Quá trình tổ chức thực hiện và tiến độ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện bồi thường, hổ trợ và tái định cư của một số dự án tại huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 54 - 64)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ TẠI 2 DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

3.2.1 Quá trình tổ chức thực hiện và tiến độ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Bước 1. Giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất: Việc xác định và thông báo thu hồi đất được căn cứ theo văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất của Sở Tài nguyên - Môi trường trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành thông báo thu hồi đất.

UBND huyện Nghĩa Hành có trách nhiệm chỉ đạo phổ biến rộng rãi chủ trương thu hồi đất, các quy định về thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất.

Bước 2. Khảo sát, lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

Chủ đầu tư chỉ đạo đơn vị tư vấn GPMB lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên cơ sở số liệu điều tra, khảo sát thực tế tại hiện trường. Phương án tổng thể được thẩm định và phê duyệt cùng với việc phê duyệt dự án đầu tư.

Bước 3. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Tổ chức làm nhiệm vụ GPMB tiến hành kiểm kê tại hiện trường, phối hợp với UBND cấp xã xác định nguồn gốc đất của các thửa đất thu hồi. Trên cơ sở quy định của nhà nước và bảng giá đất, tài sản trên đất do UBND tỉnh quy định tiến hành lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Niêm yết công khai phương án bồi thường cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng được biết và tiếp nhận các ý kiến về phương án, hoàn thiện phương án trình Phòng Tài nguyên - Môi trường thẩm định.

Bước 4. Thẩm định hồ sơ thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Phòng Tài nguyên - Môi trường chủ trì, phối hợp với các phòng ban liên quan như phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Quản lý đô thị, phòng Kinh tế... thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định.

Bước 5. Quyết định thu hồi đất đối với chủ sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư: Căn cứ thông báo thu hồi đất của UBND tỉnh, phương án bồi thường, hỗ trợ đã được phòng Tài nguyên - môi trường chủ trì thẩm định, UBND huyện Nghĩa Hành ra quyết định thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân.

Bước 6. Quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: UBND tỉnh sẽ thu hồi đất đối với đất của các tổ

chức, chuyển mục đích sử dụng trong phạm vi thực hiện dự án và giao đất cho đơn vị chủ đầu tư. Trên cơ sở quyết định giao đất của UBND tỉnh, UBND huyện Nghĩa Hành ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định.

Bước 7. Tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư: Sau khi có quyết định phê duyêt, tổ chức làm nhiệm vụ GPMB công khai quyết định phê duyệt và tiến hành chi trả tiền cho các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ.

Bước 8. Bàn giao đất: Trong thời hạn 20 ngày sau khi tổ chức GPMB chi trả tiền cho người bị thu hồi đất theo phương án đã được phê duyệt thì người bị thu hồi đất có trách nhiệm bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ GPMB.

Đánh giá về trình tự thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định của 02 dự án: Công tác GPMB được thực hiện trên cơ sở Nghị đinh số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, Nghị đinh số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ và các văn bản của UBND các cấp liên quan đến thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ. Quá trình thực hiện đơn vị Trung tâm Phát triển quỹ đất đã bám sát các quy định chính sách, pháp luật đất đai với tinh thần tính đúng, tính đủ cho nhân dân. Việc công khai, kết thúc công khai, tổ chức họp dân và xử lý các ý kiến của nhân dân được thực hiện theo đúng quy định. Công tác thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường được thực hiện chặt chẽ, khẩn trương có sự tham gia phối hợp của cơ quan có liên quan. Đối với công tác chi trả tiền và bàn giao mặt bằng, hội đồng luôn chủ động trong việc thực hiện chi trả tiền cho người dân theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, trình thủ thủ tục trong công tác mặt bằng còn kéo dài, quá trình lập phương án, kiểm kê áp giá vẫn còn có những sai sót nhất định, do đó khi thẩm định phải chỉnh sữa lại dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện, cũng như gây mất niềm tin của nhân dân, việc bố trí kinh phí GPMB đôi lúc còn chậm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB của các dự án.

3.2.1.2. Xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường

Đối tượng được hưởng bồi thường và tái định cư: Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi chung là người bị thu hồi đất) và có đủ điều kiện để được bồi thường đất, tài sản thì được bồi thường theo quy định; trường hợp sau khi bị thu hồi đất mà không còn chỗ ở nào khác thì được bố trí tái định cư.

Điều kiện để được bồi thường thiệt hại về đất:

Người bị Nhà nước thu hồi đất được bồi thường phải có một trong các điều kiện sau đây: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai;

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND cấp xã xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau: Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993, nay được UBND cấp xã xác nhận; Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng.

Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.

Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho việc chuyển nhượng không có nguồn từ ngân sách nhà nước; đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân.

Đối với thửa đất nông nghiệp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng thực tế các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định, không tranh chấp từ ngày công bố quy hoạch chung đến trước ngày 01/7/2004 được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi xác nhận trình Ủy ban nhân dân huyện, huyệnnơi có đất thu hồi xem xét công nhận thì được hỗ trợ bằng 100% theo giá trị bồi thường về đất (không bao gồm các khoản hỗ trợ).

Đối với các trường hợp thu hồi đất mà thửa đất đang tranh chấp hoặc người bị thu hồi đất không tham gia kiểm kê, không xác nhận vào biên bản kiểm kê thì Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản kiểm kê để làm cơ sở giải quyết các vấn đề liên quan sau này và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của số liệu đã đo đạc, kiểm kê để đưa vào phương án bồi thường, thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án.

Điều kiện để được bồi thường về tài sản trên đất: Chủ sử dụng tài sản là người có tài sản trên đất hợp pháp khi Nhà nước thu hồi mà bị thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại theo giá trị hiện có của tài sản; chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tuỳ từng trường hợp cụ thể được UBND cấp tỉnh xem xét bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản.

Những trường hợp không được bồi thường thiệt hại về đất, tài sản gắn liền với đất là những trường hợp không đủ một trong các điều kiện quy định nêu trên.

3.2.1.3. Sự phối hợp và trách nhiệm của các cấp, các ngành 1. UBND tỉnh Quảng Ngãi

UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện công tác BT theo quy định; Ban hành quyết định thu hồi đất (đối với đất của các tổ chức), giao đất và phê duyệt kinh duyệt kinh phí BT; ban hành các quyết định về giá đất, đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc và ban hành một số văn bản chỉ đạo liên quan đến bồi thường và hỗ trợ và giải quyết một số vấn đề liên quan: Khiếu kiện, khiếu nại, cưỡng chế...

2. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi:

Chủ trì hướng dẫn hoặc tham mưu đề xuất UBND tỉnh giải quyết vướng mắc của UBND huyệntrong áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hướng dẫn giải quyết các vướng mắc về đất đai, việc lập và hoàn chỉnh hồ sơ để xin giao đất, thuê đất đối với tổ chức phải di chuyển đến địa điểm mới khi bị thu hồi đất

Hướng dẫn việc xác định diện tích đất, loại đất, hạng đất và điều kiện được bồi thường, đất không đủ điều kiện được bồi thường và các tiêu chí liên quan về đất khi Nhà nước thu hồi đất để áp dụng cho việc tính toán bồi thường thống nhất trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính:

Thẩm định giá tài sản, xác định và đề xuất giá các loại cây và giá tài sản chưa có trong quyết định của UBND tỉnh.

Thẩm định giá đất tái định cư, giá trị một suất đầu tư hạ tầng đối với từng dự án giải phóng mặt bằng theo quy định; thẩm định dự toán kinh phí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng do tổ chức thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư lập đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do UBND tỉnh phê duyệt.

Giám sát, kiểm tra việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và chi phí cho công tác tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án do UBND tỉnh phê duyệt, hướng dẫn Phòng Tài chính - Kế hoạch huyệnthực hiện nhiệm vụ này đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của UBND cùng cấp.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn hoặc đề xuất giải quyết vướng mắc của UBND huyệntrong áp dụng chính sách bồi thường tài sản trên đất thuộc thẩm quyền, chi phí di chuyển, giá các loại tài sản trên đất, hỗ trợ khác; chi phí đầu tư vào đất còn lại.

4. Sở Xây dựng:

Hướng dẫn việc xác định quy mô, diện tích, tính hợp pháp của các công trình xây dựng gắn liền với đất của đối tượng bị thu hồi.

Xác định cấp hạng, chất lượng nhà, công trình giải tỏa của đối tượng bị ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi đất, chịu trách nhiệm thẩm định các tiêu chí liên quan đến nhà, công trình.

Phối hợp với các cơ quan chức năng xác định vị trí, quy mô khu tái định cư cho phù hợp với quy hoạch phát triển chung của tỉnh để UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện chức năng quản lư nhà nước trong công tác quy hoạch, cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình công cộng phải di dời đảm bảo kịp tiến độ giải phóng mặt bằng.

Thẩm định dự toán di dời đối với các công trình công cộng như: cấp thoát nước, công trình xây dựng...

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Xác định giá vật nuôi để tính bồi thường, hỗ trợ, biện pháp hỗ trợ sản xuất để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư để tính bồi thường trình UBND tỉnh phê duyệt.

Hướng dẫn xác định quy mô, diện tích, mật độ cây trồng, vật nuôi để tính toán bồi thường, hỗ trợ cho từng đối tượng.

Thẩm định dự toán đối với công trình thủy lợi, đê điều, nông - lâm - ngư nghiệp.

6. Sở Lao động - Thương binh và xã hội

Hướng dẫn việc xác định chế độ trợ cấp ngừng việc để bồi thường cho người lao động do ngừng việc của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có thuê lao động theo hợp đồng lao động bị ngừng sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập phương án đào tạo, tổ chức việc đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp khi bị Nhà nước thu hồi đất trình UBND tỉnh quyết định.

7. UBND huyện Nghĩa Hành

Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư theo phân cấp; phối hợp với các ngành, các tổ chức và chủ đầu tư xây dựng phương án tạo lập khu tái định cư theo phân cấp.

Xác định vị trí đất, hạng đất, khu vực đất và các chỉ tiêu về đất được UBND tỉnh ủy quyền trên địa bàn cấp huyện để áp dụng cho công tác bồi thường; cung cấp các tài liệu liên quan về đất, tài sản trên đất của các đối tượng bị ảnh hưởng.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền được giao; ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức việc thực hiện cưỡng chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Chỉ đạo các Ban ngành của huyệnthực hiện đầy đủ nhiệm vụ thuộc chức năng và thẩm quyền chuyên ngành như các Sở, Ban ngành cấp tỉnh và nhiệm vụ của thành viên tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường.

8. Trung tâm Phát triển quỹ đất:

Tổng hợp xây dựng kế hoạch triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chủ trì phối hợp với người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất lập và trình các cấp, các ngành thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp lý, hợp pháp của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ phù hợp với chính sách của phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Phối hợp với UBND cấp xã tổ chức niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Hướng dẫn, giải đáp những ý kiến thắc mắc, góp ý của người bị thu hồi đất và nhân dân liên quan đến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện bồi thường, hổ trợ và tái định cư của một số dự án tại huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)