Ảnh hưởng của biến động đất trồng lúa đến sinh kế của người dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biến động đất trồng lúa đến sinh kế người dân trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 60 - 67)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT TRỒNG LÚA ĐẾN

3.4.2. Ảnh hưởng của biến động đất trồng lúa đến sinh kế của người dân

Kết quả phỏng vấn 60 hộ dân trên địa bàn 3 xã Hòa Châu, Hòa Phong và Hòa Ninh cho thấy tỷ lệ người dân bị biến động đất trồng lúa khá cao.

Bảng 3.5. Tỉ lệ biến động đất trồng lúa các hộ gia đình

STT Tỷ lệ (%) đất trồng lúa bị biến động

Xã Hòa Châu Xã Hòa Phong Xã Hòa Ninh

Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Từ 15% đến dưới 30% 1 5% 2 10% 5 25%

2 Từ 30% đến dưới 70% 2 10% 3 30% 7 35%

3 Từ 70% đến 100% 17 85% 15 60% 8 40%

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2018 Qua bảng 3.5. cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang đất phi nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở huyện Hòa Vang làm cho diện tích của các xã đều bị giảm xuống so với trước khi bị thu hồi. Điều này cho thấy, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi càng nhiều thì nguồn vốn tự nhiên của các hộ dân sẽ càng bị giảm đi rõ rệt. Cụ thể, qua điều tra 03 xã Hòa Châu, Hòa Phong, Hòa Ninh thì ở Hòa Châu có tỷ lệ biến động đất trồng lúa nhiều nhất là 85% với nhóm hộ bị biến động từ 70% - 100% đất trồng lúa, tiếp đến là Hòa Phong 60% và Hòa Ninh là 40% (8 phiếu). Có thể thấy xã Hòa Châu bị biến động nhiều nhất, bởi nguyên nhân chính là do đô thị hóa, khu vực này bị giải tỏa, thu hồi đất để thực hiện các dự án Khu A, B Nam Cầu Cẩm Lệ, đa số là bị mất đất hoàn toàn, khu dân cư mới được mọc lên, đặc biệt là khu chung cư. Riêng Hòa Phong, đây là một xã “ thủ đô”, trung tâm của huyện Hòa Vang nên được quy hoạch và bố trí tái định cư để phù hợp. Với Hòa Ninh thì có thể nói, một xã vùng núi, tuy nhiên diện tích đất trồng lúa cũng bị thu hồi, do ảnh hưởng một số dự án, đường vành đai ở huyện, nổi bật là tuyến đường Hoàng Văn Thái ( đường lên Bà Nà Hill).

3.4.2.2. Tác động của biến động đất trồng lúa đến nguồn vốn tài chính

Bảng 3.6. Thu nhập của hộ/ tháng trước khi biến động trồng lúa (triệu đồng)

Thu nhập Xã Hòa Châu Xã Hòa Phong Xã Hòa Ninh

<3 triệu 5 3 10

<5 triệu 5 7 6

>5 triệu 10 10 4

>10 triệu 0 0 0

>20 triệu 0 0 0

Tổng 20 20 20

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018) Qua bảng 3.6. ta có thể thấy được:

- Xã Hòa Châu: trước khi biến động trồng lúa với 05 hộ thu nhập <3 triệu đồng/

tháng, 05 hộ thu nhập <5triệu đồng/tháng, 10 hộ thu nhập >5 triệu đồng/ tháng.

- Xã Hòa Phong: trước khi biến động trồng lúa với 03 hộ thu nhập <3 triệu/

tháng, 07 hộ thu nhập <5 triệu/ tháng và 10 hộ thu nhập >5 triệu/ tháng.

- Xã Hòa Ninh: trước khi biến động trồng lúa với 10 hộ thu nhập <3 triệu/ tháng, 06 hộ thu nhập <5 triệu/ tháng và 04 hộ thu nhập >5 triệu/ tháng.

Bảng 3.7. Thu nhập của hộ /tháng sau khi biến động trồng lúa

Thu nhập Xã Hòa Châu Xã Hòa Phong Xã Hòa Ninh

<3 triệu 2 1 3

<5 triệu 3 2 7

>5 triệu 12 13 9

>10 triệu 3 4 1

>20 triệu 0 0 0

Tổng 20 20 20

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018) Qua bảng 3.7. ta có thể thấy được:

- Xã Hòa Châu: sau khi biến động đất trồng lúa thu nhập của các hộ dân cũng đã thay đổi với 02 hộ thu nhập <3 triệu đồng/ tháng, 03 hộ thu nhập <5 triệu đồng/

tháng và 12 hộ thu nhập >5 triệu đồng/ tháng và 3 hộ thu nhập >10 triệu đồng/ tháng.

- Xã Hòa Phong: sau khi biến động đất trồng lúa thu nhập của các hộ dân cũng thay đổi 01 hộ thu nhập <3 triệu đồng/ tháng, 02 hộ thu nhập <5 triệu đồng/ tháng và 13 hộ thu nhập >5 triệu đồng/ tháng và 04 hộ thu nhập >10 triệu đồng/ tháng.

- Xã Hòa Ninh: sau khi biến động đất trồng lúa thu nhập của các hộ dân cũng thay đổi 03 hộ thu nhập <3 triệu đồng/ tháng, 07 hộ thu nhập <5 triệu đồng/ tháng và 09 hộ thu nhập >5 triệu đồng/ tháng và 01 hộ thu nhập >10 triệu đồng/ tháng.

Qua điều tra khảo sát thu nhập các hộ trước và sau khi biến động đất trồng lúa thì đa phần thu nhập của 03 xã đều tăng lên sau khi biến động đất trồng lúa, nguyên nhân là do họ đi làm những ngành nghề khác có mức thu nhập cao hơn khi làm ruộng như: làm xây dựng, làm rừng, nuôi trồng thủy sản, bán tạp hóa, mở các dịch vụ như chạy xe du lịch, lái grab, mở các quán ăn, quán nhậu, nhà hàng, quán cafe, kinh doanh bất động sản,... Sau thu hồi đất nông nghiệp, nguồn vốn tài chính của các hộ dân đã được tăng lên.

Tuy nhiên, không phải hộ nào cũng có mức thu nhập ổn định đảm bảo được cuộc sống gia đình, cụ thể qua bảng 3.8:

Bảng 3.8. Mức độ đảm bảo thu nhập sản xuất nông nghiệp

Ý kiến Xã Hòa Châu Tỷ lệ Xã Hòa Phong Tỷ lệ Xã Hòa Ninh Tỷ lệ

Có 5 ý kiến 25% 7 ý kiến 35% 4 ý kiến 20%

Không 15 ý kiến 75% 13 ý kiến 65% 16 ý kiến 80%

Tổng 20 100% 20 100% 20 100%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018) Khi hỏi về mức độ đảm bảo thu nhập của gia đình không thì xã Hòa Châu đã có 5 ý kiến là đảm bảo, 15 ý kiến không đảm bảo, chiếm đến 75% tổng số ý kiến. Xã Hòa Phong có 07 ý kiến đảm bảo và 13 ý kiến không đảm bảo, chiếm 65% tổng số ý kiến.

Xã Hòa Ninh 04 ý kiến đảm bảo và 16 ý kiến không đảm bảo, chiếm 80% tổng số ý kiến. Vì vậy, xã Hòa Phong có mức độ đảm bảo cao nhất với 35% và Hòa Ninh có mức độ không đảm bảo cao nhất với 80% so trong 03 xã.

Qua đó ta có thể thấy được Hòa Phong có mức thu nhập cao hơn 02 xã là Hòa Châu và Hòa Ninh, bởi vì Hòa Phong là trung tâm của Huyện Hòa Vang. Người dân ở đây ngoài làm nông ra, họ còn làm các công việc khác như buôn bán, xây dựng,...

Khi khi biến động đất trồng lúa, đây cũng là lúc người dân vào mùa “nông nhàn”. Trong khi đó, cuộc sống có rất nhiều điều để lo toan, nên không ít gia đình phải

sống trong cảnh chồng phải xa vợ, mẹ đành xa con nơi xứ người, để kiếm tiền nuôi con, lo cho gia đình vài đồng để sắm sửa. Thể hiện cụ thể qua bảng 3.9.

Bảng 3.9. Hoạt động của hộ lúc nông nhàn

Hoạt động Xã Hòa Châu Xã Hòa Phong Xã Hòa Ninh

Làm vườn 10 ý kiến 13 ý kiến 12 ý kiến

Chăn nuôi 3 ý kiến 1 ý kiến 3 ý kiến

Café, nhậu nhẹt, cờ bạc 2 ý kiến 3 ý kiến 3 ý kiến

Khác 5 ý kiến 3 ý kiến 2 ý kiến

Tổng 20 ý kiến 20 ý kiến 20 ý kiến

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018)

Hình 3.4. Hoạt động của hộ lúc nông nhàn

Người dân ở Hòa Vang cũng vậy, qua điều tra có thể thấy được lúc nông nhàn nông dân ở đây làm những việc như làm vườn, chăn nuôi, rảnh rỗi thì đi café, nhậu nhẹt, cờ bạc,... Trong đó, ở Hòa Châu có 10 hộ làm vườn, 03 hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; ở Hòa Phong thì 13 hộ làm vườn, 01 hộ chăn nuôi; Hòa Ninh thì có 12 hộ làm vườn ( phát băm, trồng rừng,...) 03 hộ chăn nuôi. Đặc biệt, 03 xã trên đều có những hộ lúc nông nhàn thì sẽ rảnh rỗi không lo làm ăn, có lối sống không lành mạnh như đi nhậu nhẹt, cờ bạc suốt ngày. Và cũng có những gia đình do thu nhập không đủ thì vợ sẽ đi làm giúp việc cho các gia đình ở thành phố, đành phải chấp nhận xa gia đình.

3.4.2.3. Tác động của biến động đất trồng lúa đến nguồn vốn con người Bảng 3.10. Tình hình nghề nghiệp sau khi biến động đất trồng lúa

Ngành sản xuất Đơn vị Xã Hòa Châu Xã Hòa Phong Xã Hòa Ninh

Làm nông Phiếu 0 1 5

Làm xây dựng Phiếu 4 5 1

Chăn nuôi Phiếu 3 1 1

Trồng trọt Phiếu 1 1 10

Buôn bán Phiếu 12 12 3

Tổng Phiếu 20 20 20

Hình 3.5. Tình hình nghề nghiệp của 3 xã sau khi biến động đất trồng lúa Nhìn vào Bảng 3.10. và Biểu đồ 4.9. ta có thể thấy dưới tác động của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, nguồn vốn con người của các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại các xã thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp.

- Nguồn thu nhập dựa vào ngành nghề trước biến động đất trồng lúa tại 3 xã được thể hiện ở các biểu đồ ở hình 3.6 sau đây:

Xã Hòa Châu Xã Hòa Phong Xã Hòa Ninh

Hình 3.6. Các biểu đồ thể hiện nguồn thu nhập dựa vào ngành nghề trước biến động đất trồng lúa

Qua hình 3.6. ta có thể thấy 03 xã thể hiện nguồn thu nhập chính của các hộ dân chủ yếu dựa vào 2 ngành nghề chính đó là sản xuất lúa và dịch vụ, một phần nhỏ còn lại là làm ngành nghề khác.

- Cơ cấu lao động theo việc làm của các hộ dân trước và sau khi biến động đất trồng lúa tại 3 xã được thể hiện ở các biểu đồ ở hình 3.7 sau đây:

Trước biến động Sau biến động

* Xã Hòa Châu:

* Xã Hòa Phong:

* Xã Hòa Ninh:

Hình 3.7. Các biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo việc làm của các hộ dân trước và sau khi biến động đất trồng lúa.

Qua hình 3.7. ta có thể thấy tình trạng thay đổi ngành nghề lao động việc làm sau khi biến động đất trồng lúa là rất lớn.

Ở Hòa Châu, trước khi biến động thì tỷ lệ sản xuất lúa chiếm 90%, dịch vụ 5%

và ngành nghề khác 5%; tuy nhiên sau khi biến động đất trồng lúa thì tỷ lệ thay đổi, sản xuất lúa giảm còn 20% ( -70%), dịch vụ tăng lên 50% (+45%) và ngành nghề khác cũng tăng lên là 30% (+25%). Có thể thấy rằng, sau khi biến động đất lúa, người dân không còn hoặc ít làm nghề trồng lúa nữa mà chuyển sang kinh doanh buôn bán quán nhậu, quán ăn, cafe, ký gửi nhà đất, lái xe du lịch, tiệc cưới và ngành nghề khác như làm thợ xây dựng, điện nước,...

Ở Hòa Phong, trước khi biến động thì tỷ lệ sản xuất lúa chiếm 92%, dịch vụ chiếm 5% và ngành nghề khác chiếm 3%; tuy nhiên sau khi biến động đất trồng lúa thì tỷ lệ này cũng thay đổi, sản xuất lúa chỉ còn 10% ( -82%), dịch vụ tăng lên 70% (+65%) và ngành nghề khác là 20% ( +17%). Người dân nơi đây cũng thay đổi theo quá trình đô thị hóa, chuyển sang buôn bán và kinh doanh các dịch vụ như quán nhậu, quán ăn, quán cafe, đặc biệt Hòa Phong có chợ Túy Loan là trung tâm của huyện nên đa số người dân tập trung buôn bán ở đây. Hơn nữa, gần trung tâm hành chính huyện nên người dân mở các quán photocopy, văn phòng công chứng, tạp hóa văn phòng phẩm.

Ở Hòa Ninh, trước khi biến động thì tỷ lệ sản xuất lúa chiếm 60%, dịch vụ chiếm 20%, ngành nghề khác chiếm 20%; tuy nhiên sau khi biến động đất trồng lúa thì con số này cũng thay đổi, sản xuất lúa giảm còn 30%, dịch vụ 45% và ngành nghề khác 25%. Người dân nơi đây chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng keo lá tràm, chăn nuôi, kinh doanh các dịch vụ như bán vé đi Bà Nà, mở quán nhậu, quán ăn, trạm dừng chân khi khách đến du lịch tại Bà Nà Hill.

Nhìn chung, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, kéo theo quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo việc làm theo xu hướng gia tăng lao động ngành dịch vụ, kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp. Trước thời điểm biến động đất trồng lúa thì người dân chủ yếu là sản xuất lúa nhưng sau khi biến động đất trồng lúa thì đa số các hộ dân không còn đất để sản xuất nữa. Chính vì những vấn đề nói trên, hầu như người dân ở đây vẫn chưa tìm kiếm việc làm mới và có thu nhập ổn định.

Tình trạng thất nghiệp ngày một gia tăng, gây ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của nhiều gia đình. Từ đó các hộ dân bị ảnh hưởng phải chuyển đổi nghề trồng lúa sang các ngành nghề khác như buôn bán, kinh doanh, dịch vụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biến động đất trồng lúa đến sinh kế người dân trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)