Quản trị lợi nhuận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của mức độ sở hữu nhà nước đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 33 - 43)

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY

3.2. Đo lường biến và kỳ vọng về dấu

3.2.1. Quản trị lợi nhuận

Hành vi quản trị lợi nhuận được nghiên cứu đo lường qua các phương pháp đo lường của Jones (1991), Dechow và các cộng sự (1995), Kothari và các cộng sự (2005) và Roychowdhury (2006).

Phương pháp đo lường của Jones (1991)

Bước 1: Xác định hệ số hồi quy của biến dồn tích bình thường bằng cách sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính sau

Trong đó:

 TA: Tổng dồn tích (total accruals) = Lợi nhuận sau thuế - Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

 REV: Doanh số thuần (revenues)

 PPE: Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình (Property, plant and equipment)

Bước 2: Xác định biến dồn tích bình thường (Không thể điều chỉnh) bằng cách sử dụng các hệ số hồi quy từ phương trình trên, thế vào công thức:

 NDA: Dồn tích bình thường (Non-discretionary – Biến dồn tích không thể điều chỉnh)

Bước 3: Xác định hành vi quản trị lợi nhuận

Phương pháp đo lường củaDechow và các cộng sự (1995) Dựa trên mô hình của Jones (1991), Dechow và các cộng sự (1995) cải tiến mô hình Jones (1991) như sau:

Trong đó, là sự thay đổi trong tài khoản nợ phải thu.

Sau khi xác định biến dồn tích bình thường NDA, hành vi quản trị lợi nhuận được xác định như sau:

Phương pháp đo lường củaKothari và các cộng sự (2005) Các tài liệu trước đây tìm ra khuyến điểm của các mô hình dồn tích có điều chỉnh (discretionary accrual models) khi được sử dụng với các doanh nghiệ có kết quả hoạt động kinh doanh tương đối tốt. Cho nên, các nghiên cứu sau này đã đưa ra mô hình mới đo lường mức độ dồn tích có điều chỉnh có liên kết với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty (performance-matched discretionary accrual measure).

Dựa vào mô hình Jones (1991) và mô hình Dechow và các cộng sự (1995), Kothari và các cộng sự (2005) đã phát triển mô hình sau:

Trong đó, là tỷ lệlợi nhuận sau thuế so với giá trị sổ sách của tổng tài sản ở năm t-1.

Sau khi xác định biến dồn tích bình thường NDA, hành vi quản trị lợi nhuận được xác định như sau:

Phương pháp đo lường củaRoychowdhury (2006) - Mô hình dòng tiền bất thường: RM_CFO

- Mô hình chi phí sản xuất bất thường: RM_PROD

- Mô hình chi phí hữu ích bất thường: RM_DISEXP

Trong đó:

 thể hiện dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty I tại thời điểm t

 là giá trị sổ sách của tổng tài sản của công ty i trong năm t-1

 là doanh sốthuần của công ty i trong năm t

 là doanh sốthuần của công ty I trong năm t trừ đi doanh sốthuần trong năm t-1

 là doanh số thuần của công tyI trong năm t – 1

 là tổng giá vốn hàng bán của công ty i trong năm t

 là tổngchi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất chung và chi phí bán hàng của công ty i trong năm t.

Sau khi hồi quy ba mô hình RM_CFO, RM_PROD, RM_DISEXP theo hồi quy dữ liệu bảng (panel data), luận văn tiến hành tính phần dư EM4, EM5, EM6 từ 3 mô hình trên để đại diện cho hành vi quản trị lợi nhuận tương tự như cách làm ở 03 mô hình trên.

3.2.2 Sở hữu nhà nước

Wang và Yung (2011) đã nghiên cứu tác động của sở hữu nhà nước đến hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp ở Trung Quốc. Nghiên cứu của các tác giả tìm thấy rằng tỷ lệ sở hữu nhà nước làm giảm hành vi quản trị lợi nhuận, nói cách khác tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao có xu hướng giúp các doanh nghiệp ngăn cản hành vi quản trị lợi nhuận của các nhà quản trị. Tương tự vậy, Wang và Campbell (2012) cũng tìm thấy sở hữu nhà nước càng cao càng làm giảm hành vi quản trị lợi nhuận của các nhà quản trị, nói cách khác các doanh nghiệp nhà nước ít có khuynh hướng bóp méo thu nhập. Giải thích kết quả này các nghiên cứu trước đây đã lập luận rằng các nhà quản trị của các doanh nghiệp nhà nước sẽ ít có động cơ để gia tăng thu nhập của doanh nghiệp do các nhà quản trị này nhận được nhiều động cơ khích lệ có liên quan đến doanh nghiệp nhà nước bởi Chính phủ và các cơ quan Nhà nước (Hoang và các cộng sự, 2014), cũng như có thể tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài trợ bên ngoài với chi phí rẻ hơn so với các doanh nghiệp tư nhân (Zou và Xiao, 2006; Li và các cộng sự, 2009; Nguyen và các cộng sự, 2012; Lê Thị Phương Vy và Phan Thị Bích Nguyệt, 2015). Trong luận văn này, sở hữu nhà nước được đo lường bởi phần trăm nắm giữ cổ phần bởi nhà nước trong tổng số cổ phần của doanh nghiệp.

3.2.3 Kiệt quệ tài chính

Các nghiên cứu trước đây cho rằng động cơ chính để các doanh nghiệp thao túng báo cáo tài chính thông qua thu nhập và chi phí chính là để che giấu vấn đề

kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Các công ty được cho rằng kiệt quệ tài chính sẽ có hành vi thao túng lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua các phương pháp khác nhau. Cụ thể, các doanh nghiệp này sẽ gia tăng lợi nhuận và làm giảm chi phí để che giấu vấn đề kiệt quệ tài chính của công ty (Campa và Camacho – Minano, 2015). Đồng thời, kiệt quệ tài chính trong luận văn được đo lường bởi biến giả, trong đó biến giả bằng 1 khi tỷ số thu nhập hoạt động trên chi phí lãi vay nhỏ hơn 1 và ngược lại bằng 0 tương tự với cách đo lường của Fich và Slezak (2008) và Campa và Camacho – Minano (2015). Điều này cho thấy rằng các công ty không tạo ra dòng tiền đủ lớn để trang trải phần chi phí lãi vay thì có thể sẽ phải đối mặt với các vấn đề như kiệt quệ tài chính, vỡ nợ, phá sản…

3.2.4 Quy mô doanh nghiệp

Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm phân tích các yếu tố quyết định hành vi quản trị lợi nhuận đều đưa biến quy mô công ty vào trong mô hình nghiên cứu.

Johnson và các cộng sự (2002) chi ra rằng sự phức tạp của hệ thống báo cáo tài chính sẽ có sự khác biệt theo quy mô của công ty khi các công ty có quy mô lớn sẽ tăng trưởng tốt hơn và đa dạng hóa tốt hơn các công ty có quy mô nhỏ. Bushmen và các cộng sự (2004) nhấn mạnh tầm quan trọng của quy mô công ty trong cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp. Các tác giả chỉ ra rằng vấn đề bất cân xứng thông tin giữa các nhà quản trị và cổ đông sẽ tương đối cao hơn ở các công ty có quy mô lớn so với các công ty có quy mô nhỏ do sự phức tạp trong cấu trúc sở hữu của các công ty có quy mô lớn. Đồng thời, các tác giả cũng lập luận rằng nhu cầu về quản trị doanh nghiệp được kỳ vọng cao hơn ở các công ty có quy mô lớn so với các công ty có quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên, tác động của quy mô của công ty đến hành vi quản trị lợi nhuận thì chưa rõ ràng. Một mặt, Dechow và Dichev (2002) tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chất lượng dồn tích và quy mô công ty. Điều này chỉ ra rằng các công ty có quy mô lớn có chất lượng dồn tích ổn định hơn. Choi và Lee (2002) tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho rằng các công ty có quy mô nhỏ có động cơ quản trị lợi nhuận cao hơn để tránh báo cáo lỗ hơn so với các công ty có quy mô lớn. Mặt

khác, Lobo và Zhou (2006) lập luận rằng các công ty có quy mô lớn sẽ có nhiều cơ hội để quản trị lợi nhuận của họ hơn so với các công ty có quy mô nhỏ do các đối tượng bên ngoài khó có thể phát hiện việc quản trị lợi nhuận trong hệ thống báo cáo tài chính phức tạp. Phù hợp với quan điểm này, Moses (1987) cho rằng các công ty có quy mô lớn điều chỉnh lợi nhuận nhiều hơn so với các công ty có quy mô nhỏ.

3.2.5 Cơ hội tăng trưởng

Các nghiên cứu trước đây tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho rằng các nhà quản lý của công ty sẽ thực hiện các hành vi quản trị lợi nhuận để tránh xu hướng tăng trưởng tiêu cực (Bartov, 1993; Wild, 1996). Tương tự thế, Nagar (2002) cũng tìm thấy kết quả cho thấy rằng các nhà quản trị tránh xu hướng tiêu cực bởi vì các nhà quản trị sẽ đạt được lợi ích nhất định khi công ty đạt được mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, Abdul Rahman và Haneem Mohamed (2006) và Bowen và các cộng sự (2008) đề nghị một hướng khác. Kết quả của các nghiên cứu này cho thấy rằng cơ hội tăng trưởng thể hiện mối tương quan ngược chiều với biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh bởi các nhà quản trị (discretionary accruals). Hơn thế nữa, Gunny (2010) tìm thấy rằng các công ty có tốc độ tăng trưởng cao thì ít có hành vi gian lận báo cáo tài chính thông qua việc quản trị lợi nhuận đến từ các hoạt động thực. Đồng thời, dựa vào sự đề nghị của các nghiên cứu trước đây (Beatty và các cộng sự, 2002;

Johnson và các cộng sự, 2002; Nagy, 2005; Yu, 2008; McNichols và Stubeen, 2008), luận văn đo lường cơ hội tăng trưởng của công ty như là sự thay đổi trong doanh thu thuần của công ty.

3.2.6 Đòn bẩy

Bartov (1993) và DeFond và Park (1994) tìm thấy mối tương quan cùng chiều với mức độ đòn bẩy của các công ty với hành vi quản trị lợi nhuận. Các tác giả cho rằng các công ty đối mặt với tình trạng kiệt quệ tài chính hoặc đang có gánh nặng lãi vay càng cao thì sẽ có động cơ để thực hiện các hành vi quản trị lợi nhuận của mình. Ngược lại, Balsam và các cộng sự (2005) cho rằng có mối tương quan ngược chiều mức độ đòn bẩy và hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty. Do đó, ảnh hưởng của đòn bẩy đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty vẫn chưa rõ ràng. Đồng thời, đòn bẩy được đo lường bởi tổng nghĩa vụ nợ trên tổng tài sản như cách tính toán của các tác giả như Balsam và các cộng sự (2003), Nagy (2005), Carey và Simnett (2006), Abbott và các cộng sự (2006), Cohen và Zarowin (2010).

3.2.7 Lợi nhuận

Lợi nhuận của công ty và hành vi quản trị lợi nhuận được cho rằng có mối quan hệ đáng kể với nhau. Cụ thể, Kirschenheiter và Melumad (2002) đã cho rằng lợi nhuận được công bố cho phép các nhà đầu tư có thể đánh giá được lợi nhuận trong tương lai của công ty. Do đó, việc duy trì mức độ biến động ở mức nhỏ nhất có thể giúp cải thiện sự kỳ vọng của các nhà đầu tư về tình hình hoạt động của công ty trong tương lai. Phản ứng lại tình huống này, các công ty đang đối mặt với sự gia tăng (sự suy giảm) trong lợi nhuận có thể thực hiện các hành vi quản trị lợi nhuận giảm xuống (gia tăng) để duy trì mức độ lợi nhuận không quá biến động. Điều này có thể giúp giá cổ phiếu của các công ty gia tăng trong ngắn hạn, và do đó làm gia tăng động cơ của các nhà quản trị làm trơn (smooth) lợi nhuận (Hunt và các cộng sự, 1997; Trueman và Titman, 1988). Theo đó, có thể thấy rằng các công ty có dòng tiền thặng dư sẽ có hành vi quản trị lợi nhuận giảm và ngược lại các công ty có dòng tiền cạn kiệt có xu hướng điều chỉnh gia tăng lợi nhuận của mình. Đồng thời, lợi nhuận được tính bởi lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản tương tự với cách tính

toán của Alghamdi (2012), Rohaida (2011), Habbash (2010) và Campa và Camacho – Minano (2015) đã áp dụng trong nghiên cứu của các tác giả.

3.2.8 Thành viên hội đồng quản trị độc lập

Các thành viên hội đồng quản trị độc lập được cho là những người khách quan nhất, họ hành động dựa trên lợi ích cao nhất của doanh nghiệp (TSE, 1994).

Hơn thế nữa, các thành viên hội đồng quản trị độc lập có lợi trong việc phát triển danh tiếng của một chuyên gia kiểm soát, giám sát (Fama và Jensen, 1983). Beasley (1996) đã tìm ra mối tương quan âm giữa tỷ lệ phần trăm thành viên hội đồng quản trị độc lập và hành vi quản trị lợi nhuận; và Dechow và các cộng sự (1996) chỉ ra các doanh nghiệp có số lượng lớn các thành viên hội đồng quản trị độc lập có xu hướng ít vi phạm luật kế toán GAAP. Đồng thời, biến InDep nhận giá trị là tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập.

3.2.9 Chất lượng kiểm toán

Tại Việt Nam, bốn công ty kiểm toán lớn nhất (Big4) là: PwC, KPMG, Deloitte và Ernst & Young được cho là có chất lượng kiểm toán tốt nhất (Bassiouny và các cộng sự, 2016) với các lý do chính sau: (1) các công ty này có lượng khách hàng lớn trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, (2) các công ty này có đủ nguồn lực tốt hơn nhờ vào các công nghệ cao, chương trình đào tạo hiệu quả và trình độ kinh nghiệm cao, (3) các công ty có danh tiếng tốt và nếu các công ty này có bất kỳ sai lầm nào sẽ làm danh tiếng của công ty xấu đi. Do đó, báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Big4 đáng tin cậy được kiểm bởi công ty khác. Ngoài ra, theo Chen và các cộng sự (2011) xét cho thị trường Trung Quốc, ý kiến kiểm toán cũng sẽ có mối tương quan âm với hành vi chi phối lợi nhuận do việc phát hành các ý

kiến chấp nhận toàn phần cho thấy báo cáo tài chính là trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu riêng nếu ý kiến không phải là chấp nhận toàn phần như ngoại trừ, trái ngược hay thậm chí từ chối đưa ra ý kiến thể hiện có những hạn chế về phạm vi hay những sai phạm lan tỏa, trọng yếu trên BCTC của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, Lenard và Yu (2012) cũng tìm thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa hai biến số này tương tự như phát hiện của Bartov và các cộng sự (2000).Chính vì vậy, luận văn tính toán biến Big4 nhận giá trị là 1 nếu mẫu là công ty được kiểm toán bởi Big4; nhận giá trị là 0 nếu mẫu là các công ty không được kiểm bởi Big4.

Bảng 0.2. Mô tả biến

Biến Viết tắt Mô tả

Biến phụ thuộc: Hành vi quản trị lợi nhuận

Hành vi quản trị lợi nhuận 1 Em1 Đo lường theo phương pháp tiếp cận của Jones (1991)

Hành vi quản trị lợi nhuận 2 Em2 Đo lường theo phương pháp tiếp cận của Dechow và các cộng sự (1995)

Hành vi quản trị lợi nhuận 3 Em3 Đo lường theo phương pháp tiếp cận của Kothari và các cộng sự (2005)

Hành vi quản trị lợi nhuận 4 Em4

Đo lường theo phương pháp tiếp cận dòng tiền bất thường của Roychowdhury (2006)

Hành vi quản trị lợi nhuận 5 Em5

Đo lường theo phương pháp tiếp cận chi phí sản xuất bất thường của Roychowdhury (2006)

Hành vi quản trị lợi nhuận 6 Em6 Đo lường theo phương pháp tiếp cận chi

phí hữu ích bất thường của Roychowdhury (2006)

Biến độc lập

Kiệt quệ tài chính Distress

Biến giả bằng 1 khi tỷ số thu nhập hoạt động trên chi phí lãi vay nhỏ hơn 1 và

ngược lại bằng 0

Sở hữu nhà nước State Tỷ lệ phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi nhà nước trong tổng số cổ phần

Quy mô Size Logarithm tự nhiên của giá trị sổ sách của tổng tài sản

Đòn bẩy Lev Tỷ lệ tổng nghĩa vụ nợ so với tổng tài sản

Lợi nhuận Roa Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so với tổng tài sản

Cơ hội tăng trưởng Growth Sự thay đổi trong doanh thu thuần của công ty ở năm t và năm t – 1

Chất lượng kiểm toán Big4

Biến giả bằng 1 nếu mẫu là công ty được kiểm toán bởi Big4; nhận giá trị là 0 nếu mẫu là các công ty không được kiểm bởi Big4

Thành viên HĐQT độc lập Indep tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập

(Nguồn : Tác giả tự tổng hợp)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của mức độ sở hữu nhà nước đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)