Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn cây cổ thụ trong hệ thống cây xanh đô thị tại hai quận sơn trà và ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Hệ thống cây xanh cổ thụ là tài sản vô giá, không chỉ là nét đẹp của cảnh quan môi trường, cảnh quan thiên nhiên, chứng tích cho lịch sử. Vì vậy, trên thế giới có một số cây cổ thụ đã gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước như cây Bách "El arbol" tại quảng trường của thành phố Tule ở Mêhicô có tuổi thọ trên 2.000 năm tuổi với chu vi gốc đạt 58m, cây Moabi trong rừng già châu Phi có tuổi thọ đến 2.500 năm, quần thể cây Thông trong sa mạc White Mountains ở California có tuổi thọ hơn 4.000 năm tuổi, đặc biệt cây già nhất thế giới là cây "Mathusalem" có tuổi đời 4.771 tuổi.

Nhưng hiện nay, số lượng cây cổ thụ đang giảm dần nên trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, một báo cáo được thực hiện bởi ba nhà sinh thái học hàng đầu thế giới được công bố trên tạp chí Khoa học (Science) cảnh báo về sự gia tăng đáng báo động về tỉ lệ chết của các cây cổ thụ có tuổi từ 100-300 năm trong nhiều khu rừng của thế giới, các khu rừng, các hoang mạc, các khu vực nông nghiệp và thậm chí trong cả các thành phố. Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư David Lindenmayer của Trung tâm Excellence for Environmental Decisions (CEED) và Đại học Quốc gia Úc (Australian National University) cho biết."Đó là một vấn đề trên toàn thế giới và đang xảy ra trong hầu hết các kiểu rừng" [David B. Lindenmayer, William F. Laurance, and Jerry F. Franklin. Global Decline in Large Old Trees. Science, 2012; 338 (6112):

1305-1306 ].

Theo David Lindenmayer và các đồng nghiệp, giáo sư Bill Laurance của Đại học James Cook, Australia, và giáo sư Jerry Franklin của đại học Washington, Hoa Kỳ, nói trong bản báo cáo khoa học của họ :"Các cây cổ thụ lớn là rất quan trọng trong nhiều môi trường tự nhiên và các môi trường do con người thống trị. Các nghiên cứu về các hệ sinh thái trên toàn thế giới cho thấy quần thể những cây cổ thụ này đang suy giảm nhanh chóng", do vậy "Nghiên cứu là cần thiết để xác định nguyên nhân gây ra sự biến mất nhanh chóng của các cây cổ thụ lớn và và đưa ra các chiến lược quản lý để cải thiện tình hình. Thiếu những thay đổi về chính sách, các cây cổ thụ to lớn sẽ giảm hoặc biến mất trong rất nhiều hệ sinh thái, dẫn đến sự suy giảm chức năng hệ sinh thái và khu hệ sinh vật liên quan của chúng" [David B. Lindenmayer, William F.

Laurance, and Jerry F. Franklin. Global Decline in Large Old Trees. Science, 2012;

338 (6112): 1305-1306].

Giáo sư Lindenmayer cho biết họ lần đầu tiên báo về sự mất mát của các cây cổ

thụ trong khi kiểm tra các số liệu về rừng của Thụy Điển quay ngược lại đến những năm 1860. Sau đó, một nghiên cứu 30 năm về rừng Mountain Ash (Eucalyptus regnans) ở Úc đã xác nhận rằng không chỉ các cây cổ thụ đang chết hàng loạt trong các vụ cháy rừng, mà còn tồi tệ gấp mười lần tỷ lệ bình thường trong năm không xảy ra cháy - rõ ràng là do hạn hán, nhiệt độ cao, khai thác gỗ và các nguyên nhân khác.

Xem xét trên toàn thế giới, các nhà khoa học tìm thấy xu hướng tương tự ở tất cả các vĩ độ, Vườn quốc gia Yosemite của California, trên các hoang mạc châu Phi, trong rừng nhiệt đới của Brazil, khu rừng ôn đới của châu Âu và các khu rừng phương Bắc xa về phía Bắc. Sự suy giảm các cây có kích thước lớn cũng đã được tuyên bố tại các khu vực nông nghiệp và thậm chí cả các thành phố, nơi mà người dân thực hiện các nỗ lực để bảo tồn chúng.

Giáo sư Bill Laurance của Đại học James Cook đã nói: "Đó là một xu hướng rất đáng lo ngại. Chúng ta đang nói về sự biến mất của các sinh vật sống có kích thước lớn nhất hành tinh, các thực vật có hoa lớn nhất hành tinh, của các sinh vật đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và làm phong phú thêm thế giới của chúng ta". Cây cổ thụ lớn đóng vai trò quan trọng sinh thái cung cấp nơi làm tổ hoặc các chỗ trú ẩn cho khoảng 30% các loài chim và động vật trong một số hệ sinh thái. Chúng lưu trữ một lượng lớn carbon. Chúng tái tạo các chất dinh dưỡng trong đất, tạo ra môi trường sống phong phú và ảnh hưởng đến dòng chảy của nước trong cảnh quan và vi khí hậu.

Và theo ông Bill Laurance "Trong các khu vực nông nghiệp, các cây cổ thụ lớn có thể là đầu mối cho việc phục hồi thảm thực vật, chúng giúp kết nối các cảnh quan bằng cách hoạt động như các bậc đá cho nhiều loài động vật phân tán hạt giống và

phấn hoa".

Sự suy giảm đáng báo động số lượng các cây cổ thụ trong nhiều kiểu rừng xuất hiện được thúc đẩy bởi một sự kết hợp của các lực lượng, bao gồm cả chặt phá làm quang đất đai, hoạt động nông nghiệp, những thay đổi nhân tạo trong chế độ lửa, khai thác gỗ và thu thập gỗ, côn trùng tấn công và các biến đổi khí hậu nhanh, giáo sư Jerry Franklin cho biết.

Các nhà nghiên cứu so sánh sự thiệt hại các cây cổ thụ toàn cầu với các bi kịch đã xảy đến với các loài động vật có vú lớn nhất trên thế giới như Voi, Tê giác, Hổ và Cá voi, cảnh báo rằng hầu như không nơi nào thực hiện các chương trình đối thoại có các khung thời gian các thế kỷ trước, điều này là cần thiết để đảm bảo sự tồn tại của các cây cổ thụ.

Các nhà khoa học kêu gọi một cuộc điều tra khẩn cấp trên toàn thế giới để đánh giá mức độ mất mát các cây có kích thước lớn, và để xác định các khu vực nơi mà các cây gỗ lớn có cơ hội sống sót tốt hơn.

Bài báo của họ "Sự suy giảm nhanh chóng các cây cổ thụ lớn trên toàn thế giới”

("Rapid Worldwide Declines of Large Old Trees) của David B. Lindenmayer, William F. Laurance và Jerry F. Franklin xuất hiện trong chuyên mục Vấn đề ngày hôm nay của tạp chí Science.

1.2.2. Ở Việt Nam

Trong thiên nhiên trên hành tinh nói chung và Việt Nam nói riêng giới thực vật là một thành phần cơ bản tạo nên tính đa dạng sinh học vô cùng phong phú. Sự đa dạng của hệ thực vật không những về thành phần loài, cấu trúc, vùng phân bố địa lý mà còn có sự khác nhau về dạng sống và tuổi đời. Có những loài cây có tuổi đời rất ngắn chỉ một năm, một số năm nhưng cũng có các loài cây sống đến hàng trăm năm thậm chí hàng nghìn năm.

Ở Việt Nam, có cây Chò xanh (Terminalia myriocarpa) đã sống trên 1.000 năm đang hiện hữu ở khu rừng ẩm thường xanh mưa mùa nhiệt đới tại Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương - Ninh Bình; Cây Sa mu dầu (Cunninghamia konishii) trên 1.000 năm cao trên 50m trong khu rừng nguyên sinh ở Khe Bu tại VQG Pù Mát - Nghệ An;

Cây Dã hương (Cinnamomum camphora) ở Tiên Lục - Bắc Giang cũng trên 1.000 tuổi đang chống chọi với thiên nhiên và đứng vững trên vùng đất quan họ thật kỳ vĩ hoành tráng, đây là một trong hai cây Dã hương cổ nhất trên thế giói đã có tên trong từ điển Bách khoa của Pháp năm 1932.

Hệ thống cây xanh cổ thụ có vai trò hết sức to lớn trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường và kiến trúc cảnh quan. Với những ý nghĩa và vai trò đó nên ở Việt Nam đã tiến hành một số hội thảo, công trình nghiên cứu nhằm bảo tồn hệ thống cây xanh cổ thụ như ở Đà Nẵng đã có hội thảo về vấn đề chăm sóc cây cổ thụ, cây Di sản

Việt Nam. Ở khu di tích đền Trần - chùa Tháp, thành phố Nam Định, Ths. Trần Thị Lợi - Trung tâm sinh học bảo vệ đê đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn một số loài cây cổ thụ tại khu di tích lịch sử - văn hoá đền Trần - chùa Tháp thành phố Nam Định”; tại khu di tích Phủ Chủ tịch, thành phố Hà Nội, đã nghiên cứu “Giải pháp nhằm bảo tồn cây di tích tại Khu di tích Phủ Chủ tịch”; Hội Sinh vật cảnh Ninh Bình thực hiện đề án "Điều tra và đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn cây cổ thụ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình"; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đề xuất phương án bảo tồn và phát triển loài Trám đen cổ thụ tại xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang”

Do vậy, hệ thống cây xanh cổ thụ có vai trò hết sức to lớn trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường và kiến trúc cảnh quan, ngày nay vấn đề bảo tồn cây cổ thụ giữ vai trò bức thiết trong quá trình đô thị hóa ngày một phát triển mạnh mẽ tại các thành phố lớn, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn nét văn hóa tâm linh, là bảo tồn các chứng tích lịch sử, giữ gìn cảnh quan sinh thái - văn hóa và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của địa phương và đất nước.

Thành phố Đà Nẵng nói chung và các quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà nói riêng có tốc độ phát triển rất nhanh về cơ sở hạ tầng, cộng với những biến động của thời gian như chiến tranh, thiên tai, dịch hại và nhận thức con người trong bối cảnh kinh tế thị trường đã làm cho số lượng cây cổ thụ tại đây ngày càng suy giảm và có nguy cơ vắng bóng hoàn toàn nếu không có giải pháp quản lý bảo tồn hợp lý.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn cây cổ thụ trong hệ thống cây xanh đô thị tại hai quận sơn trà và ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)