Kết quả cụ thể của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của 2 dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện bồi thường, hổ trợ và tái định cư của một số dự án tại huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 101)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ TẠI 2 DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

3.2.2. Kết quả cụ thể của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của 2 dự án

Quá trình bồi thường, hỗ trỡ GPMB ở dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (đoạn qua xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành) được thực hiện qua 3 đợt.

Đợt 1: Phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB.

Bảng 3.1. Diện tích thu hồi đất đợt 1 của dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (đoạn qua xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành)

TT Loại đất Diện tích (m2)

1 Đất nông nghiệp (LUC) vị trí 1 37.976,62

2 Đất nông nghiệp(BHK, LNK) vị trí 1 1.975,40

3 Đất công ích của xã vị trí 1 1.274,10

4 Đất được hỗ trợ đất xen kẽ, liền kề khu dân cư 1.958,0

Tổng: 43.211,12

(Nguồn: Số liệu tổng hợp) a. Các đơn giá áp dụng trong phương án bồi thường:

- Đối với đất hợp pháp được xác định như sau:

+ Đất nông nghiệp (LUC) vị trí 1: 32.000 đ/m2 + Đất nông nghiệp (BHK,LNK)vị trí 1: 30.000 đ/m2

+ Đất nông nghiệp xen kẽ, liền kề khu dân cư: 48.522 đ/m2

- Đối với đất có quyền sử dụng tạm thời hoặc đất không được công nhận là đất hợp pháp:

Thực hiện theo khung chính sách mục III.3.2 các điểm b,c – trang 13 và Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ngày 27/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Ngãi

Đất công ích của Xã: Được hỗ trợ theo tỷ lệ 30%, đơn giá như sau:

+ Đất nông nghiệp(LUC) vị trí 1: 9.600 đ/m2 + Đất nông nghiệp(BHK,LNK) vị trí 1: 9.000 đ/m2 - Đối với cây cối, hoa màu:

Áp dụng đơn giá quy định tại Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Quảng Ngãi và thông báo số 41/TB-UBND ngày 07/6/2011 của UBND huyện Nghĩa Hành về việc xác định đơn giá bồi thường và hỗ trợ cây cối, hoa màu áp dụng cho dự án: Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đoạn qua xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành.

+ Đơn giá lúa là: 4.200 đồng/m2

+ Đơn giá đậu phộng là: 8.400 đồng/ m2

+ Đơn giá bắp (ngô) là: 3.500 đồng/ m2 + Đơn giá cỏ voi là: 1000 đồng/ m2 b. Các khoản hỗ trợ:

- Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất (hỗ trợ theo số nhân khẩu):

Thực hiện theo khung chính sách mục III.3.10 phần B điểm a – trang 17.

Cụ thể: Được hỗ trợ với một khoản thanh toán bằng tiền tương đương với 30kg gạo/người/tháng. Đơn giá gạo tẻ thường theo công văn số 589/STC-QLGCS ngày 5/4/2011 của Sở Tài chính Quảng Ngãi áp dụng cho huyện Nghĩa Hành để làm cơ sở tính hỗ trợ ổn định đời sống khi Nhà nước thu hồi đất là 9.900 đồng/kg.

+ Diện tích mất đất nông nghiệp < 20%: 86hộ (thời gian hỗ trợ là 4 tháng), đơn giá hỗ trợ là 1.188.000 đồng/người.

+ Diện tích mất đất nông nghiệp từ 20% đến 70%: 39hộ (thời gian hỗ trợ là 6 tháng), đơn giá hỗ trợ là 1.782.000 đồng/người.

+ Diện tích mất đất nông nghiệp >70%: 1hộ (thời gian hỗ trợ là 12 tháng), đơn giá hỗ trợ là 3.564.000 đồng/người.

Tuy nhiên đối với 1 số hộ mà diện tích mất đất nông nghiệp rất nhỏ (<10m2) thì không tính hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất (6hộ).

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp:

Thực hiện theo khung chính sách mục III.3.10 phần B điểm e – trang 17.

Tất cả các hộ bị ảnh hưởng đất sản xuất đều được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng tiền mặt tương đương với 3 lần so với số tiền đền bù đất nông nghiệp.

Đơn giá hỗ trợ theo diện tích (m2) mất đất nông nghiệp như sau:

+ Đất nông nghiệp(LUC) vị trí 1: 96.000 đ/m2 + Đất nông nghiệp(BHK,LNK)vị trí 1: 90.000 đ/m2 - Hỗ trợ đất nông nghiệp xen kẽ, liền kề khu dân cư:

Thực hiện theo mục III.3.10 phần B điểm c – trang 17 và Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ngày 27/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Ngãi;

Giá đất ở trung bình để tính hỗ trợ đất nông nghiệp xen kẽ, liền kề khu dân cư khi nhà nước thu hồi đất là: 165.000 đ/m2 (Đây là giá tính toán tạm thời, Ban Quản lý sẽ chịu trách nhiệm điều chỉnh lại giá khi UBND tỉnh có quyết định cụ thể giá đất trung bình).

- Các khoản hỗ trợ khác:

Hỗ trợ cho gia đình thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo (3 hộ) có diện tích mất đất nông nghiệp > 20% thì được hỗ trợ là 4.000.000 đồng/khẩu.

c. Dự toán bồi thường, hỗ trợ và chi phí thực hiện:

Trên cơ sở số liệu đã điều tra kiểm kê và đơn giá bồi thường của từng loại tài sản được UBND Tỉnh quy định, UBND xã Hành Thuận xác nhận từng trường hợp cụ thể.

Tổ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng áp giá bồi thường cho từng loại đất đai tài sản, tổng hợp dự toán chi phí bồi thường và hỗ trợ, chi phí phục vụ bồi thường GPMB và dự phòng chi như sau:

- Bồi thường về đất: 1.438.908.000 đồng + Đất nông nghiệp(LUC) vị trí 1: 1.215.252.000 đồng + Đất nông nghiệp (BHK,LNK) vị trí 1: 59.262.000 đồng + Đất công ích của xã (LUC,BHK) vị trí 1: 35.166.000 đồng + Hỗ trợ đất nông nghiệp xen kẽ, liền kề: 129.228.000 đồng - Bồi thường cây cối hoa màu: 189.523.000 đồng

+ Cây lấy củi: 21.282.000 đồng

+ Cây ăn quả: 3.450.000 đồng

+ Cây hoa màu ngắn ngày: 164.725.000 đồng - Các khoản hỗ trợ: 4.720.768.000 đồng + Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp: 3.834.040.000 đồng + Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: 838.728.000 đồng + Hỗ trợ hộ nghèo: 48.000.000 đồng Tổng chi phí bồi thường và hỗ trợ trực tiếp: 6.349.199.000 đồng.

Đợt 2: Phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB đất ở, đất phi nông nghiệp.

Bảng 3.2. Diện tích thu hồi đất đợt 2 của dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (đoạn qua xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành)

STT Loại đất Diện tích (m2)

1 Đất ở tại nông thôn (ONT) vị trí 2, khu vực 3 1.370,9 2 Đất ở tại nông thôn (ONT) vị trí 3, khu vực 3 5.871,8

3 Đất trồng lúa vị trí 1, khu vực 1 438,2

4 Đất trồng cây hàng năm khác vị trí 1, khu vực 1 196,2

Tổng: 7.877,1

(Nguồn: Số liệu tổng hợp)

a. Các đơn giá áp dụng trong phương án bồi thường:

- Đối với đất hợp pháp được xác định như sau:

+ Đất ở, khu vực 3, vị trí 2: 60.000 đồng/m2 + Đất ở, khu vực 3, vị trí 3: 50.000 đồng/m2 + Đất vườn (BHK) – vị trí 1: 30.000 đồng/m2 + Đất Lúa nước (LUC) - vị trí 1: 32.000 đồng/m2

+ Đất trồng cây hàng năm khác (BHK) - vị trí 1: 30.000 đồng/m2 + Đất trồng cây lâu năm (LNK)- vị trí 1: 30.000 đồng/m2

- Đối với cây cối, hoa màu:

+ Bồi thường 100% giá trị cây cối, hoa màu theo quy định tại Quyết định số 285/QĐ-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi;

+ Đối với đơn giá không có trong quy định tại Quyết định số 285/QĐ-UBND ngày 21/11/2013 thì áp dụng đơn giá quy định tại Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

- Bồi thường vật kiến trúc, công trình phục vụ sản xuất.

+ Nhà ở, vật kiến trúc, các công trình phục vụ đời sống, phục vụ sản xuất trên đất sử dụng hợp pháp thì được bồi thường 100% giá trị thực tế và được hỗ trợ (nếu có) theo quy định tại Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 28/01/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

+ Nhà ở, vật kiến trúc, các công trình phục vụ đời sống, phục vụ sản xuất: Áp dụng Quyết định số 285/QĐ-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

+ Đối với đơn giá không có trong quy định tại Quyết định 285/QĐ-UBND ngày 21/11/2013 thì áp dụng theo đơn giá quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 10/4/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

b. Các khoản hỗ trợ:

- Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất

Thực hiện theo khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án đầu tư xây dựng đường Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Văn bản số 442/TTg-KTN ngày 23/3/2011.

Đối tượng, diện tích đất nông nghiệp để xác định hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất theo Điều 19 và Điều 22, Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND ngày 28/01/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Đơn giá gạo tẻ thường áp dụng theo Công văn số 2070/STC-QLGCS ngày 03/10/2013 của Sở Tài chính tỉnh Quảng Ngãi về việc thông báo đơn giá gạo tẻ thường bình quân quý III/2013 để làm cơ sở tính hỗ trợ ổn định đời sống khi Nhà nước thu hồi đất là: 10.260 đồng/kg gạo.

Cụ thể: Được hỗ trợ với một khoản thanh toán bằng tiền tương đương với 30kg gạo/người/tháng.

+ Đối với các hộ bị ảnh hưởng < 20% diện tích đất nông nghiệp (không giới hạn diện tích) thì được hỗ trợ một lần bằng tiền mặt tương đương 30kg gạo/người/tháng cho thời gian 04 tháng.

+ Đối với các hộ bị ảnh hưởng từ 20% đến 70% diện tích đất nông nghiệp mà phần diện tích đất nông nghiệp còn lại đủ điều kiện canh tác, thì được hỗ trợ một lần bằng tiền mặt tương đương 30kg gạo/người/tháng cho thời gian 06 tháng; nếu diện tích đất còn lại không đủ điều kiện canh tác thì được hỗ trợ 12 tháng.

+ Đối với các hộ bị ảnh hưởng >70% diện tích đất nông nghiệp mà phần diện tích đất nông nghiệp còn lại đủ điều kiện canh tác, thì được hỗ trợ một lần bằng tiền mặt tương đương 30kg gạo/người/tháng cho thời gian 12 tháng và nếu diện tích đất canh tác còn lại không đủ điều kiện canh tác thì được hỗ trợ trong 24 tháng;

+ Nếu hộ bị ảnh hưởng thu hồi đất nhiều lần thì tỷ lệ mất đất nông nghiệp được tính cộng dồn; mức cộng dồn được xác định cho tất cả diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi của các dự án trước kể từ ngày Nghị định 197/2004/NĐ-CP có hiệu lực; mức hỗ trợ bằng khoảng chênh lệch được xác định theo lũy kế tỷ lệ mất đất nông nghiệp (theo các mức hỗ trợ trên) trừ đi số tháng đã hỗ trợ trước đó.

+ Đối với các hộ bị thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở hoặc dịch chuyển chỗ ở trên phần đất còn lại mà không thuộc các trường hợp trên, thì được hỗ trợ một lần bằng tiền mặt tương đương 30kg gạo/người/tháng cho thời gian 06 tháng; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng.

+ Đối với các hộ có nhà ở chính bị cắt xén mà không thuộc các trường hợp trên, thì được hỗ trợ một lần bằng tiền mặt tương đương 30kg gạo/người/tháng cho thời gian 03 tháng.

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm

+ Thực hiện khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án đầu tư xây dựng đường Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Văn bản số 442/TTg-KTN ngày 23/3/2011: Tất cả các hộ bị ảnh hưởng đất sản xuất, không phân biệt mức độ ảnh hưởng đều được nhận một khoản hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng tiền mặt tương đương với 03 lần so với số tiền đền bù cho đất nông nghiệp.

+ Đối tượng, diện tích đất nông nghiệp để xác định hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo Điều 21 và Điều 22, Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND ngày 28/01/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

+ Diện tích để tính hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp được xác định theo giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và diện tích đất được giao theo NĐ 64/CP của các hộ gia đình (theo xác nhận của UBND xã Hành Thuận).

+ Mức hỗ trợ: bằng 300% giá trị bồi thường đất nông nghiệp + Đơn giá hỗ trợ áp dụng cho dự án:

• Đất LUC (vị trí 1): 32.000đồng/m2 x 300% = 96.000 đồng/m2

• Đất BHK (vị trí 1): 30.000đồng/m2 x 300% = 90.000 đồng/m2

• Đất LNK (vị trí 1): 30.000đồng/m2 x 300% = 90.000 đồng/m - Hỗ trợ hộ nghèo

+ Về nguyên tắc hỗ trợ: Áp dụng theo khung chính sách của dự án: Hộ nghèo phải di chuyển chỗ ở hoặc dịch chuyển chỗ ở hoặc bị ảnh hưởng từ 20% diện tích đất sản xuất trở lên hoặc bị ảnh hưởng dưới 20% diện tích đất sản xuất nhưng phần còn lại không đủ điều kiện canh tác.

+ Về đơn giá hỗ trợ: Áp dụng theo mục đ, khoản 6, Điều 24, QĐ số 08/2013/QĐ- UBND ngày 28/01/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi: 4.000.000 đồng/khẩu nghèo

+ Theo Bảng xác nhận các hộ dân thuộc diện chính sách, hộ nghèo được UBND xã Hành Thuận và Phòng Lao động thương binh và Xã hội huyện Nghĩa Hành xác nhận có 03 hộ nghèo với 13 khẩu nghèo; Cụ thể:

• Hộ Võ Duy Tấn 05 khẩu nghèo;

• Hộ Phạm Thị Bang 03 khẩu nghèo;

• Hộ Nguyễn Thị Thơ 05 khẩu nghèo.

- Hỗ trợ cho hộ có phụ nữ đơn thân là chủ gia đình

+ Về nguyên tắc hỗ trợ: Áp dụng theo khung chính sách mục III.3.11: Các nhóm khác dễ bị tổn thương khác (hộ gia đình có phụ nữ đơn thân là chủ hộ, gia đình có người tàn tật, người già không nơi nương tựa) sẽ nhận được sự hỗ trợ như cho các hộ gia đình nghèo theo quy định của UBND tỉnh (1,5–4 triệu đồng/hộ)

+ Áp dụng điểm đ, khoản 6, Điều 24, Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND ngày 28/01/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi: Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có mức sống thuộc diện hộ nghèo theo các quy định hiện hành, mà phải di chuyển chỗ ở hoặc dịch chuyển chỗ ở hoặc bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống thêm để vượt qua hộ nghèo.

+ Theo số liệu kiểm kê được Ban Quản lý dự án Công trình giao thông tổng hợp, phương án đợt này không có hộ gia đình có phụ nữ đơn thân là chủ gia đình.

- Hỗ trợ cho đối tượng tàn tật, người già neo đơn

+ Về nguyên tắc hỗ trợ: Áp dụng theo khung chính sách mục III.3.11: Các nhóm khác dễ bị tổn thương khác (hộ gia đình có phụ nữ đơn thân là chủ hộ, gia đình có người tàn tật, người già không nơi nương tựa) sẽ nhận được sự hỗ trợ như cho các hộ gia đình nghèo theo quy định của UBND tỉnh (1,5–4 triệu đồng/hộ)

+ Áp dụng điểm d, khoản 6, Điều 24, Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND ngày 28/01/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi: Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có mức sống thuộc diện hộ nghèo theo các quy định hiện hành, mà phải di chuyển chỗ ở hoặc dịch chuyển chỗ ở hoặc bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống thêm để vượt qua hộ nghèo;

+ Theo số liệu kiểm kê được Ban Quản lý dự án Công trình giao thông tổng hợp, phương án đợt này không có hộ gia đình có người tàn tật, người già neo đơn.

- Hỗ trợ gia đình Liệt sĩ, Thương binh, bệnh binh, Mẹ Việt Nam anh hùng, cựu chiến binh phải di dời chỗ ở

+ Về nguyên tắc hỗ trợ: Áp dụng theo khung chính sách mục III.3.11: Các hộ gia đình chính sách phải di dời bao gồm các Mẹ Việt Nam anh hùng, cựu chiến binh, thương bệnh binh hay gia đình liệt sĩ được nhận thêm một khoản hỗ trợ từ 1,5-4 triệu đồng/hộ gia đình.

+ Theo số liệu kiểm kê được Ban Quản lý dự án Công trình giao thông tổng hợp thì phương án đợt này không có hộ gia đình chính sách.

- Hỗ trợ sửa chữa nhà ở bị cắt xén

+ Nguyên tắc hỗ trợ: Áp dụng mục các trợ cấp hỗ trợ khác, Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ của Dự án tại Văn bản số 442/TTg-KTN ngày 23/3/2011 của Thủ tướng Chính Phủ: Nếu nhà / các cấu trúc bị ảnh hưởng một phần và phần cấu trúc còn lại có khả năng sử dụng được tiếp, dự án sẽ trợ cấp một khoản tương đương bằng 20% giá bồi thường cho phần cấu trúc bị ảnh hưởng.

+ Phương án bồi thường, hỗ trợ (Đợt 2) có 03 hộ có nhà ở bị cắt xén; cụ thể gồm có: Hộ Võ Thị Thương, Võ Duy Út và Võ Duy Nam.

- Hỗ trợ di chuyển

+ Nguyên tắc hỗ trợ: Áp dụng khoản 1, Điều 17, Quyết định số 08/2013/QĐ- UBND ngày 28/01/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

+ Di chuyển trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi thì được hỗ trợ 5.000.000 đồng.

+ Phương án bồi thường, hỗ trợ (Đợt 2) có 05 hộ phải di chuyển nhà cửa; cụ thể là: Hộ Huỳnh Thanh Chức, Nguyễn Thị Thơ, Huỳnh Đỗ Huệ, Võ Duy Phương và Võ Duy Tiện.

- Hỗ trợ dịch chuyển

+ Nguyên tắc hỗ trợ: Áp dụng khoản 3, Điều 24, Quyết định số 08/2013/QĐ- UBND ngày 28/01/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

+ Đối với hộ gia đình bị phá dỡ hoàn toàn chỗ ở hoặc bị phá dỡ một phần nhưng phần còn lại không thể tiếp tục sử dụng được mà phải xây dựng mới nhà ở trên phần đất còn lại thì được hỗ trợ 2.400.000 đồng/hộ.

Phương án bồi thường, hỗ trợ (Đợt 2) có 08 hộ phải dịch chuyển nhà cửa; cụ thể là: Hộ Huỳnh Đỗ Tâm, Võ Duy Tấn, Võ Duy Phú, Trần Đệ, Nguyễn Thị Tám, Trần Dục, Nguyễn Chiến và Phạm Thị Bang.

- Hỗ trợ tiền thuê nhà hoặc làm nhà tạm trong thời gian 6 tháng

+ Nguyên tắc hỗ trợ: Áp dụng khoản 3, Điều 17, Quyết định số 08/2013/QĐ- UBND ngày 28/01/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi: Người bị thu hồi đất phải di dời chỗ ở mà không còn chỗ ở nào khác trên địa bàn xã thì trong thời gian chờ xây dựng lại nhà ở hoặc tạo lập chỗ ở mới thì được hỗ trợ tiền thuê nhà hoặc làm nhà tạm.

+ Đối với hộ gia đình có từ 05 nhân khẩu trở xuống thì được hỗ trợ 9.000.000 đồng/hộ/6tháng.

+ Đối với hộ gia đình có 06 khẩu trở lên, ngoài việc hỗ trợ như trên, mỗi nhân khẩu tăng thêm được hỗ trợ 900.000 đồng/người/6tháng.

+ Phương án bồi thường, hỗ trợ (Đợt 2) có 13 hộ di dời nhà cửa phải hỗ trợ; cụ thể: Hộ Huỳnh Thanh Chức, Nguyễn Thị Thơ, Huỳnh Đỗ Huệ, Võ Duy Phương, Võ Duy Tiện, Huỳnh Đỗ Tâm, Võ Duy Tấn, Võ Duy Phú, Trần Đệ, Nguyễn Thị Tám, Trần Dục, Nguyễn Chiến và Phạm Thị Bang.

- Hỗ trợ ngừng sản xuất kinh doanh:

+ Nguyên tắc hỗ trợ: Áp dụng theo khung chính sách mục III.3.7: Tất cả các doanh nghiệp và hộ kinh doanh có thu nhập bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường và hỗ trợ tương đương 50% thu nhập thực tế hàng năm của họ.

+ Đối với doanh nghiệp/ hộ gia đình có đăng ký kinh doanh sẽ được bồi thường dựa trên thu nhập bình quân hàng năm của họ khai báo với cơ quan thuế trong ba năm gần nhất;

+ Đối với hộ gia đình không có giấy phép kinh doanh sẽ được hỗ trợ dựa trên dữ liệu thu thập được tại thời điểm lập phương án; nhưng khoản bồi thường sẽ không nhỏ hơn 3,0 triệu đồng/tháng.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện bồi thường, hổ trợ và tái định cư của một số dự án tại huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)