CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo tồn cây
3.4.1. Giải pháp chính sách, pháp luật
Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy ở cấp địa phương: Bảo tồn cây cổ
thụ cần có những quy định pháp lý, cụ thể như gắn với Luật Đa dạng sinh học; Các quy định về công tác chăm sóc cây trồng đường phố được quy định cụ thể tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị, Thông tư số: 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Mỗi địa phương cần ban hành quy chế quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý. Cây cổ thụ không chỉ là di sản mà hơn thế còn là thực thể sông sinh động, có linh hồn, góp phần làm đẹp cho con người. Mỗi cây cổ thụ hội tụ nét đẹp văn hóa ngàn đòi, kết tinh thành bản sắc văn hóa dân tộc. Cây cũng như con người, có sinh, có tử nhưng việc bảo tồn cây cổ thụ là việc cần làm, cộng đồng cùng chung tay bảo tồn cây cổ thụ cho thế hệ mai sau.
Xây dựng chính sách khuyến khích hoạt động quản lý, bảo tồn (đầu tư, hỗ trợ, khen thưởng...): Gần đây nổi lên vấn đề cây xanh bị chặt hạ để nhường đất phát triển cầu, đường, dự án,…. Số lượng cây bị chặt lên đến cả trăm. Nếu không chấn chỉnh, xu hướng trên sẽ phá hoại mảng xanh vốn rất ít ỏi trong đô thị. Chấn chỉnh phải bắt đầu từ việc thay đổi tư duy lãnh đạo quản lý đô thị. Nhà quản lý có thể viện lý do dự án mở
đường, xây cầu... để phát triển đô thị, phát triển kinh tế, và việc chặt cây cổ thụ là đánh đổi cho một tương lai tốt hơn. Tuy nhiên, qua đó cho thấy trong tư duy của các cơ quan quản lý chưa bao giờ xem cây xanh là một thực thể có sức sống và linh hồn trong đô thị để tìm các giải pháp bảo vệ chúng bằng mọi giá ngay từ đầu dự án. Ít thấy dự án có nghiên cứu, phân tích, hiện trạng vị trí các cây cổ thụ một cách nghiêm túc trước khi cân nhắc chọn giải pháp thiết kế phù hợp. Cũng chưa thấy nhà đầu tư hay cơ quan quản lý đưa ra nhiều phương án thiết kế để trưng cầu ý kiến của người dân, tạo sự đồng thuận trong dư luận...Do vậy cần xây dựng các chính sách khuyến khích trong hoạt động quản lý, bảo tồn cây cổ thụ trên phạm vi toàn thành phố.
3.4.2. Giải pháp tổ chức quản lý
Việc bảo tồn giữ gìn tôn tạo cây cổ thụ, một tài sản vô giá không chỉ có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, cảnh quan, môi trường sinh thái mà phải trở thành tình cảm và trách nhiệm của mỗi chúng ta vì bảo vệ nuôi dưỡng cây cổ thụ sẽ làm tăng vẻ đẹp phong cảnh là những nét chấm phá trong bức tranh phong cảnh đất nước, là tư liệu quy để nghiên cứu lịch sử tự nhiên, qua đó có thể tìm hiểu tình hình khí hậu, và những biến thiên khí hậu trong quá khứ. Cây cổ thụ còn có ý nghĩa đặc biệt trong nghiên cứu sinh lí cây thân gỗ qua từng năm của chúng để nghiên cứu quá trình sinh trưởng phát triển, già cỗi và tử vong của chúng.
Để bảo vệ lâu dài những cây đã được xác định trên bản đồ sau khi UBND tỉnh ra quyết đinh công nhận là "Cây cổ thụ quý hiếm được xếp loại bảo tồn", xây dưng quy chế bảo tồn cây cổ thụ, các ngành, các cấp, các cơ sở cần tiến hành bảo vệ tôn tạo, trước mắt là những cây có nguy cơ xâm hại cần được xây bồn bao quanh gốc, tạo mặt thoáng, và bón phân chăm sóc, có biển ghi tên cây để bảo vệ, xây dựng quy ước trong nhân dân, không chặt cây, đẽo vỏ cây, trích một phần kinh phí địa phương để hỗ trợ cho việc chăm sóc bảo vệ cây
Bảo tồn cây xanh cổ thụ trên địa bàn Quận Ngũ Hành Sơn, Sơn trà cần phải xây dựng qui ước bảo vệ đối với từng cá thể cây cổ thụ, cây di sản cho từng địa phương, khu phố, tổ chức có liên quan.
Cây xanh cổ thụ có vị trí quan trọng trong hệ thống mảng xanh đô thị; để đảm bảo phát triển bền vững với phí tổn thấp, các giải pháp kỹ thuật liên quan đến việc chăm sóc, quản lý, duy trì cây trồng cũng rất cần thiết.
Phải đưa tất cả các cây cổ thụ hiện có trên toàn địa bàn Thành phố vào danh mục quản lý, bảo tồn đồng thời phân cấp rõ nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng để cùng phối hợp quản lý một cách chặt chẽ cụ thể như sau:
- Về phía UBND Quận, phường, xã: Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ các cây cổ
thị trên địa bàn, không để người dân trong khu vực tự ý chặt phá, che chắn và treo các bản hiệu làm ảnh hưởng đến cảnh quan cũng như sự sinh trưởng phát triển của cây.
- Phòng Quản lý Đô thị Đà nẵng: Là cơ quan quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm trong việc quản lý toàn bộ cây cổ thụ, thẩm tra các phương án và kế hoạch chặt tỉa cây hằng năm, đồng thời giám sát các công trình xây dựng dân dụng, công cộng làm ảnh hưởng đến cây cổ thụ.
- Công ty Công viên – Cây xanh: Chịu trách nhiệm kiểm tra, chăm sóc và phát hiện kịp thời các tác nhân gây hại làm ảnh hưởng đến cây cổ thụ. Định kỳ hằng năm có kế hoạch, phương án chặt tỉa trình các cơ quan chức năng liên quan của Thành phố thẩm định trước mùa mưa bão nhằm tránh việc các cây bị gãy đổ.
- Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Đà nẵng: Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy cây cổ thụ
Cây xanh cổ thụ phải được quản lý một cách có hệ thống; mỗi cây phải được kiểm kê, đánh số thứ tự và có hồ sơ lưu trữ với các biện pháp kỹ thuật đi kèm, trong đó ghi rõ tên cây, chủng loại, vị trí, các biện pháp chăm sóc cho từng thời kỳ như làm khung rào bảo vệ, tỉa cành, tạo tán, bón phân, phòng trừ sâu, bệnh hại,... phù hợp với đặc điểm sinh học của từng cá thể loài cây cổ thụ. Như thế, cây cổ thụ sẽ giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng già cỗi, bọng ruột… Tỉa cành, tạo tán định kỳ, kết hợp với việc theo dõi tình trạng diễn biến của cây đối với những cây nằm trên các tuyến đường, cây sát nhà dân
đối với những cây cổ thụ là những cây già cỗi, giúp giải quyết phần nào tình trạng không an toàn do cây xanh gây nên trong mùa mưa bão như ngả đổ, gãy cành,… . Tỉa cành cần chú ý đến yếu tố cảnh quan và bảo vệ môi trường của cây xanh để có biện pháp phù hợp. Tỉa cành, là để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do cành đổ gãy.
Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, đội ngũ công nhân lành nghề về chăm sóc cây xanh ở trong và ngoài nước. Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, cần nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác quản lý phải có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật sâu, rộng về lĩnh vực chăm sóc, bảo tồn. Đối với đội ngũ làm việc trực tiếp cần nâng cao trình độ chuyên môn về các loại hình cây xanh đường phố, kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa và tạo cảnh bằng các lớp tập huấn và chuyển giao công nghệ.
Cập nhật và khai thác có hiệu quả phần mềm quản lý cây xanh đường phố trong công tác quản lý cây xanh đô thị. Cơ sở dữ liệu về quản lý cây cổ thụ cần hoàn thiện và đảm bảo độ chính xác hơn; Khảo sát và thành lập thư viện tư liệu về điều kiện địa chất, thổ nhưỡng của từng khu vực trên địa bàn Quận để làm cơ sở cho việc quản lý, chăm sóc. Hiện vẫn có nhiều cây có thông tin về tên tuổi, chiều cao và đường kính không chính xác; Mặt khác, một số cây không phải cây xanh đường phố và do người dân tự trồng cũng cần được quản lý, chăm sóc.
Cây cổ thụ không chỉ là di sản mà hơn thế còn là thực thể sống sinh động, có linh hồn, góp phần làm đẹp cho đời sống con người. Mỗi cây cổ thụ hội tụ nét đẹp văn hóa, kết tinh thành bản sắc Việt Nam. Cây cũng như con người, có sinh, có tử nhưng việc bảo tồn cây cổ thụ là việc cần làm và cần sự chung sức của cộng đồng để gìn giữ cho thế hệ mai sau. Do vậy cần làm tốt công tác vinh danh cây Di sản nếu những cây cổ
thụ hội tụ đủ điều kiện xét cây Di sản.
Nghiêm cấm các hộ dân sử dụng không đúng mục đích, chặt phá cây, lấn chiếm làm xâm hại đến cá thể cây cổ thụ. Cần thường xuyên kiểm tra, xử lý và loại bỏ các biển quảng cáo được treo và đóng trên thân cây, cũng như các dây điện chằng chịt trên thân cây ở các tuyến phố.
Cần có sự phối hợp và đồng quản lý giữa các Sở, ban, ngành có liên quan (Sở
TN-MT, Sở XD, UBND quận, cá nhân, tổ chức có liên quan) trong công tác bảo tồn cây cổ thụ, bảo vệ, chăm sóc, ngăn chặn sự xâm hại đến cây cổ thụ. Cần giải quyết tốt các vấn đề như cáp viễn thông, điện lực, thoát nước làm giảm ảnh hưởng của đường dây điện, dây viễn thông, hệ thống cống thoát nước đến sinh trường và phát triển của cây xanh cổ thụ nằm trên các tuyến đường, cần được quy hoạch lại hệ thống đường dây điện, dây viễn thông, hệ thống thoát nước.
Hoạt động sơ kết, tổng kết về kết quả bảo tồn cây cổ thụ cần được báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm, và trình UBND thành phố.
3.4.3. Giải pháp truyền thông: tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về cảnh quan, môi trường, pháp luật và quảng bá hình ảnh cây cổ thụ, cây di sản
Chúng ta thường mong ước và rèn luyện, giữ gìn để sống được trăm tuổi, còn các cây cổ thụ thường đã sống được hàng trăm năm, thậm trí hàng ngàn năm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, của thời gian và môi trường sống đầy khắc nghiệt. Việc bảo tồn giữ gìn tôn tạo cây cổ thụ, một tài sản vô giá không chỉ có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, cảnh quan,môi trường sinh thia mà phải trở thành tình cảm và trách nhiệm của mỗi chúng ta vì bảo vệ nuôi dưỡng cây cổ thụ sẽ làm tăng vẻ đẹp phong cảnh là những nét chấm phá trong bức tranh phong cảnh quê hương, đất nước, là tư liệu quy để nghiên cứu lịch sử tự nhiên, qua đó có thể tìm hiểu tình hình khí hậu, và những biến thiên khí hậu trong quá khứ. Cây cổ thụ còn có ý nghĩa đặc biệt trong nghiên cứu sinh lí cây thân gỗ qua từng năm của chúng để nghiên cứu quá trình sinh trưởng phát triển, già cỗi và tử vong của chúng.
Bên cạnh đó cũng phải tuyên truyền sâu rộng cho người dân hiểu ý nghĩa, giá trị, vai trò của cây cổ thụ và sự cần thiết phải bảo tồn, tôn tạo những cây này, đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân, các nguồn tài trợ để đóng góp xây dựng quỹ bảo tồn, chăm sóc, bảo vệ và quản lý cây cổ thụ. Tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục truyền thống, du lịch tâm linh gắn với cây cổ thụ để một mặt phát huy vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố, mặt khác tạo ý thức quý trọng đối với loại cây cổ thụ này trong các tầng lớp
Để cây cổ thụ, Cây di sản được biết rộng rãi đến nhiều người dân trên địa bàn thành phố, du khách hơn, việc cần thiết nhất là cần phải nâng cao công tác tuyên truyền, quảng bá, làm phóng sự để đưa thông tin cây cổ thụ, cây di sản trở thành điểm sáng của địa phương. Cụ thể, như Cây Đa Sơn trà là cây di sản đến với nhiều du khách hơn, việc cần thiết nhất là cần phải nâng cao công tác tuyên truyền, quảng bá, làm phóng sự …. Có chính sách ưu đãi cụ thể, trực tiếp cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ
chức thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ, tuyên truyền, quảng bá cây xanh cổ thụ (trên mức cơ bản) để khuyến khích nhân rộng ra toàn dân trong công tác bảo tồn cây cổ thụ, cây di sản.
3.4.4. Giải pháp khoa học và công nghệ
❖ Điều tra thực địa cây cổ thụ
- Điều tra, phát hiện cá thể: Trong khi điều tra tại thực địa nếu phát hiện đối tượng, sử dụng thiết bị GPS cầm tay để xác định tọa độ, vị trí phân bố của từng cá thể cây cổ thụ.
- Đánh số thứ tự cho từng cá thể để thống kê số lượng cá thể và tạo thuận lợi cho công tác bảo tồn sau này.
- Đánh giá tình trạng sinh trưởng, phát triển của từng cá thể phục vụ cho việc bảo vệ và chăm sóc:
• Tiến hành đo đạc, xác định các nhân tố điều tra của từng cá thể như: đường kính, chiều cao, chu vi thân, số cành chính
• Đặc điểm vật hậu, đặc điểm để nhận biết so với các yếu tố địa hình, địa vật xung quanh;
• Đánh giá tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại;
• Đánh giá tác động của tự nhiên, các yếu tố bất lợi như sự cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng giữa các cá thể thông qua các chỉ tiêu như khoảng cách cây, độ giao tán lá, độ xen rễ cây....; đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố cực đoan như mưa, gió, bão, sạt lở đất....tác động tới đời sống của cây....
• Đánh giá tác động và ảnh hưởng của con người (nếu có)... ....
- Trên cơ sở thực trạng, phân loại tình trạng cây:
• Ở mức rất nguy cấp (những cây có thân, gốc có vết mục rỗng >=1/3 đường kính thân, gốc và có thể bị cụt ngọn, thân nghiêng. Sâu bệnh hại nặng, nhiều rễ nổi);
• Ở mức nguy cấp (những cây có thân, gốc bị mục rỗng <1/3 đường kính thân, gốc, và thân có thể bị nghiêng. Sâu bệnh hại, nhiều rễ nổi);
• Ở mức ít nguy cấp (những cây có thể có các vết mục rỗng thân, gốc và sâu bệnh hại ít, không đáng kể) và ở mức không có khả năng tự phục hồi (cây đổ, chết đứng, hay gốc chặt).
- Đề xuất biện pháp bảo tồn cho cá thể: Đóng biển, tuần tra canh gác, chống đổ
cho cây bằng cột chống, cáp kéo, chặt tỉa các cành, dây và cây đã và đang cạnh tranh không gian dinh dưỡng của cây, đổ đất lấp rễ nổi, bổ sung đất thành ụ để gia cường giữ thân cây, hay xây kè chắn sạt lở....
- Lập phiếu điều tra cho các cá thể
- Với những cá thể đã được đánh số, tiến hành đánh giá thực trạng bổ sung, định kỳ theo mẫu phiếu điều tra.
❖ Lập hồ sơ bảo tồn Cây cổ thụ.
- Xác định vị trí từng cá thể trên bản đồ, chuyển số liệu thu thập được từ thiết bị GPS cầm tay sang bản đồ địa hình hệ VN 2000 cho từng cá thể cây cổ thụ.
- Biên tập bản đồ phân bố cây cổ thụ: Ngoài quy định chung về đo đạc bản đồ thì nội dung chính của bản đồ thể hiện chính xác tọa độ của từng cá thể nhằm phục vụ
hiệu quả cho công tác theo dõi, tuần tra, canh gác hoặc phải thực hiện giải pháp tác động đặc thù.
- Lập bảng tổng hợp các nhân tố điều tra cùng các giải pháp đã đề xuất cho từng đối tượng.
- Viết thuyết minh.
- Nhân bản để lưu trữ hồ sơ bảo tồn, giao cho người thực thi nhiệm vụ để tiếp tục theo dõi ghi chép phát sinh trong quá trình bảo tồn.
❖ Tuyên truyền, tập huấn
- Xây dựng nội quy, quy ước bảo tồn cây cổ thụ.
- Thông báo bằng các hình thức: Thông tin đại chúng, trên bảng tin, tờ rơi, tờ gấp... về giá trị, nội dung bảo tồn, những quy định, những hành động xâm hại đến cây cổ thụ và các biện pháp xử lý.
- Tập huấn kỹ thuật nghiệp vụ bảo tồn cây cổ thụ.
❖ Gắn biển cho từng cá thể cây cổ thụ
- Vật liệu: có thể sử dụng các loại vật liệu bền với tác động của mưa, nắng như Composit, Tôn, Gỗ...
- Kích thước: 25x40cm.
- Nội dung: ghi tóm tắt thông tin của cá thể.
Cây cổ thụ……..
(Tên Khoa học) Cây số: (…..) Tọa độ:
X: ..., Y: ...
❖ Tuần tra canh gác
- Tổ chức tuần tra theo định kỳ: tùy theo đặc điểm cụ thể của từng cá thể về mức độ, nguy cơ bị xâm hại, tình trạng nguy cấp, người được phân công nhiệm vụ xác định thời gian cần thiết phải tuần tra, theo dõi cho từng cá thể được bảo tồn.
- Nội dung tuần tra, theo dõi:
• Kiểm tra sự tồn tại của các cá thể;
• Ghi chép các biểu hiện ảnh hưởng đến bảo tồn cá thể cây cổ thụ: Sâu bệnh, tác động của tự nhiên và nhân tạo, vật hậu ... ;