Diễn biến diện tích, năng suất của giống bưởi Phúc Trạch

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất bưởi phúc trạch tại huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH

3.2.2. Diễn biến diện tích, năng suất của giống bưởi Phúc Trạch

Theo các tài liệu về lịch sử, văn hoá của huyện Hương Khê, giống bưởi Phúc Trạch xuất hiện từ năm 1867 tại một vườn hộ ở xã Phúc Trạch. Với nhiều đặc điểm quý như quả chín vàng, vị ngon khác lạ nên giống bưởi này đã được người dân trong vùng chiết cành để trồng và đến nay trở thành giống cây ăn quả đặc sản. Lịch sử phát triển giống bưởi Phúc Trạch có nhiều bước thăng trầm, năm 1938 bưởi Phúc Trạch đã được thưởng huy chương vàng trong cuộc thi cây trái ngon các nước Đông Dương do người Pháp tổ chức, suốt các năm sau đó phần do chiến tranh, phần do phải ưu tiên đất cho sản xuất nông nghiệp,... giống bưởi Phúc Trạch dần mai một. Từ khi tái lập tỉnh Hà Tĩnh năm 1991 ngành Nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh nói chung, huyện Hương Khê nói riêng bắt đầu có những hoạt động khôi phục, phát triển giống bưởi đặc sản này. Diễn biến về diện tích, năng suất của giống bưởi Phúc Trạch ở một số năm từ 1994 đến nay được trình bày ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Diễn biến về diện tích, năng suất giống bưởi Phúc Trạch

Năm

Diện tích Năng suất

Sản lượng (tấn) Tổng diện tích

(ha)

Diện tích cho quả (ha)

bình quân (tấn/ha)

1994 540,13 147,51 20,49 3.022,48

1997 714,00 327,5 15,00 4.912,50

1998 835,70 360,6 17,30 6.238,38

1999 986,90 409,3 7,54 3.086,12

2000 1.178,40 463,22 6,01 2.783,95

2003 1.270,00 530,72 2,77 1.470,09

2004 1.325,00 878,56 1,12 983,99

2005 1.400,00 1.000,00 1,50 1.500,00

2006 1.423,00 1.180,00 0,67 790,60

2007 1.420,00 1.160,00 0,50 580,00

2008 1.235,00 1.100,00 4,55 5.005,00

2009 824,89 559,76 0,04 22,39

2010 756,94 547,95 4,50 2.465,78

2011 688,98 536,13 5,60 3.002,33

2012 992,00 759,00 8,44 6.405,96

2013 918,00 762,00 8,60 6.553,20

2014 1.286,40 900,00 9,00 8.100,00

2015 1.500,00 1.000,00 11,00 11.000,00

2016 1.869,00 1.100,00 12,50 13.750,00

2017 2.149,00 1.236,00 15,60 19.281,60

2018 2.219,10 1.391,00 16,40 22.812,40

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hương Khê

Hình 3.1. Diễn biến diện tích bưởi Phúc Trạch

Hình 3.2. Diễn biến năng suất bưởi Phúc Trạch Số liệu thu được cho thấy:

- Về diện tích: Diễn biến diện tích của giống bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê từ năm 1994 đến nay có thể chia làm 4 giai đoạn.

+ Giai đoạn 1 (từ 1994 đến 2000): Là giai đoạn diện tích giống bưởi Phúc Trạch tăng nhanh, liên tục qua các năm. Diện tích được mở rộng trong giai đoạn này chủ yếu tập trung trong vườn hộ, tốc độ mở rộng nhanh từ năm 1998 đến năm 2000 với mức tăng bình quân trên 130 ha/năm. Việc tăng nhanh diện tích trong giai đoạn này bắt nguồn từ hai nguyên nhân cơ bản: Do sự phát triển tự pháp của người dân khi nhận thấy giống bưởi Phúc Trạch mang lại giá trị kinh tế cao và do hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền của ngành Nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh nói chung, huyện Hương Khê nói riêng, đặc biệt là phong trào vận động người dân cải tạo vườn tạp để lấy đất

phát triển giống bưởi Phúc Trạch (từ năm 1995 - 1998). Trong phong trào này có rất nhiều cây bưởi khác giống với bưởi Phúc Trạch bị chặt bỏ để thay thế bằng giống bưởi Phúc Trạch vì có giá trị kinh tế không cao (từ 500 - 1.000 đồng/quả). Nhiều vườn tạp trở thành vườn trồng thuần giống bưởi Phúc Trạch và kể từ đó giống bưởi Phúc Trạch bắt đầu có dấu hiệu suy giảm năng suất.

+ Giai đoạn 2 (từ năm 2000 đến 2006): Ở giai đoạn này diện tích giống bưởi Phúc Trạch tiếp tục được mở rộng nhưng tốc độ phát triển chậm hơn giai đoạn 1 (bình quân tăng khoảng 50 ha/năm). Diện tích được mở rộng chủ yếu do sự hỗ trợ của các đề tài, dự án triển khai trên địa bàn huyện Hương Khê. Hầu hết các vườn trồng mới đều trồng thuần 1 giống bưởi Phúc Trạch với số lượng từ vài chục đến một vài trăm cây.

Một số vườn có quy mô lớn như mô hình trồng tập trung từ 5 đến 20 ha ở xã Hương Trạch và xã Phúc Trạch.

+ Giai đoạn 3 (từ 2006 đến 2011): Là giai đoạn diện tích giống bưởi Phúc Trạch bắt đầu suy giảm, tốc độ giảm chậm ở những năm đầu của giai đoạn, giảm nhanh từ 2008 đến năm 2011. Diện tích giống bưởi Phúc Trạch năm 2009 chỉ còn 842,89 ha, tương đương với năm 1998 (835,7 ha). Điều này có nghĩa là diện tích giống bưởi Phúc Trạch mất đi trong khoảng 3 năm (từ 2006 - 2008) gần bằng diện tích mở rộng trong hơn 10 năm liên tục (từ 1998 - 2009).

+ Giai đoạn 4 (từ năm 2011 đến nay): Là giai đoạn diện tích giống bưởi Phúc Trạch tăng nhanh trở lại, với mức tăng bình quân trên 247 ha/năm. Việc tăng nhanh diện tích trong giai đoạn này bắt nguồn tư các nguyên nhân cơ bản sau: Khắc phục được hiện tường ra hoa không đậu quả kéo dài nhiều năm liên tục bằng phương pháp thụ phấn bổ sung, hiệu quả từ công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn và các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cây bưởi Phúc Trạch, hiệu quả kinh tế mang lại ngày càng cao từ việc phát triển sản xuất cây bưởi Phúc Trạch.

- Về năng suất: Trái ngược với đà tăng trưởng của diện tích, năng suất của giống bưởi Phúc Trạch có chiều hướng suy giảm qua các năm. Những năm đầu của thời kỳ phát triển (từ 1994 - 1998) năng suất đạt khá cao (từ 15 - 20,4 tấn/ha). Kể từ năm 1998 đến năm 2009 năng suất giảm sút một cách nghiêm trọng, năng suất năm 2009 chỉ bằng 0,15% so với năm 1994 (0,04 tạ/ha năm 2009 so với 20,49 tạ/ha năm 1994). Tại các xã trồng bưởi tập trung có nhiều vườn mất trắng trong nhiều năm liền, những vườn còn lại chỉ có từ 3 - 5 quả/cây. Năng suất các năm 2010 và 2011 có tăng đôi chút, nhưng vẫn còn khá thấp. Năng suất bắt đầu tăng nhanh từ năm 2012 đến nay và dự kiến năm 2018 năng suất đạt 16,4 tấn/ha.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất bưởi phúc trạch tại huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)