CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU TRA THU THẬP SỐ LIỆU VỀ KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN VÀ ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ CHÍNH TỚI SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA BƯỞI PHÚC TRẠCH
3.1.2. Đánh giá vai trò của các yếu tố khí hậu đối với quá trình ra hoa, đậu quả
Trên thực tế bưởi Phúc Trạch có 2 - 4 đợt hoa/năm, nhưng chỉ có một đợt chính, có vai trò quyết định đến năng suất mùa vụ. Đợt hoa này chủ yếu xuất hiện vào cuối tháng 1, nở trong tháng 2, bắt đầu từ tuần đầu (10/2), nở rộ từ 15/2 đến 25/2 và kết thúc vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 (bảng 3.5).
Bảng 3.5. Thời kỳ nở hoa của bưởi Phúc Trạch
Năm Điểm theo dõi
Thời điểm nở hoa Độ dài nở hoa (ngày) Bắt đầu Nở rộ Kết thúc
2006 Phúc Trạch 10/2 18 - 22/2 3 - 4/3 21 - 22
Hương Trạch 10/2 17 - 22/2 3 - 4/3 20 - 22 2007 Phúc Trạch 21 - 22/2 2 - 5/3 11 - 15/3 20 - 21 Hương Trạch 20 - 22/2 2 - 5/3 10 - 15/3 19 - 21 2008 Phúc Trạch 13 -15/2 23 - 25/2 10 - 12/3 23 - 25 Hương Trạch 15/2 23 - 25/2 10 - 12/3 23 - 25
2016 Phúc Trạch 6/3 16 - 22/3 26 - 27/3 20 - 21
Hương Trạch 5/3 16 - 23/3 27 - 28/3 22 - 23 2018
Phúc Trạch 14/2 20 - 25/2 4 - 6/3 19 - 21
Hương Trạch 15/2 20 - 25/2 4 - 6/3 17 - 19
Kết quả theo dõi cho thấy: Năm 2007 và năm 2016 thời gian bắt đầu và kết thúc muộn hơn so với các năm, muộn hơn năm 2006 khoảng 10 - 20 ngày, năm 2008 và năm 2018 thời gian xuất hiện nụ muộn hơn, nhưng thời gian nở hoa tập trung hơn vào trung tuần tháng 2 đến cuối tháng 2 và kết thúc muộn như năm 2007.
Bảng 3.6. Nhiệt độ thời kỳ nở hoa bưởi Phúc Trạch năm 2006
Ngày, tháng Nhiệt độ (0C) Ngày, tháng Nhiệt độ (0C)
15/2 21,0 - 29,17 25/2 17,87 - 19,20
17/2 19,0 - 21,0 26/2 17,68 - 19,58
18/2 16,0 - 17,0 27/2 18,56 - 21,02
19/2 16,0 - 17,68 28/2 15,82 - 18,84
20/2 16,37 - 17,12 1/3 13,06 - 16,19
21/2 16,56 - 20,94 2/3 13,79 - 15,08
22/2 18,25 - 20,74 3/3 12,70 - 22,31
23/2 17,31 - 18,63 4/3 13,06 - 22,71
24/2 16,93 - 10,01 5/3 17,87 - 21,13
(Nguồn Trạm khí tượng thủy văn huyện Hương Khê) Thời kỳ nở hoa của bưởi Phúc Trạch năm 2006 là từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 3, nở rộ vào khoảng từ 15/2 đến 25/2. Đây là khoảng thời gian thời tiết ở Hương Khê khá lạnh, nhiệt độ bình quân ngày hầu hết dưới 20 0C, có nhiều ngày nhiệt độ xuống tới 12-13 0C (bảng 3.6). Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy: nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thụ phấn hoặc là gián tiếp đến hoạt động của côn trùng (ví dụ ong sẽ không hoạt động khi nhiệt độ xuống dưới 12,5 0C) hoặc trực tiếp tác động tới tốc độ sinh trưởng của ống phấn (nhiệt độ thích hợp cho nẩy mầm và sinh trưởng của ống phấn là từ 25 - 300C, bị giảm xuống hoặc bị ức chế hoàn toàn ở nhiệt độ thấp dưới 20
0C). Như vậy có thể thấy điều kiện nhiệt độ thấp dưới 20 0C cộng với mưa phùn, mưa to liên tục là nguyên nhân chính làm cho hoa bưởi không thụ phấn được và có thụ phấn cũng không thể thụ tinh được, gây nên hiện tượng rụng hoa, quả non hàng loạt ngay khi tắt hoa.
Bảng 3.7. Nhiệt độ và ẩm độ không khí thời kỳ nở hoa năm 2007
Ngày, tháng
Nhiệt độ (0C)
Ẩm độ KK (%)
Ngày, tháng
Nhiệt độ (0C)
Ẩm độ KK (%) 15/2 21,8 - 43,0 46,2 - 96,4 25/2 23,0 - 28,4 81,6 - 96,6 16/2 21,3 - 41,7 38,4 - 96,1 26/2 22,1 - 32,6 67,1 - 97,5 17/2 19,6 - 44,7 33,2 - 96,1 27/2 20,9 - 27,9 79,9 - 96,8 18/2 21,1 - 42,3 43,0 - 96,0 28/2 22,0 - 28,1 78,1 - 97,1 19/2 22,4 - 37,0 53,1 - 95,6 1/3 21,8 - 35,7 55,3 - 96,0 20/2 22,2 - 30,0 66,5 - 96,6 2/3 21,5 - 33,4 60,7 - 95,9 21/2 22,9 - 30,7 72,5 - 96,1 3/3 22,3 - 44,1 44,8 - 96,3 22/2 23,4 - 39,4 52,2 - 96,9 4/3 23,4 - 37,9 55,7 - 95,8 23/2 22,6 - 31,1 77,9 - 97,0 5/3 23,7 - 31,8 67,7 - 96,2 24/2 22,9 - 30,2 76,0 - 96,6 6/3 17,9 - 24,2 95,4 - 96,9
(Nguồn Trạm khí tượng thủy văn huyện Hương Khê) Năm 2007 diễn biến của nhiệt độ và ẩm độ trong các tháng nở hoa, thụ phấn, thụ tinh (tháng 2, 3) rất bất thường, tháng 2 đã có hiện tượng gió Lào, nhiệt độ không khí nhiều ngày lên tới 39 - 44 0C (bảng 3.7). Thường nhiệt độ thấp kèm theo ẩm độ không khí cao (trên 90 %) ảnh hưởng xấu đến quá trình thụ phấn, thụ tinh và khi nhiệt độ cao cùng với ẩm độ không khí thấp (dưới 40 %) khiến hoa bưởi rụng ngay khi chưa được thụ phấn. Đây có thể coi là nguyên nhân cơ bản nhất làm bưởi Phúc Trạch mất mùa nặng năm 2007
Bảng 3.8. Nhiệt độ và ẩm độ không khí thời kỳ nở hoa năm 2008
Ngày, tháng
Nhiệt độ (0C)
Ẩm độ KK (%)
Ngày, tháng
Nhiệt độ (0C)
Ẩm độ KK (%) 15/2 13,7 - 16,9 64,1 - 66,9 25/2 18,3 - 25,5 80,6 - 90,7 16/2 16,5 - 18,0 67,1 - 71,0 26/2 13,2 - 19,3 92,2 - 97,7 17/2 16,9 - 18,3 71,0 - 71,3 27/2 12,2 - 18,9 92,2 - 97,7 18/2 15,4 - 20,9 72,2 - 90,6 28/2 12,2 - 24,4 61,9 - 96,1 19/2 12,8 - 16,7 85,9 - 95,1 29/2 8,2 - 29,4 49,3 - 96,7 20/2 11,5 - 23,1 64,5 - 96, 1/3 7,9 - 30,5 43,5 - 95,7 21/2 10,4 - 27,7 57,5 - 96,7 2/3 8,4 - 32,5 41,3 - 95,7 22/2 14,4 - 32,0 54,3 - 95,2 3/3 7,4 - 33,7 37,8 - 95,4 23/2 16,1 - 33,6 53,9 - 94,0 4/3 12,4 - 31,6 40,3 - 96,1 24/2 18,6 - 26,8 70,6 - 96,4 5/3 16,4 - 25,5 63,4 - 95,4
(Nguồn Trạm khí tượng thủy văn huyện Hương Khê) Năm 2008, mặc dù nhiệt độ trong tháng 1 và đầu tháng 2 rất thấp (nhiệt độ trung bình ngày duới 15 0C, thấp nhất có ngày xuống tới 7 0C) và mưa phùn, song từ giữa đến hết tháng 2, nhiệt độ tăng dần và thời kỳ nở hoa rộ (từ 21 - 25/2) trời nắng, không mưa đã tạo điều kiện cho hoa thụ phấn, thụ tinh tốt. Theo Erickson và Brannaman, cây có múi nói chung và bưởi nói riêng có từ 100.000 - 200.000 hoa/cây, chỉ cần 1 - 2 % số hoa được thụ phấn và đậu quả là đã cho năng suất rất cao. Như vậy điều kiện nhiệt độ thời kỳ nở hoa năm 2008 tại Hương Khê khá thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh dẫn đến năng suất nói chung tương đối cao.
Bảng 3.9. Nhiệt độ và ẩm độ không khí thời kỳ nở hoa năm 2016
Ngày, tháng
Nhiệt độ (0C)
Ẩm độ KK (%)
Ngày, tháng
Nhiệt độ (0C)
Ẩm độ KK (%)
5/3 20,2 - 24,7 91 18/3 20,1 - 28,3 91
6/3 20,8 - 24,8 91 19/3 21,2 - 27,9 90
7/3 20,8 - 31,3 87 20/3 22,0 - 30,2 89
8/3 21,8 - 34,2 87 21/3 22,8 - 30,1 88
9/3 22,2 - 32,3 87 22/3 22,8 - 29,2 88
10/3 17,5 - 26,0 92 23/3 23,0 - 27,9 88
11/3 15,0 - 17,5 92 24/3 17,6 - 24,5 97
12/3 14,9 - 20,1 87 25/3 14,8 - 17,6 90
13/3 17,0 - 21,6 91 26/3 13,9 - 21,8 87
14/3 17,2 - 19,7 89 27/3 15,6 - 20,7 83
15/3 15,4 - 21,1 89 28/3 16,6 - 20,4 84
16/3 17,4 - 23,2 90 29/3 16,8 - 22,0 90
17/3 19,4 - 29,0 89 30/3 18,8 - 24,4 89
(Nguồn Trạm khí tượng thủy văn huyện Hương Khê) Năm 2016, nhiệt độ tháng 2 rất thấp (nhiệt độ bình quân ngày dưới 16oC, có ngày xuống 6 - 7oC) và kéo theo mưa phùn. Tuy nhiên, thời kỳ ra hoa năm 2016 rất muộn so với các năm, đến đầu tháng 3 mới bắt đầu ra hoa và kết thúc vào cuối tháng 3, nở rộ từ ngày 16 - 23/3, nhiệt độ đoạn này dao động từ 17,2oC - 30,2oC rất thích hợp cho hoa thụ phấn, thụ tinh, kết hợp với biện pháp thụ phấn bổ sung được người dân áp dụng nên năm 2016 tỷ lệ đậu quả khá cao thể hiện qua năng suất đạt 12,5 tấn/ha, bằng 61,01% so với năm 1994 (năng suất đạt 20,49 tấn/ha).
Bảng 3.10. Nhiệt độ và ẩm độ không khí thời kỳ nở hoa năm 2018
Ngày, tháng
Nhiệt độ (0C)
Ẩm độ KK (%)
Ngày, tháng
Nhiệt độ (0C)
Ẩm độ KK (%)
14/2 13,8 - 27,5 82 24/2 20,0 - 25,7 91
15/2 17,1 - 27,5 87 25/2 20,5 - 26,7 92
16/2 19,4 - 22,6 92 26/2 18,2 - 20,5 94
17/2 19,7 - 25,5 90 27/2 18,1 - 22,0 94
18/2 19,7 - 25,0 91 28/2 19,8 - 24,3 93
19/2 20,8 - 26,5 91 01/3 20,8 - 29,3 89
20/2 20,6 - 27,0 90 02/3 22,4 - 31,3 90
21/2 22,6 - 25,8 92 03/3 21,8 - 32,9 89
22/2 19,6 - 24,0 92 04/3 22,7 - 37,6 70
23/2 19,8 - 25,6 91 05/3 20,6 - 36,5 76
(Nguồn Trạm khí tượng thủy văn huyện Hương Khê) Năm 2018, thời điểm ra hoa khá muộn từ 14/2 đến 6/3, tương tự thời điểm ra hoa năm 2008, thời kỳ nở rộ từ 20 - 25/2 nhiệt độ khá cao dao động từ 19,6 0C - 27,0
0C khá thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh, thời điểm này có mưa phùn nhưng không nhiều và người dân đã tranh thủ những lúc thời tiết thuận lợi thực hiện biện pháp thụ phấn bổ sung nên tỷ lệ đậu quả năm 2018 đạt khá cao, thể hiện qua năng suất dự kiến đạt 16,4 tấn/ha, bằng 80,04% so với năm 1994 (năng suất đạt 20,49 tấn/ha).
Như vậy: Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ, ẩm độ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê - Hà Tĩnh.