Thành phần sâu bệnh hại bưởi Phúc Trạch, xác định đối tượng hại chính và tác hại của chúng

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất bưởi phúc trạch tại huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VỀ SÂU, BỆNH HẠI TRÊN CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH

3.3.1. Thành phần sâu bệnh hại bưởi Phúc Trạch, xác định đối tượng hại chính và tác hại của chúng

Kết quả về thành phần sâu bệnh hại trên bưởi Phúc Trạch được tổng hợp trên cơ sở điều tra thực tế tại các hộ trồng bưởi thuộc 02 xã Phúc Trạch và Hương Trạch. Thành phần sâu bệnh hại và mức độ phổ biến của chúng được trình bày ở bảng số liệu sau:

Bảng 3.16. Thành phần sâu bệnh hại bưởi Phúc Trạch và mức độ phổ biến của chúng

TT Tên sâu,

bệnh hại Tên khoa học Bộ phận bị hại Mức độ phổ biến I Bệnh hại

1 Bệnh đốm đen Phyllosticta citricarpa

(Guignardia citricarpa) Lá, quả ++++

2 Chảy gôm Phytophthora parasitica Gốc, rễ, thân +++

3 Thối rễ Chưa xác định Gốc, rễ +

4 Đốm dầu Mycospharella citri Lá, quả ++

5 Bệnh loét Xanthomonas campetris Cành, lá, quả ++

6 Bệnh sẹo Elsinoe fawcetti Lá, quả +

7 Đốm (melanose) Phomopsis citri Quả, lá ++

8 Nấm muội đen Capnodium citri Lá, cành, quả +++

9 Đốm rong Tảo, địa y và nấm Thân ++

II Sâu hại

10 Sâu vẽ bùa Phylocnistis citrella Lá ++

11 Sâu nhớt Clitea metllica Chen Cành lá non +++

12 Sâu xanh Papilio demoleus Lá, quả ++

13 Sâu đục thân Anoplophora chinensis

Chelidonium argentatum Thân, cành +++

14 Bọ rầy Diaphorina citri Kuwayama Cành, lá, quả +

15 Rệp sáp Pseudococus citriculus Cành, lá, quả +++

16 Rệp vảy ốc Coccus spp. Cành, lá, quả ++

17 Bọ trĩ Scirtothrips citri Cành, lá, quả ++

18 Bọ xít xanh Rhynchocoris serratus Cành, lá, quả +

19 Câu cấu Hypomeces squamosus Fabr Lá +++

20 Ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Quả +++

21 Rệp nâu Toxoptera aurantii Cành, lá, quả +++

22 Nhện Panonychus citri

Phyllocoptruta oleivora Lá, quả +++

Ghi chú: + : Rất ít phổ biến; ++ Ít phổ biến; +++: Phổ biến; ++++: Rất phổ biến

Đã điều tra và xác định được hơn 20 loại đối tượng gây hại trên bưởi Phúc trạch, trong đó có 9 loại bệnh và hơn 13 loại sâu và động vật hại. Sâu, bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, phổ biến là bệnh đốm đen, bệnh chảy gôm, nấm muội đen, rầy rệp, sâu nhớt, sâu đục thân, nhện, ruồi vàng..., trong đó có một số đối tượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, năng suất, phẩm chất bưởi Phúc Trạch, cụ thể:

- Sâu nhớt: Gây hại tương đối rộng, thường hại lá non, quả non, gặm biểu bì lá, bề mặt của quả non, tạo nên các sẹo khuyết màu nâu. Chúng gây hại nghiêm trọng vào đợt lộc xuân, giai đoạn ra nụ, hoa của cây bưởi. Các hộ đã có sự chủ động phun thuốc phòng trừ và đã bảo vệ tốt các đợt lộc xuân, không như giai đoạn trước, các nông hộ trồng bưởi không dám sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì sợ rụng hoa, quả, điều này đã dẫn đến sự bùng phát thành dịch, ảnh hưởng không chỉ đến đợt lộc xuân mà đến cả quá trình ra hoa, đậu quả của bưởi.

- Nhện (nhện đỏ, nhện rám vàng): Gây hại gần như quanh năm, chúng hút dịch lá, quả làm lá bị bạc trắng và rụng, quả bị rám. Các đối tượng này đặc biệt nguy hiểm vì có vòng đời ngắn và tính kháng thuốc cao.

- Rầy rệp: Là các đối tượng gây hại nguy hiểm, chúng hút dịch làm lá héo vàng và là môi giới truyền bệnh. Rệp sáp phát sinh phát triển mạnh vào giai đoạn tháng 2 đến tháng 4 hàng năm kéo theo lớp nấm muội đen phủ lên bề mặt lá, quả, làm ảnh hưởng đến mẫu mã quả và khả năng quang hợp của cây. Đáng chú ý là do rệp sáp có lớp bảo vệ bên ngoài, khả năng kháng thuốc cao và phát triển mạnh trong thời kỳ ra hoa, đậu quả nên có ảnh hưởng lớn đến cây bưởi Phúc Trạch trên hầu hết diện tích trồng trọt tại huyện Hương Khê.

- Bệnh chảy gôm: Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm trên giống bưởi Phúc Trạch ở Hương Khê, là nguyên nhân gây suy thoái, gây chết cây ở nhiều vườn bưởi. Bệnh chảy gôm được coi là một trong những nguyên nhân chính làm giảm diện tích bưởi Phúc Trạch trong những năm gần đây. Đặc biệt sau các đợt lụt tỷ lệ cây bị bệnh chảy gôm tăng lên rất nhanh, là nguyên nhân gây suy giảm năng năng suất, những cây nhiểm nặng có thể bị chết như lụt năm 2010, năm 2016.

- Bệnh thối hoa quả: Bệnh thường xảy ra vào giai đoạn ra hoa, đậu quả và có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ đậu quả. Những nụ, hoa, thối thường lan sang những nụ, hoa, quả non khác gây hỏng cả chùm. Hiện chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nên chưa xác định được biện pháp phòng trừ hữu hiệu.

- Bệnh đốm đen: Là loại bệnh mới phát sinh những năm gần đây nhưng đã gây thành dịch trong toàn vùng. Bệnh xuất hiện và gây hại nặng trên quả khi sắp thu hoạch (tỷ lệ quả bị bệnh nhiều vườn lên tới 100%) làm vỏ quả có nhiều vết đốm hình tròn đường kính 2 - 3 mm, lõm xuống. Quả bị bệnh chuyển màu vàng, gây ra hiện tượng chín ép, ảnh

hưởng nghiêm trọng đến mẫu mã và phẩm chất quả. Ngoài gây hại trên quả, bệnh này còn gây hại mạnh trên lá, những cây bệnh nặng toàn bộ lá có những vết đốm màu vàng.

Tóm lại: Giống bưởi Phúc Trạch mẫn cảm với khá nhiều loài sâu, bệnh hại, trong đó có những loại sâu, bệnh hại rất nguy hiểm. Việc nhận biết về sâu bệnh hại và phòng trừ của người trồng bưởi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa có cơ sở khoa học dẫn tới việc phòng trừ không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất bưởi phúc trạch tại huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)