CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Theo nội dung trong chương 3, do mô hình nghiên cứu của luận văn tồn tại vấn đề tự tương quan và phương sai thay đổi, do đó kết quả ước lượng từ phương pháp hồi quy 2SLS sẽ bị chệch (Bias). Cho nên luận văn thực hiện hồi quy mô hình nghiên cứu bởi phương pháp ước lượng GMM để có thể giải quyết vấn đề nội sinh, tự tương quan và phương sai thay đổi. Kết quả ước lượng các phương trình hồi quy bằng phương pháp GMM được trình bày trong bảng 4.6. Bên cạnh đó, để minh chứng cho kết quả hồi quy này là đáng tin cậy và có thể dùng để phân tích, thảo luận cũng như đưa ra các gợi ý chính sách cho các nhà quản trị cũng như các nhà
hoạch định chính sách tại Việt Nam thì hai kiểm định AR(2) và Hansen cần được thỏa. Nói cách khác, khi không thể bác bỏ giả thuyết H0 của hai kiểm định thì kết quả thu được là đáng tin cậy và có thể phân tích. Cụ thể, dựa vào hệ số p-value của kiểm định AR(2) với giả thuyết H0: không tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc hai, có thể thấy rằng giá trị p-value của kiểm định lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10%.
Kết quả này ngụ ý rằng không thể bác bỏ giả thuyết H0 của kiểm định AR(2), nói cách khác, mô hình nghiên cứu không tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc hai.
Tương tự như vậy, dựa vào hệ số p-value của kiểm định Hansen với giả thuyết H0: biến công cụ không tương quan với phần dư của mô hình nghiên cứu, có thể thấy rằng giá trị p-value của kiểm định lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10%. Kết quả này ngụ ý rằng không thể bác bỏ giả thuyết H0 của kiểm định Hansen, nói cách khác, các biến công cụ sử dụng trong phương pháp GMM không tương quan với phần dư của mô hình nghiên cứu. Điều này có nghĩa là các biến công cụ có giá trị.
Từ kết quả hai kiểm định, luận văn có thể đi đến kết luận rằng kết quả thu được từ việc hồi quy mô hình nghiên cứu bởi phương pháp ước lượng GMM là đáng tin cậy và có thể dùng để phân tích, thảo luận.
Tiếp theo, luận văn tiến hành phân tích các kết quả hồi quy đạt được từ việc ước lượng mô hình nghiên cứu bởi phương pháp hồi quy GMM và thảo luận các kết quả này nghiên cứu. Đầu tiên, dựa vào hệ số dương của biến State trong bảng 4.6 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% trong tất cả các trường hợp với các đại diện cho hành vi quản trị lợi nhuận thì có thể thấy rằng sở hữu nhà nước và hành vi quản trị lợi nhuận thể hiện mối tương quan dương với nhau. Điều này có nghĩa là khi tỷ lệ sở hữu nhà nước ở doanh nghiệp càng gia tăng thì sẽ càng làm gia tăng khả năng các nhà quản lý doanh nghiệp thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận.Kết quả này có phần trái ngược với kỳ vọng ban đầu của luận văn cũng như các phát hiện được tìm thấy bởi các nghiên cứu trước đây như Ding và các cộng sự (2007), Chen và các cộng sự (2011), Wang và Yung (2011), Wang và Campbell (2012),Capalbo và các cộng sự (2014) nhưng lại phù hợp với bằng chứng thực nghiệm của Firth và các cộng sự (2007), Ben – Nasr và các cộng sự (2015) và Gaio và Pinto (2018) đã tìm thấy. Có thể giải thích phát hiện này như là sở hữu nhà nước càng cao có tương quan với cơ chế quản trị doanh nghiệp yếu kém, hiệu quả hoạt động yếu kém, phân bổ nguồn lực không hiệu quả và các hành vi phi đạo đức do các yếu tố như quan liêu, thiếu sự cạnh tranh… (Boardman và Vining, 1989; Megginson và các cộng sự, 1994; Shleifer, 1998; Wang và Yung, 2011). Cho nên điều này sẽ làm cho các nhà quản lý của các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao sẽ thực hiện các hành vi quản trị lợi nhuận hơn.
Bảng 0.6. Kết quả hồi quy ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến hành vi quản trị lợi nhuận
Biến EM1 EM2 EM3 EM4 EM5 EM6
State
0.0866***
(2.83)
0.0788**
(2.16)
0.4661***
(9.84)
0.1225***
(3.56)
0.0284***
(3.36)
0.0091*
(1.89)
Distress
-0.1465***
(-24.74)
-0.2626***
(-25.63)
-0.1979***
(-18.01)
-0.0902***
(-13.99)
-0.0042*
(-1.77)
-0.0172***
(-10.59)
Size
-0.4379***
(-49.08)
-0.3235***
(-30.37)
-0.2489***
(-19.22)
-0.3890***
(-38.20)
-0.0096***
(-5.34)
-0.0113***
(-9.32)
Lev
0.3190***
(12.77)
0.6528***
(17.95)
0.5654***
(12.76)
0.4320***
(13.56)
0.0329***
(3.44)
0.0254***
(3.17)
Roa
0.9691***
(12.98)
0.7723***
(9.63)
0.9521***
(9.57)
0.7601***
(10.75)
0.7362***
(27.77)
0.0286**
(2.52)
Growth
0.0847***
(29.33)
0.07966***
(18.77)
0.1002***
(18.00)
0.1795***
(46.89)
0.0166***
(11.87)
0.0020***
(3.36)
Big4
0.1664***
(11.12)
0.1402***
(7.71)
0.0765***
(6.02)
0.1187***
(7.68)
0.0254***
(4.75)
0.0301***
(9.62)
Indep
0.5999***
(14.82)
0.2384**
(4.15)
0.2552***
(3.64)
0.2696***
(5.97)
0.0099 (1.01)
0.0431***
(7.92)
Hệ số chặn
11.8339***
(51.70)
8.9163***
(32.03)
6.8059***
(19.44)
10.6111***
(40.75)
0.2775***
(5.92)
0.3091***
(10.48)
AR(2) 0.820 0.173 0.202 0.382 0.103 0.124
Hansen 0.252 0.375 0.450 0.239 0.320 0.378
Trong đó, EM1 – EM6 lần lượt là các đại diện cho hành vi quản trị lợi nhuận theo cách đo lường được trình bày trong chương 3. State là tỷ lệ sở hữu nhà
nước của các doanh nghiệp; Distress là biến giả cho tình trạng kiệt quệ tài chính với thu nhập hoạt động nhỏ hơn chi phí lãi vay thì biến giả mang gia trị 01 và ngược lại bằng 0. Size là quy mô doanh nghiệp được tính bởi logarithm tự nhiên của tổng tài sản. Lev là đòn bẩy doanh nghiệp được tính bởi tỷ lệ nghĩa vụ nợ trên tổng tài sản. Roa là lợi nhuận của doanh nghiệp được tính bởi tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản. Growth là cơ hội tăng trưởng được tính bởi sự thay đổi trong doanh thu thuần ở năm t và năm t- 1. Big4 thể hiện chất lượng kiểm toán nếu công ty được kiểm toán bởi một trong các công ty kiểm toán Big4 thì mang giá trị 01 và ngược lại bằng 0. Indep thể hiện tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập trong cơ cấu hội đồng quản trị. AR(2) và Hansen lần lượt xem xét vấn đề tự tương quan và giá trị của biến công cụ được dùng trong phương pháp GMM. Ngoài ra, *, ** và
*** thể hiện mức ý nghĩa thống kê lần lượt 10%, 5% và 1%.
Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata Kiệt quệ tài chính cho thấy mối tương quan âm với hành vi quản trị lợi nhuận ở mức ý nghĩa thống kê 1% trong tất cả các trường hợp đại diện cho hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy rằng các nhà quản lý của các doanh nghiệp kiệt quệ tài chính sẽ hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận. Phát hiện này trái ngược với kỳ vọng ban đầu của luận văn và kết quả nghiên cứu trước đây củaCampa và Camacho – Minano (2015), nhưng lại phù hợp với các bằng chứng thực nghiệm của Jaggi và Lee (2002), Charitou và các cộng sự (2007), Etemadi và các cộng sự (2013), Agrawal và Chatterjee (2015). Có thể giải thích phát hiện này như là các nhà quản lý của các doanh nghiệp đối mặt với vấn đề kiệt quệ tài chính sẽ tương đối gặp nhiều khó khăn trong công tác quản trị lợi nhuận do phải chịu sự giám sát chặt chẽ từ các công ty kiểm toán (Agrawal và Chatterjee, 2015). Hơn thế nữa, khi công ty gặp vấn đề kiệt quệ tài chính, các nhà quản lý của các doanh nghiệp này sẽ có xu hướng ưa thích công bố tình hình tài chính thật của công ty để có thể thực hiện đàm phán lại hợp đồng tín dụng với các chủ nợ
(Agrawal và Chatterjee, 2015). Kết quả là các nhà quản lý của các doanh nghiệp này sẽ hạn chế việc quản trị lợi nhuận.
Quy mô doanh nghiệp cũng thể hiện mối tương quan tương tự với mối quan hệ giữa hành vi quản trị lợi nhuận và kiệt quệ tài chính, cụ thể mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và hành vi quản trị lợi nhuận là ngược chiều ở mức ý nghĩa thống kê 1% trong tất cả các phương trình hồi quy. Kết quả này cho thấy rằng các nhà quản lý của các doanh nghiệp có quy mô càng lớn sẽ càng hạn chế thực hiện việc quản trị lợi nhuận. Điều này tương tự với các kết quả thực nghiệm được tìm thấy bởi các nghiên cứu trước đây chẳng hạn như Heninger (2001), Dechow và
Dichev (2002), Choi và Lee (2002), Kim và các cộng sự (2003), Sun và Rath (2009), Lemma và các cộng sự (2013), Kuo và các cộng sự (2014). Có thể giải thích kết quả nghiên cứu này như là các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có hệ thống kiểm soát nội bộ tương đối phức tạp hơn so với các công ty có quy mô nhỏ, và các kiểm toán viên nội bộ cũng có thẩm quyền tương đối cao để giảm thiểu hành vi quản trị lợi nhuận của các nhà quản lý. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán có uy tín và có năng lực cao trong giới chuyên môn (chẳng hạn như các công ty kiểm toán Big 4 tại Việt Nam), cho nên có thể phát hiện và ngăn chặn được hành vi quản trị lợi nhuận của các nhà lý (Heninger, 2001; Lemma và các cộng sự, 2013). Cuối cùng, các công ty có quy mô lớn quan tâm nhiều đến danh tiếng của họ trên thị trường, và điều này khiến cho các nhà quản lý của các công ty này không điều chỉnh lợi nhuận (Kim và các cộng sự, 2003; Lemma và các cộng sự, 2013).
Đòn bẩy lại cho thấy tác động cùng chiều đến hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh gnhiejep ở mức ý nghĩa thống kê 1% trong tất cả các đại diện cho hành vi quản trị được trình bày trong chương 03. Điều này cho thấy rằng các nhà quản lý của các doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy càng cao (vay nợ càng nhiều) thì sẽ thực hiện các hành vi quản trị lợi nhuận càng nhiều. Kết quả này phù hợp với các phát
hiện của Bartov (1993), DeFond và Park (1994), Mohrman (1996), Becker và các cộng sự (1998), Sun và Rath (2009) và Lemma và các cộng sự (2013) khi xem xét tác động của đòn bẩy đến hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp. Qua đó có thể giải thích kết quả như là các doanh nghiệp có đòn bẩy càng cao sẽ phải gánh chịu chi phí lãi vay tương đối cao, do đó các nhà quản lý của các doanh nghiệp này sẽcó động cơ tham gia các hoạt động quản trị lợi nhuận để né tránh việc vi phạm hợp đồng với các chủ nợ khi không tạo ra đủ lợi nhuận, hoặc tình hình tài chính không được tốt (DeAngelo và các cộng sự, 1994; Becker và các cộng sự, 1998;
Sercu và các cộng sự, 2006).
Lợi nhuận của các doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ cùng chiều với hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp ở mức ý nghĩa thống kê 10% trong tất cả các trường hợp đại diện cho hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy rằng các nhà quản lý của các doanh nghiệp có lợi nhuận càng nhiều sẽ có động cơ tham gia vào các hoạt động quản trị lợi nhuận càng nhiều. Phát hiện này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của luận văn cũng như tương tự với các bằng chứng thực nghiệm được tìm thấy trước đó bởi Nasuhiyah và các cộng sự (1994), Trueman và Titman (1998), Hunt và các cộng sự (1997), Jaggi và Lee (2002), Koh (2007), Chen và các cộng sự (2010), Zamri và các cộng sự (2013), Hessayri và Saihi (2015). Nguyên nhân của việc quản trị lợi nhuận ở các doanh nghiệp có lợi nhuận càng cao xuất phát từ việc các nhà đầu tư kỳ vọng vào các doanh nghiệp có lợi nhuận sẽcó hiệu quả hoạt động tốt trong tương lai và để đáp lại sự kỳ vọng này các nhà quản lý của các doanh nghiệp này sẽ có động cơ tham gia vào các hoạt động quản trị lợi nhuận nhằm né tránh việc lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm (Hessayri và Saihi, 2015).
Cơ hội tăng trưởng cho thấy ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 1% trong tất cả các mô hình nghiên cứu tương ứng với từng đại diện của hành vi quản trị lợi nhuận. Kết quả này ngụ ý rằng
các nhà quản lý của các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng càng cao thì sẽ càng thực hiện các hành vi quản trị lợi nhuận. Điều này phù hợp với các phát hiện trước đây của Bartov (1993), Wild (1996), Nagar (2002), Roychowdhury (2006), Doukakis (2014), Kuo và các cộng sự (2014), Zhu và các cộng sự (2015). Có thể thấy rằng các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng càng cao sẽ được các nhà đầu tư bên ngoài cũng như các đối tượng khác kỳ vọng đạt được lợi nhuận càng cao. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng trong rủi ro chính trị (Monti – Belkaoui và các cộng sự, 1999), do đó các nhà quản lý của các doanh nghiệp khi này sẽ thực hiện các hành vi quản trị lợi nhuận nhằm giảm thiểu lợi nhuận để hạn chế rủi ro chính trị.
Hơn thế nữa, các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng càng cao sẽ càng có nhu cầu về vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư càng cao, do đó các nhà quản lý của các doanh nghiệp này có động cơ quản trị lợi nhuận nhằm “vẽ” bức tranh màu hồng đối với triển vọng tương lai của công ty với mục đích dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn bên ngoài hơn (Lemma và các cộng sự, 2013).
Chất lượng kiểm toán được đại diện bởi biến giả Big4 cho thấy mối tương quan dương với hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp ở mức ý nghĩa thống kê 5% ở tất cả các trường hợp. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán Big4 sẽ có động cơ tham gia vào các hoạt động quản trị lợi nhuận.
Cuối cùng, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập cho thấy tương quan dương với hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp ở mức ý nghĩa thống kê 5% trong hầu hết các trường hợp đại diện hành vi quản trị lợi nhuận (ngoại trừ trường hợp EM5). Kết quả này ngụ ý rằng các nhà quản lý ở các doanh nghiệp càng có số lượng thành viên HĐQT độc lập càng cao sẽ càng có khả năng thực hiện các hành vi quản trị lợi nhuận càng nhiều.Điều này trái ngược sự kỳ vọng ban đầu của luận văn cũng như các nghiên cứu trước đây như Wang và Campbell (2012) Trần Thị Mỹ Tú (2014) khi phân tích ảnh hưởng của thành viên HĐQT độc lập đến hành vi quản trị
lợi nhuận của các doanh nghiệp nhưng lại tương tự với các phát hiện củaWang và Yung (2011), Swastika (2013). Do đó có thể giải thích kết quả này bởi sự giám sát của HĐQT sẽ không hiệu quả khi có quá nhiều thành viên không tham gia vào công tác điều hành lại được giới thiệu vào HĐQT (Thành viên HĐQT độc lập). Do đó xảy ra vấn đề quản trị lợi nhuận được thực hiện bởi các nhà quản lý. Hơn thế nữa, có thể thấy rằng trong thực tế, một tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập cao không thật sự thúc đẩy tính độc lập và trách nhiệm của HĐQT nếu các viên chức/công chức nhà nước hoặc người có quan hệ mật thiết với các cổ đông kiểm soát của công ty được bổ nhiệm đảm nhận vị trí thành viên HĐQT độc lập. Cho nên hành vi quản trị lợi nhuận ở các doanh nghiệp này sẽ được các nhà quản lý thực hiện.