CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY
3.3. Phương pháp hồi quy
Để giải quyết câu hỏi nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp định lượng.
Theo đó, mẫu nghiên cứu của luận văn là dữ liệu dạng bảng, cho nên luận văn dự kiến sử dụng phương pháp hồi quy OLS để thực hiện hồi quy. Tuy nhiên, theo Liu và các cộng sự (2014) và Campa và Camacho – Minano (2015),tồn tại hiện tượng nội sinh trong mô hình nghiên cứu khi phân tích hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp. Chẳng hạn như ngoài tác động của các yếu tố đến hành vi quản trị lợi nhuận thì hành vi quản trị lợi nhuận cũng có thể các tác động đáng kể đến các yếu tố được đưa vào mô hình nghiên cứu. Cho nên sẽ xảy ra vấn đề nhân quả ngược trong mô hình nghiên cứu, nói cách khác, mô hình nghiên cứu gặp phải hiện tượng nội sinh.
Ở các nghiên cứu này, các tác giả đề nghị sử dụng phương pháp ước lượng GMM hệ thống để khắc phục vấn đề nội sinh này. Do đó luận văn sử dụng phương pháp hồi quy GMM hệ thống để ước lượngphương trình nghiên cứu. Đồng thời để tăng tĩnh vững chắc cho việc sử dụng phương pháp hồi quy GMM, luận văn thực hiện kiểm định tự tương quan và phương sai thay đổi bằng câu lệnh xtserial và xttset3 trong Stata do để khắc phục hiện tượng nội sinh thì các nhà nghiên cứu trước đây đã đề nghị cả phương pháp GMM và hồi quy hai bước 2SLS đều có thể khắc phục được. Do đó trong trường hợp tồn tại hiện tượng tự tương quan và/hoặc phương sai thay đổi thì phương pháp hồi quy GMM sẽ phù hơp hơn và ngược lại phương pháp hồi quy hai bước (2SLS) sẽ phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, để minh chứng cho kết quả ước lượng có được từ phương pháp hồi quy GMM này là đáng tin cậy và có thể dùng để phân tích, thảo luận cũng như đưa ra các gợi ý chính sách cho các nhà quản trị cũng như các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam thì hai kiểm định AR(2) và Hansen cần được thỏa. Nói cách khác, khi không thể bác bỏ giả thuyết H0 của hai kiểm định thì kết quả có được bằng cách ước lượng là hiệu quả, không bị chệch và do đó có thể sử dụng để phân tích. Cụ thể, kiểm định AR(2) có giả thuyết H0 là không có tự tương quan bậc hai và
kiểm định Hansen có giả thuyết H0 là các biến công cụ không có quan hệ với phần dư của mô hình nghiên cứu. Cho nên, khi p-value của hai kiểm định này đều lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10%, luận văn có thể kết luận rằng kết quả thu được từ việc ước lượng bởi phương pháp hồi quy GMM là đáng tin cậy và có thể dùng để phân tích.
3.3 Dữ liệu nghiên cứu
Từ các mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu được đề cập trong chương 01, luận văn tiến hành thu thậpmẫu dữ liệu bao gồm các doanh nghiệp được niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán lớn ở Việt Nam là Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM(HSX) và sàn giao dịch chứng khoán Tp.Hà Nội(HNX). Trong đó số liệu của các công ty có trong mẫu nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và được tổng hợp bởi StoxPlus.com và Vietstock.com. Đồng thời, luận văn phân tích giai đoạn nghiên cứu từ 2007 – 2017. Bên cạnh đó, luận văn thực hiện lựa chọn theo quy trình lựa chọn sau để thu được mẫu nghiên cứu cuối cùng khi phân tích ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp:
Luận văn tiến hành loại bỏ các công ty đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán. Mẫu nghiên cứu của luận văn chỉ bao gồm các công ty phi tài chính.
Luận văn tiến hành loại bỏ các công ty không có công bố đầy đủ các BCTC trong liên tục12 năm (từ năm 2007 đến năm 2017). Điều này dựa trên giả định sự không công bố này sẽ có thể tác động đến kết quảhồi quy của luận văn và có thể thấy rằng các công ty không có công bố đầy đủ các BCTC liên tục là những doanh nghiệp mới thành lập, mới cổ phần hóa hay không thỏa giả định hoạt động liên tục nên BCTC của các công ty này có khuynh hướng khác biệt, khó phân tích và đánh giá được rõ ràng.
Do đó, sau tất cả các bước loại bỏ,luận văn có được một dữ liệu không cân bằng (unbalance data) với536 doanh nghiệp niêm yết phi tài chínhhoạt động kinh doanh ở các ngành khác nhau trong giai đoạn từ 2007 đến 2017. Chi tiết ngành nghề kinh doanh của các công ty trong mẫu nghiên cứu được trình bày trong hình 3.1.
Hình 0.1. Số lượng công ty phân theo ngành nghề công ty Nguồn: FiinPro (2018).