, công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, giảm thiểu khói bụi gây độc hại trong khai thác, chế biến và vận chuyển khoáng sản; xây dựng hồ chứa, bể lắng, bể lọc chất thải trong khai thác, chế biến theo tiêu chuẩn quy định; nghiêm túc thực hiện việc quan trắc định kỳ về môi trường, nộp phí bảo vệ môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.

Số liệu về thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường từ các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn toàn huyện được trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường từ các hoạt động khai thác khoáng sản

Đơn vị tính: 1000 đồng

Loại hình hoạt động 2013 2014 2015 2016

Đá xây dựng 689.549,7 904.241,2 849.209,7 863.942,6 Sét gạch ngói 88.556,4 123.171,5 146.055,5 142.092,0 Cát xây dựng 1.368.330,9 1.756.323,6 2.190.169,9 2.358.250,2

Đất san lấp 763.095,8 863.859,5 1.164.319,8 1.240.863,7

Sắt 2.770.526,9 2.877.265,7 0,0 0,0

Mangan 525.598,4 1.026.559,3 0,0 0,0

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Thạch Hà, năm 2017 Thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường từ các hoạt động khai thác khoáng sản dao động tùy thuộc vào sản lượng khai thác, số tiền đóng góp vào tổng thu của huyện và tác động của lĩnh vực đó đến môi trường có nghiêm trọng hay không. Trong các hoạt động sản xuất thì khai thác sắt có mức đóng góp cao nhất (dao động từ 2,7 đến 2,8 tỉ đồng), tiếp theo là cát xây dựng (dao động từ 1,3 đến 2,3 tỉ đồng). Hoạt động khai thác sét có tỉ lệ đóng phí thấp nhất.

Một trong những yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động khai thác khoáng sản là phải thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường sau khai thác. Do đặc thù của hoạt động khai thác khoáng sản là tác động trực tiếp và sâu sắc lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Bên cạnh đó hoạt động khai thác khoáng sản như việc hút cát sỏi ở sông, khai thác đất, đá ....thường gây ra các sự cố về môi trường như sạt lở bờ sông, sạt lở núi, bụi, tiếng ồn ... Số tiền ký quỹ, vì vậy một mặt khuyến khích các doanh nghiệp khai thác khoáng sản chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường. Thuế/phí môi trường kết hợp với số tiền ký quỹ thường được sử dụng để khắc phục các sự cố về môi trường xảy ra trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Số liệu về số tiền ký quỹ được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Số tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Loại hình hoạt động 2013 2014 2015 2016

Đá xây dựng 233.339,1 305.989,3 387.367,0 434.192,4 Sét gạch ngói 89.966,9 141.680,4 179.424,2 369.748,8 Cát xây dựng 463.034,3 594.328,5 441.139,3 638.352,4 Đất san lấp 258.226,7 292.324,4 393.998,3 405.288,3

Sắt 1.937.528,3 1.973.648,0 0,0 0,0

Mangan 177.859,1 347.381,0 0,0 0,0

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Thạch Hà, năm 2017.

Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các mỏ khai thác khoáng sản đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhất là ô nhiễm môi trường đất và chất thải rắn, ô nhiễm tiếng ồn:

Việc đưa vào khai thác mỏ sắt Thạch Khê làm ảnh hưởng đến môi trường không khí, nước, đất (thay đổi thành phần của đất, nồng độ pH) và quá trình nitrit hóa... ảnh hưởng đến hệ sinh vật có lợi trong đất, thảm thực vật bị phá hủy, đất có thể bị xói mòn. Tuy nhiên do điều kiện nghiên cứu có hạn cả về thời gian và tiềm lực tài chính, chúng tôi không đi sâu và phân tích các tính chất hóa lý của các thành phần môi trường mà chỉ đánh giá hiện trạng môi trường do quá trình điều tra thực địa và phỏng vấn người dân.

Khi tiến hành đánh giá tác động của khai thác khoáng sản đến hiện trạng đất, hệ sinh thái và tình hình quản lý chất thải rắn, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Khảo sát tình trạng phục hồi đất sau khai thác khoáng sản Loại hình hoạt động Tỷ lệ hoàn thổ1 Thảm thực vật2 Tình hình đổ thải3

Đá xây dựng 37 15 0

Sét gạch ngói 82 17 0

Cát xây dựng 77 0 0

Đất san lấp 90 10 0

Sắt 13 0 25

Mangan 18 0 0

Ghi chú: 1) Được đánh giá trên thang điểm 100 (0: Không hoàn thổ và 100 điểm là hoàn thổ hoàn toàn), 2)Được đánh giá trên thang điểm 100 (0: bị cào sạch trắng, không còn thảm thực vật và 100 điểm là còn nguyên thảm thực vật), 3) Được đánh giá trên thang điểm 100 (0: rác thải không được xử lý và 100 điểm là rác được xử lý).

Nguồn: Điều tra thực tế, năm 2017.

Từ bảng 3.12 chúng tôi nhận thấy rằng: Ngoại trừ sản xuất và khai thác sắt là có chú ý đến vấn đề xử lý chất thải rắn (mặc dù còn đơn giản), còn lại các hoạt động khai thác khoáng sản khác đều không thực hiện việc xử lý này. Tỉ lệ hoàn thổ đất mặc dù dao động từ 13 đến 90%, tuy nhiên thảm thực vật trên các vùng đất khai thác xong này phát triển rất thấp, một số nơi cây trồng không phát triển được do khu vực khai thác xong còn để lại các chỏm đá, nền đất rất cứng, mặt khác tỷ lệ trồng cây không đảm bảo theo quy định; đối với khu vực khai thác sét gạch ngói, cơ bản sau khai thác các đơn vị cải tạo thành ao, hồ để nuôi trồng thuỷ sản, việc hoàn thổ chủ yếu là trồng ít cây xanh xung quanh khu vực ao, hồ để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, một số đơn vị khai thác xong không thực hiện việc hoàn trả môi trường, một số đơn vị khai thác khoáng sản trái phép nên việc phục hồi môi trường sau khai thác càng khó để thực hiện. Vì lợi ích trước mắt, các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến vấn đề lợi tức mà không chú ý đến vấn đề môi trường. Do vậy trong giai đoạn từ 2013 đến 2016 đã có một số doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoặc xử phạt vi phạm hành chính vì không thực hiện các biện pháp để bảo vệ môi trường.

Khi tiến hành nghiên cứu đánh giá của người dân về chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn tại các mỏ khai thác khoáng sản, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.13 và 3.14.

Bảng 3.13. Đánh giá của người dân về chất lượng môi trường không khí ở các mỏ khai thác Đơn vị tính: % Loại hình hoạt

động

Không ô nhiễm

Ô nhiễm trung bình

Rất ô nhiễm

Cực kỳ ô nhiễm

Đá xây dựng 0,0 0,0 41,7 58,3

Sét gạch ngói 0,0 5,0 53,3 41,7

Cát xây dựng 0,0 20,0 41,7 38,3

Đất san lấp 0,0 25,0 51,7 23,3

Sắt 0,0 0,0 41,7 58,3

Mangan 0,0 0,0 55,0 45,0

Nguồn: Điều tra thực tế, năm 2017.

Bảng 3.14. Tình hình ô nhiễm tiếng ồn tại các mỏ khai thác khoáng sản

Đơn vị tính: % Loại hình hoạt

động

Không ô nhiễm

Ô nhiễm trung bình

Rất ô nhiễm

Cực kỳ ô nhiễm

Đá xây dựng 0,0 0,0 35,0 65,0

Sét gạch ngói 0,0 8,3 53,3 38,3

Cát xây dựng 0,0 20,0 48,3 31,7

Đất san lấp 0,0 15,0 46,7 38,3

Sắt 0,0 0,0 36,7 63,3

Mangan 0,0 0,0 45,0 55,0

Nguồn: Điều tra thực tế, năm 2017.

Số liệu từ bảng 3.13 và 3.14 cho thấy: Mức độ ô nhiễm không khí và tiếng ồn tại các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn toàn huyện đều rất nghiêm trọng. Trong 60 phiếu điều tra thì tỷ lệ người dân đánh giá về ô nhiễm trung bình và không ô nhiễm rất thấp (dưới 25%) còn lại đều được đánh giá là chất lượng môi trường rất ô nhiễm và cực kỳ ô nhiễm.

3.3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

3.3.4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Chất lượng tham mưu trong công tác lập quy hoạch khoáng sản còn hạn chế, chưa dự báo sát nhu cầu sử dụng khoáng sản gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thiếu tính đồng bộ, bao quát và tầm nhìn dài hạn, chưa lồng ghép được các loại quy hoạch với nhau, dẫn tới quy hoạch bị chồng lấn nên phải điều chỉnh, bổ sung; một số quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch đô thị được lập nhưng không gắn với quy hoạch khoáng sản dẫn tới việc xử lý các mỏ được cấp gặp nhiều khó khăn.

Việc công bố quy hoạch, tổ chức bàn giao mốc và bản đồ quy hoạch khoáng sản, công bố khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản cho các khu vực trong huyện triển khai còn chậm.

Trước năm 2010, việc cấp phép tại một số điểm mỏ chưa bám sát Quy hoạch khoáng sản làm VLXD trên địa bàn đã được UBND tỉnh phê duyệt nên dẫn đến việc cấp phép một số mỏ ngoài diện tích quy hoạch. Việc cấp phép nhỏ lẻ, thời gian ngắn, không tính toán đến nhu cầu vật liệu trên địa bàn cũng như các vùng lân cận, gây khó khăn trong hoạt động của các doanh nghiệp.

Hoạt động khai thác khoáng sản (đất, cát, sét) trái phép còn diễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt là tình trạng khai thác cát trái phép trên các tuyến sông; một số bến bãi hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng không phép chưa được xử lý triệt để, làm thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường, an ninh trật tự trên địa bàn.

Công tác tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản triển khai chậm; số lượng các mỏ được tổ chức đấu giá ít. Việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo

Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ mặc dù đã được chỉ đạo triển khai quyết liệt, tuy nhiên kết quả thu còn chưa cao.

Việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu công tác đóng cửa mỏ tại các mỏ đã được phê duyệt thực hiện chưa tốt. Hiện nay, có nhiều mỏ đã hết hạn khai thác thuộc diện phải đóng cửa mỏ, nhưng chưa thực hiện hồ sơ thủ tục đóng cửa mỏ. Cụ thể: Chất lượng phê duyệt Đề án cải tạo, phục hồi môi trường của UBND huyện còn hạn chế, số tiền ký quỹ thấp, không đủ chi phí để thực hiện công tác đóng cửa mỏ;

Chưa tập trung đôn đốc các đơn vị ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản chưa được chính quyền triển khai; công tác kiểm tra chưa được thường xuyên; việc kiểm tra, xử lý các sai phạm chưa nghiêm, thiếu kiên quyết để các tổ chức, cá nhân vào khai thác khoáng sản trái phép, làm thất thu khoáng sản, ảnh hưởng môi trường và gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.

3.3.4.2. Đối với các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản

Quá trình khai thác, các đơn vị chưa chú trọng tuân thủ theo Thiết kế khai thác và yêu cầu kỹ thuật, an toàn khai thác mỏ. Chưa thực hiện đầy đủ việc báo cáo định kỳ về kết quả khai thác, chế biến và cập nhật bản đồ hiện trạng mỏ. Một số mỏ khai thác đá chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nổ mìn, không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về nổ mìn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống nhân dân xung quanh khu vực mỏ. Chưa thiết lập đầy đủ các biển báo, biển cảnh báo nguy hiểm theo quy định. Một số đơn vị hoàn thiện thủ tục hồ sơ thuê đất còn chậm, tiến hành khai thác khi chưa có hợp đồng thuê đất; sử dụng vượt diện tích đất cấp phép nhưng không khai báo số diện tích ngoài cấp phép để làm thủ tục thuê đất theo quy định.

Hầu hết các dự án chưa thực sự quan tâm đến việc lựa chọn công nghệ thân thiện với môi trường khi khai thác, chế biến khoáng sản, quá trình khai thác, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm còn gây tác động xấu đến môi trường. Chưa thực hiện đầy đủ các nội dung trong Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được xác nhận, phê duyệt; chưa xây dựng hoàn thành hệ thống kè, mương, rãnh, hố thu gom, xử lý nước bề mặt; hệ thống phun sương giảm bụi chưa bảo đảm hiệu quả; tỷ lệ trồng cây xanh xung quanh khu vực khai thác, đường vận chuyển, khuôn viên văn phòng còn thấp; không bố trí phương tiện tưới nước trên tuyến đường vận chuyển; không làm đường chuyên dùng phục vụ việc khai thác mà sử dụng chung với đường dân sinh, ảnh hưởng đến môi trường và mất an toàn giao thông. Việc thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường định kỳ không đầy đủ. Sau khi hoàn thành việc khai thác mỏ, một số đơn vị chưa có ý thức lập hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án chưa tập trung thực hiện công tác đóng cửa mỏ, hoàn trả môi trường, hoặc nếu có thực hiện việc phục hồi môi trường theo hình thức chống chế (làm cho có) với cơ quan nhà nước. Việc đầu tư thiết bị chế

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyệnthạch hà, tỉnh hà tỉnh (Trang 77 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)