Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước đông nam á (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để trình bày những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được nhằm có cái nhìn tổng quan về mẫu nghiên cứu. Thông qua việc mô tả, ta có thể biết được về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, trung vị, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của từng biến trong mô hình nghiên cứu.

3.3.2. Phân tích tương quan

Phân tích tương quan thông qua việc lập ma trận tương quan giữa các biến số trong bài nghiên cứu với nhau. Cụ thể, đây là phép phân tích được sử dụng là thước đo độ lớn của các mối liên hệ giữa các biên định lượng trong nghiên cứu, thông qua thước đo này có thể xác định mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cũng như mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau.

30

3.3.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Việc đề tài nghiên cứu sử dụng mô hình GMM theo đề xuất nghiên cứu Saona (2016) để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại mốt số nước Đông Nam Á cần được thực hiện các kiểm định để chứng minh sự phù hợp của sự lựa chọn này. Theo Peter Hansen (1982) thì mô hình GMM phù hợp để phân tích cho dữ liệu bảng (panel data) và khắc phục các hiện tượng bao gồm hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi, nội sinh. Với dữ liệu nghiên cứu của đề tài là dữ liệu bảng của 98 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2005 – 2017 với tổng số quan sát là 1.024; tác giả thực hiện các kiểm định về tự tương quan, phương sai thay đổi và nội sinh để đảm bảo việc sử dụng mô hình GMM cho bài nghiên cứu là phù hợp.

3.3.3.1. Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Thuật ngữ tự tương quan (autocorrelation) là hiện tượng có sự tương quan giữa các thành phần của các chuỗi quan sát được sắp xếp theo không gian (dữ liệu chéo) hay được sắp xếp theo thời gian (chuỗi thời gian). Theo các mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển (OLS) thì giả định rằng các sai số hoặc các độ nhiễu trong biến số là hoàn toàn ngẫu nhiên hoặc không có tương quan, như vậy nếu mô hình có hiện tương tự tương quan thì phương pháp hồi quy cổ điển sẽ không còn phù hợp. Hiện nay có rất nhiều phương pháp để kiểm định hiện tượng tự tương quan, cụ thể tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge cho dữ liệu bảng với giả thiết như sau:

 H0: Không có hiện tượng tự tương quan chuỗi;

 H1: Có hiện tượng tự tương quan chuỗi.

Kết quả khi thực hiện kiểm định Wooldridge trong phần mềm Stata, phần mềm sẽ cho ra kết quả Prob mà theo đó khi Prob > 5% (tại mức ý nghĩa 5%) thì sẽ chấp nhận giả thiết H0 và ngược lại.

31

3.3.3.2. Kiểm định phương sai thay đổi

Một giả thiết quan trọng khác trong mô hình hồi quy cổ điển (bên cạnh không có hiện tượng tự tương quan) là không có hiện tượng phương sai thay đổi hay còn gọi là phương sai không đổi/ cùng phương sai do hiện tượng phương sai thay đổi sẽ làm mất đi tính chất không thiên lệch, nhất quán của mô hình. Như vậy có thể hiểu rằng phương sai thay đổi là hiện tượng phương sai của từng biến có xuất hiện các yếu tố nhiễu làm gây ra sự biến động nhưng không theo quy luật trong mẫu quan sát. Để kiểm định phương sai thay đổi, tác giả thực hiện chạy mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và sau đó thực hiện kiểm định Modified Wald test bằng phần mềm Stata với giả thiết:

 H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi;

 H1: Có hiện tượng phương sai thay đổi.

Với kết quả kiểm định trong phần mềm sẽ cho biết giá trị Prob, nếu Prob > 5%

(tại mức ý nghĩa 5%) thì sẽ chấp nhận giả thiết H0 và ngược lại.

3.3.3.3. Kiểm định hiện tượng nội sinh

Hiện tượng nội sinh (endogeneity) là hiện tượng có sự tương quan giữa các biến độc lập và sai số trong mô hình; khi sử dụng mô hình hồi quy cổ điển nếu xuất hiện hiện tượng nội sinh sẽ làm cho kết quả của mô hình là không vững. Để kiểm định hiện tượng nội sinh, thực hiện hồi quy theo mô hình OLS và sau đó thực hiện kiểm định Durbin–Wu–Hausman, nếu giá trị Prob > 5% (tại mức ý nghĩa 5%) thì chấp nhận giả thiết H0 và ngược lại. Các giả thiết của kiểm định Durbin–Wu–

Hausman:

+ H0: Không có hiện tượng nội sinh;

+ H1: Có hiện tượng nội sinh.

32

3.3.3.4. Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình

Với các kết quả kiểm định như trình bày ở trên, trong trường hợp mô hình xuất hiện tất cả các hiện tượng bao gồm hiện tượng tự tương quan, hiện tượng phương sai thay đổi, hiện tượng nội sinh thì việc mô hình GMM là phù hợp để phân tích là phù hợp và ngược lại việc áp dụng mô hình GMM sẽ là không phù hợp.

33

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước đông nam á (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)