CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá thực trạng và năng lực quản lý hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Đà nẵng địa bàn Thành phố Đà nẵng
3.2.1. Đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng 3.2.1.1. Các văn bản pháp lý, chủ trương, chính sách có liên quan
Hệ thống các văn bản pháp luật về tổ chức, quản lý cây xanh đường phố được áp dụng tại thành phố Đà Nẵng
Hiện nay, trong quá trình quản lý, duy trì cây xanh đường phố nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đã áp dụng và cụ thể hóa các văn bản của Trung ương, của tỉnh về các quy phạm kỹ thuật trong quản lý, duy trì cây xanh đường phố, có thể điểm qua một số văn bản chính như sau:
• Chỉ thị 45-TTg năm 1974 Về công tác trồng cây xanh ở các đô thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
• Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị
Theo Nghị định này có 2 điểm chính liên quan đến chọn loài cây xanh trồng trên đường phố là:
- Cây xanh sử dụng công cộng đô thị là các loại cây xanh được trồng trên đường phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị.
- Loài cây được chọn phải phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của quy hoạch đô thị và phát triển đô thị; phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, tính chất, chức năng, truyền thống, văn hóa và bản sắc của đô thị; kết hợp hài hòa với không gian mặt nước, cảnh quan và môi trường; đáp ứng các yêu cầu về quản lý và sử dụng.
• Quyết định số 01/2006/QĐ-BXD ngày 05/01/2006 của Bộ Xây dựng ban hành TCXDVN 362:2005 về Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - tiêu chuẩn thiết kế. Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu về cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị như sau:
- Cây xanh đường phố: Thường bao gồm dải cây xanh ven đường đi bộ (vỉa hè), dải cây xanh trang trí, dải cây xanh ngăn cách giữa các đường, hướng giao thông,…
- Khi thiết kế công viên, vườn hoa phải lựa chọn loại cây trồng và giải pháp thích hợp nhằm tạo được bản sắc địa phương, dân tộc và hiện đại, không xa lạ với tập quán địa phương. Ngoài ra lựa chọn cây trồng trên các vườn hoa nhỏ phải đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển không ảnh hưởng đến tầm nhìn các phương tiện giao thông.
- Cây xanh sử dụng công cộng phải được gắn kết chung với các loại cây xanh sử dụng hạn chế, cây xanh chuyên môn và vành đai xanh ngoài đô thị (kể cả mặt nước) thành một hệ thống hoàn chỉnh, liên tục.
- Quy hoạch và trồng cây xanh công cộng không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, làm hư hại công trình kiến trúc, hạ tầng, kỹ thuật đô thị, không gây nguy hiểm tới người sử dụng và môi trường sống của cộng đồng.
- Cây xanh đường phố phải căn cứ phân cấp tầng bậc và tính chất các loại đường mà bố trí cây trồng:
• Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý
cây xanh đô thị
Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về “quản lý cây xanh đô thị”, theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật; nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng;
khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị.
Theo nghị định, cây xanh đường phố phải được trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển theo những quy định chủ yếu sau:
* Quy định chung về trồng, chăm sóc
- Việc trồng cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc trồng cây xanh đô thị phải bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn; cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.
- Việc chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân thủ quy trình kỹ thuật đồng thời phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình.
* Bảo vệ cây xanh đô thị
- Cây xanh đô thị phải được giữ gìn, bảo vệ và kiểm tra thường xuyên.
- Mọi tổ chức và cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh trong đô thị đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý để có biện pháp xử lý.
- Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý có trách nhiệm tổ chức bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm về cây xanh đô thị; tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh đô thị có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị có trách nhiệm bảo vệ cây xanh đô thị trên địa bàn được giao theo hợp đồng với cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp.
* Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
- Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
+ Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm.
+ Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn.
+ Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây bóng mát trên đường phố phải có giấy phép.
- Thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
+ Thời hạn để thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép.
+ Đối với việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án.
+ Trước khi triển khai việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện phải thông báo cho chính quyền địa phương.
+ Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trong các khu vực công cộng và trong các khuôn viên của tổ chức, cá nhân quản lý phải bảo đảm quy trình kỹ thuật, an toàn cho người và tài sản.
* Đối với cây xanh trên đường phố
- Cây bóng mát trồng trên đường phố phải đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật và khoảng cách cây trồng, chiều cao, đường kính cây.
- Việc lựa chọn các hình thức bố trí cây, loại cây trồng trên đường phố phải phù hợp với từng loại đường, đặc thù của mỗi đô thị và phải bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Tại các đảo giao thông việc bố trí các loại cây xanh phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn giao thông.
- Cây xanh được trồng dưới đường dây điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện theo quy định của pháp luật về điện lực;
- Trên các tuyến đường phố đô thị cây bóng mát phải được đánh số cây để lập hồ sơ quản lý cây và định kỳ kiểm tra theo quy trình kỹ thuật quy định;
- Trồng cây xanh không che khuất biển báo hiệu đường bộ và đèn tín hiệu giao thông.
* Nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị
- Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng.
- Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch; trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ quản lý cây xanh đô thị.
- Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
- Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình đường ống kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các công trình đường dây, cáp nổi tại
các đô thị có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết để giám sát thực hiện. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải tuân thủ theo Điều 14 của Nghị định này.
* Trách nhiệm của các bên liên quan:
➢ Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Thống nhất quản lý cây xanh các đô thị trên địa bàn tỉnh. Phân công trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.
- Ban hành hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.
- Căn cứ vào quy định, hướng dẫn của Chính phủ và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:
a) Tổ chức chỉ đạo việc lập và phê duyệt kế hoạch hàng năm, 5 năm về đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị;
b) Nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính và sử dụng đất để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý cây xanh đô thị, đầu tư và phát triển vườn ươm, công viên, vườn hoa;
c) Quy định về quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng có nguồn lợi thu được.
- Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.
➢ Trách nhiệm của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn.
- Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý cây xanh đô thị, lập kế hoạch hàng năm và 5 năm về đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
- Xác định danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
- Tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh và định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng.
• Thông tư số: 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị
- Giảm sự nguy hiểm và bảo tồn cây xanh
a) Xem xét, kiểm tra cây thường xuyên ít nhất một lần mỗi mùa trong năm;
b) Tránh trồng những cây rễ nổi dễ đổ và những cây ăn quả, cây có gai nhọn, mũ độc, cây có tán lớn nằm sát nhà dân và những cây giòn dễ gẫy trên đường phố có thể làm mất an toàn cho người, phương tiện và công trình;
c) Sử dụng đúng biện pháp cắt tỉa;
d) Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên phát hiện cây nguy hiểm để có biện pháp xử lý kịp thời. Hạn chế những rủi ro của cây nguy hiểm bằng cách loại bỏ cành chết, gẫy.
- Lập hồ sơ quản lý
a) Thống kê về số lượng, chất lượng, đánh số cây, lập hồ sơ cho từng tuyến phố, khu vực công cộng.
b) Đối với cây cổ thụ, cây cần bảo tồn ngoài việc thực hiện việc thống kê, phân loại, đánh số, cần phải treo biển tên và lập hồ sơ cho từng cây để phục vụ công tác bảo tồn, quản lý bảo đảm về mỹ thuật, an toàn khi chăm sóc.
- Bảo vệ cây xanh trong xây quá trình dựng
a) Khi thi công các công trình ngầm và trên mặt đất, đơn vị thi công có trách nhiệm bảo vệ hệ thống cây xanh đã có trong và xung quanh khu vực công trường.
Không được lấy thân cây làm chỗ tựa, đỡ để kéo sắt, thép, cấu kiện vật liệu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh tại khu vực thi công phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo hướng dẫn tại mục IV phần II Thông tư này.
b) Cây xanh giữ lại trong công trường xây dựng cần được bảo vệ bằng hàng rào tạm xung quanh cây để giữ cho ngọn, tán lá và cấu trúc cành cây không bị tiếp xúc với thiết bị, vật liệu và các hoạt động khác; bảo vệ rễ cây và điều kiện đất không bị thay đổi.
c) Phạm vi an toàn bảo vệ cây và rễ cây được xác định tối thiểu như sau: Bán kính vùng an toàn bảo vệ cây bằng 10 lần đường kính tại chiều cao tiêu chuẩn
Trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị:
- Ủy ban nhân dân tỉnh phải quản lý thống nhất cây xanh trên địa bàn tỉnh. Ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý cho chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên trách về quản lý cây xanh.
- Sở xây dựng và sở giao thông công chính phải tổ chức triển khai thực hiện việc phân cấp quản lý cây xanh trên địa bàn theo quy định của UBND cấp tỉnh.
- Chính quyền đô thị các cấp: Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn theo phân cấp của UBND cấp Tỉnh.
- Các tổ chức, cá nhân được giao quản lý cây xanh đô thị:
+ Thực hiện trồng, chăm sóc và quản lý hệ thống cây xanh đô thị theo hợp đồng đã ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cung cấp các dịch vụ có liên quan tới cây xanh đô thị cho xã hội.
+ Lập danh sách và tổ chức đánh số các loại cây xanh, cây cần bảo tồn trên đường phố, nơi công cộng. Hàng năm có nhiệm vụ lập báo cáo kiểm kê diện tích cây xanh và số lượng cây trồng. Thường xuyên kiểm tra, kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan về cây xanh.
+ Nghiên cứu đề xuất về chủng loại cây, hoa phù hợp quy hoạch xây dựng, với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và cảnh quan chung, tiếp thu lai tạo các loại cây, hoa đẹp ở các địa phương khác để áp dụng trên địa bàn được giao quản lý.
+ Phối hợp với các địa phương vận động thực hiện phong trào Nhà nước và nhân dân cùng chăm sóc, quản lý và phát triển hệ thống cây xanh công cộng.
Mặt khác thông tư cũng đã đưa ra bảng phân loại cây bóng mát và các yêu cầu kỹ thuật, được thể hiện ở bảng
Bảng 3.1: Bảng phân loại cây bóng mát và các yêu cầu kỹ thuật
TT Phân loại cây Chiều cao
Khoảng cách trồng
Khoảng cách tối thiểu đối với lề đường
Chiều rộng vỉa hè
1 Gỗ nhỏ 10m 4m - 8 m 0,6m 3m - 5 m
2 Gỗ trung bình 10m - 15m 8m - 12m 0,8m >5m
3 Gỗ lớn 15m 12m -15m 1m >5m
• Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND ngày 15/5/2012 của UBND thành phố Đà
Nẵng về việc ban hành Quy định một số nội dung cụ thể về quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Quyết định cụ thể hóa Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị và Thông tư số: 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005