CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Trên thế giới tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 148.647.000 km2. Những loại đất có khả năng cho sản xuất nông nghiệp là 3,3 tỷ ha, chiếm 22,0%. Những loại đất không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp được là 11,7 tỷ ha, chiếm tới 78,0%. Diện tích đất nông nghiệp giảm liên tục về số lượng và chất lượng. Ước tính có tới 15%
tổng diện tích đất trên Trái đất bị thoái hoá do những hành động của con người gây ra. Dân số thế giới tăng nhanh nhưng tiềm năng đất nông nghiệp thế giới lại có hạn.
Vì vậy để có đủ lương thực và thực phẩm cho nhu cầu của con người, chúng ta cần phải bảo vệ và có định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá là đất đai cho sản xuất nông nghiệp [3].
Quy mô đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố như sau: Châu Á chiếm 29,60%, Châu Mỹ chiếm 29,60%, Châu Phi chiếm 20,05%, Châu Âu chiếm 6,53%, còn lại là 15,62%. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người trên toàn thế giới là 12.000 m2, trong đó ở Hoa Kỳ 20.000 m2, ở Bungari 7000 m2, ở Nhật Bản 650 m2. Theo báocáo của UNDP năm 1995 ở khu vực Đông Nam Á bình quân đất canh tác trên đầu người của một số nước như sau: Indonesia 0,12 ha; Malaysia 0,27 ha;
Philippin 0,13 ha; Thái Lan 0,42 ha; Việt Nam 0,1 ha [3].
Trên thế giới, diện tích đất có khả canh tác khoảng 3,3 tỷ ha, trong đó diện tích đất có khả năng đưa vào trồng trọt khoảng 1,5 tỷ ha, chỉ chiếm 46,0%; Đất chưa khai thác khoảng 1,8 tỷ ha, chiếm 54,0% được thể hiện qua bảng 1.1 [18].
Bảng 1.1. Tiềm năng đất đai và diện tích đất canh tác trên thế giới
(Đơn vị tính: triệu ha) Stt Lục địa Tổng diện tích
tự nhiên
Diện tích có khả năng canh tác
Diện tích đất canh tác
1 Châu Phi 2.980 660 185
2 Châu Á 4.400 1.155 451
3 Châu Đại Dương 898 198 49
4 Châu Âu 970 429 140
5 Châu Mỹ 4.192 858 274
6 Châu Nam Cực 1.425 0 233
Tổng cộng 14.865 3.300 1.474
(Nguồn: Nguyễn Văn Bình, 2017) [3]
Đất đai trên thế giới phân bố ở các châu lục không đều. Tuy có diện tích đất nông nghiệp khá cao so với các châu lục khác, nhưng châu Á lại có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên thấp. Mặt khác, Châu Á là nơi tập trung phần lớn dân số thế giới, ở đây có các quốc gia dân số đông nhất nhì thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia.
Châu Á, mặc dù chiếm hơn 1/2 dân số thế giới (khoảng 4,2 tỷ người) nhưng chỉ có khoảng 35% diện tích đất nông nghiệp toàn cầu. Từ năm 1995 đến năm 2010 dân số Đông Nam Á tăng thêm khoảng 133 triệu người và khu vực này có thể dành thêm 12 - 15 triệu ha của 93 triệu ha tiềm năng đất nhờ nước trời còn lại để sản xuất. Diện tích đất canh tác giảm dần do áp lực từ nhiều phía như quá trình công nghiệp hóa, quá trình đô thị hoá, khai thác khoáng sản, chuyển mục đích sử dụng khác nhau,…[3].
Ở Châu Á, đất đồi núi chiếm 35% tổng diện tích. Tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời nói chung là khá lớn (khoảng 407 triệu ha), trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang được trồng trọt và khoảng 100 triệu ha chủ yếu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á. Phần lớn diện tích này là đất dốc và chua; khoảng 40 - 60 triệu ha trước đây vốn là đất rừng tự nhiên che phủ, nhưng đến nay do bị khai thác bừa bãi nên rừng đã bị phá và thảm thực vật đã chuyển thành cây bụi và cỏ dại.
Nghiên cứu về sự thay đổi sử dụng đất ở Nhật Bản từ năm 1995 - 2000 cho thấy: Nhóm nông dân với diện tích trang trại từ 10 ha đến 15 ha năm 1995 có 1.000 hộ, đến năm 2000 tăng lên 2.000 hộ. Nhóm nông dân có diện tích lớn này có xu hướng đa dạng hóa cây trồng với cây trồng chính là lúa gạo và chăn nuôi bò sữa. Cũng trong thời gian này, nhóm hộ có diện tích từ 1,0 ha đến 3,0 ha sẽ giảm xuống [3].
Khu vực Đông Nam Á, dân số năm 1995 là 413 triệu người, đến năm 2010 là 530 triệu người. Tổng diện tích tự nhiên của Đông Nam Á là 347 triệu ha, diện tích có khả năng trồng trọt được có 133 triệu ha, diện tích đang trồng trọt có 66 triệu ha, diện tích đang trồng trọt còn 67 triệu ha chiếm 50,3% so với diện tích có khả năng trồng trọt được.
Bảng 1.2. Tiềm năng đất nông nghiệp của một số nước ở Đông Nam Á
Các nước
Dân số
(triệu người) Tổng diện tích (triệu ha)
Khả năng trồng trọt
(triệu ha)
Hiện đang trồng (triệu ha)
Còn lại (triệu ha)
Chiếm tỉ lệ Năm (%)
1995
Năm 2010
Campuchia 9 15 18 10 3 7 70
Indonexia 195 247 191 58 23 35 60,3
Lào 5 7 24 7 1 6 85,7
Philippin 70 92 30 17 12 5 29,4
Thái Lan 60 72 51 27 19 8 29,6
Việt Nam 74 87 33 14 8 6 42,8
Tổng 413 530 347 133 66 67 50,3
(Nguồn: Nguyễn Văn Bình, 2017)[3]
1.2.2. Thực trạng sử dụng đất tại Việt nam
Theo nhóm đất sử dụng, tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33.123.077 ha, trong đó 31.000.035 ha đất đã được sử dụng vào các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp, chiếm 93,59% tổng diện tích tự nhiên; còn 2.123.042 ha đất chưa được sử dụng vào các mục đích, chiếm 6,41% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp có diện tích là 27.302.206 ha, chiếm 82,43% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 87,07% tổng diện tích đất đã sử dụng; nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích là 3.697.829 ha, chiếm 11,16% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 11,93% tổng diện tích đất đã sử dụng; nhóm đất chưa sử dụng có diện tích là 2.123.042 ha, chiếm 6,41% tổng diện tích tự nhiên cả nước.
Hình 1.2. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất tại Việt Nam năm 2015
Nguồn: Báo cáo thực trạng sử dụng đất của Bộ TN&MT 2016 Theo các loại đối tượng sử dụng, quản lý, diện tích đất đã được giao cho các loại đối tượng sử dụng là 26.802.054 ha, chiếm 80,92% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng 15.894.447 ha, chiếm 47,99% tổng diện tích tự nhiên, bằng 59,30% diện tích đất của các đối tượng sử dụng; các tổ chức trong nước đang sử dụng 10.518.593 ha, chiếm 31,76% tổng diện tích tự nhiên và bằng 39,25%
diện tích đất đã giao cho các đối tượng sử dụng; tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng 45.717 ha, chiếm 0,17% diện tích đất đã giao cho các đối tượng sử dụng; cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo đang sử dụng là 343.294 ha, chiếm 1,28%
diện tích đất đã giao cho các đối tượng sử dụng. Diện tích đất giao cho các đối tượng để quản lý là 6.321.023 ha, chiếm 19,08% tổng diện tích tự nhiên của cả nước.
1.2.3. Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp tại Việt nam
Theo báo cáo thống kê diện tích đất đai năm 2015 của các địa phương, tổng diện đất tích tự nhiên của cả nước là 33.123.077 ha, tăng so với số liệu kiểm kê đất đai năm 2014 là 21 ha. Trong đó, có 11/63 tỉnh, thành phố có diện tích tự nhiên thay đổi so với số liệu năm 2014 do có sự điều chỉnh địa giới hành chính cho đúng theo bản đồ địa giới 364/CT.
Bảng 1.3. Bảng biến động diện tích đất nông nghiệp toàn quốc năm 2015
Loại đất
Diện tích thống kê năm 2015
(ha)
Diện tích kiểm kê năm 2014
(ha)
So sánh diện tích năm 2015
với năm 2014 (ha)
Đất nông nghiệp 27.302.206 27.281.040 21.166
Đất sản xuất nông nghiệp 11.530.160 11.505.435 24.725
Đất trồng lúa 4.143.096 4.146.326 -3.230
Đất lâm nghiệp 14.923.560 14.927.587 -4.027
Đất nuôi trồng thủy sản 797.759 798.537 -778
Đất làm muối 17.505 17.517 -12
Đất nông nghiệp khác 33.223 31.964 1.259
Nguồn: Báo cáo thực trạng sử dụng đất – Bộ TN&MT 2015 Diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước tăng 21.166 ha.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 24.725 ha, trong đó, diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 29.471 ha và diện tích đất trồng cây hàng năm giảm 4.746 ha.
Diện tích đất trồng cây lâu năm cả nước tăng 29.471 ha chủ yếu do hiện nay việc trồng các loại cây lâu năm (đặc biệt là keo lá tràm) đem lại thu nhập kinh tế cao, ổn định đời sống nên người dân sử dụng đất đồi, đất rừng, chuyển từ cây hàng năm hiệu quả thấp sang để trồng cây lâu năm.
Đất trồng cây hàng năm có diện tích đất lúa giảm 3.230 ha và có sự biến động ở hầu hết các tỉnh. Diện tích đất trồng lúa giảm là do nhiều diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, năng suất thấp đã được chuyển qua đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm…;
mặt khác quá trình đô thị hóa, phát triển nhanh các công trình công cộng, trụ sở cơ quan, các công trình sự nghiệp cũng làm giảm diện tích đất lúa chuyển sang loại đất khác. Một số tỉnh có diện tích đất trồng lúa tăng là do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản sang trồng lúa.
Diện tích đất lâm nghiệp của cả nước giảm 4.027 ha, trong đó giảm chủ yếu ở đất rừng sản xuất (6.023 ha), đất rừng phòng hộ tăng (46 ha), đất rừng đặc dụng tăng (1.949 ha). Giảm diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu do đất lâm nghiệp chuyển sang các loại: đất
trồng cây lâu năm, đất sản xuất kinh doanh, đất có mục đích công cộng, đất giao thông,…Một số tỉnh tăng diện tích đất lâm nghiệp do việc trồng rừng đem lại giá trị kinh tế lớn nên các địa phuơng đẩy mạnh phong trào trồng rừng, phát triển kinh tế vườn.